– Thức ăn:Nên cho ăn ít lúc ban đầu, dần dần tăng số lượng thức ăn lên, không nên cho ăn nhiều, ăn no ngay từ khi còn bé.Ngoài ra bạn cũng nên cho thêm hoa quả vào vì chào mào là loại rất thích ăn hoa quả như táo, lê, dưa hấu, đu đủ…
Chào mào là một loài chim được những người trong giới nuôi chim đánh giá rất cao. Tuy nhiên, nên nuôi chào mào trống hay chào mào mái và chăm sóc từng loại như thế nào thì không phải là điều ai cũng nắm được. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn và nuôichim chào mào trống.
Chim chào mào thường làm tổ trên những cành cây cao, chim bố mẹ dùng rơm rạ, rác, lá, cành cây nhỏ để bện lên những chiếc tổ xinh đẹp. Mùa sinh sản của chào mào vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 trong năm. Chim chào mào mái sẽ đẻ 1 đến 4 trứng vào tổ rồi ấm nở ra những chú chim con nhỏ xinh. Chim chào mào trong thời kì còn nhỏ này, chúng ta hoàn toàn có thể chọn được những con chào mào trống như ý muốn. Muốn chọn được con chim non đực như ý muốn, bạn nên để ý những đặc điểm sau:
– Chim chào mào đực thường có tướng to, đòn dài, đầu to, sải cánh dài hơn so với con cái. Các ngón chân của chim chào mào cái thường thon, gọn, nhỏ nhắn và mảnh mai hơn so với chào mào đực.
– Khi chim chào mào qua thời kỳ má trắng, bắt đầu trưởng thành thì các tách đỏ của con đực sẽ dài, và dày hơn so với chim cái. Chiếc mũ chào mào đực nhìn to hơn, cao và nhọn hơn.
Trên đây là cách phân biệt chim chào mào trống mái một cách chính xác nhận. Tuy nhiên, để có được một con chào mào đẹp và hót hay không chỉ phụ thuộc vào con trống hay mái mà còn phụ thuộc vào cách nuôi nữa. Để nuôi tốt chào mào, các bạn nên để ý những điều sau:
–Lồng:Bạn nên mua loại lồng cao,to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp.Không nên nuôi lồng quá bé nếu không chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết.
– Thức ăn:Nên cho ăn ít lúc ban đầu, dần dần tăng số lượng thức ăn lên, không nên cho ăn nhiều, ăn no ngay từ khi còn bé.Ngoài ra bạn cũng nên cho thêm hoa quả vào vì chào mào là loại rất thích ăn hoa quả như táo, lê, dưa hấu, đu đủ…
– Vệ sinh: Vệ sinh lồng hàng ngày, nước thay hàng ngày. Vào mùa hè ngày nào cũng cho chim tắm, mùa đông thì 2, 3 ngày tắm một lần.
Nếu chế độ chăm sóc tốt, lồng nuôi rộng, chim chạy nhảy thoải mái,chào mào hótsẽ rất hay mà người nuôi hầu như không phải dạy dỗ gì nhiều. Thỉnh thoảng bạn cũng nên cho chim chào mào được gặp và tiếp xúc với những con chào mào khác để chung trao đổi và giao tiếp cải thiện tiếng hót.