Khu bảo tồn thiên nhiên DaKrong (Quảng Trị) vừa được đoàn chuyên gia của bảo tàng lịch sử tự nhiên Stockholm (Thụy Điển) và Viện sinh thái Tài nguyên Sinh vật (Hà Nội) phát hiện thêm 30 loài chim mới, nâng số chim bảo tồn lên 200 loài, trong đó có nhiều chim khướu , đặc biệt là khướu mun.
Khướu(Timaliidae) họ chim, thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) gồm các loài chim rất đa dạng, có cở trung bình, một số loài khướu cỡ nhỏ. Bộ lông khướu mền, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay.
Phần lớn khướu sống thành đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dưới tán rừng, chủ yếu sống định cư.
Tổ hình chén hoặc tồ có mái che. Phần lớn các loài khướu, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau.
Trên thế giới có254 loài khướu. Việt Nam có95loài, được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam,Phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam(như quảng Bình, quảng trị), nam Trung bộ và đặc biệt ở Lâm Đồng. Khướu mun (tên khoahọc là Garrulax chinensis lugens) được nuôi làm cảnh từ những năm 1994-1995 nhưng là vì chim rừng, nên khó nuôi. Chim khướu được chọn đá nhau là chim khướu bạc má( có tên khoa học là Garrulax chinensis), khác với khướu đầu trắng (Garrulax lexcholophus).
Ở vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh), A Lưới núi Bạch Mã ( Thừa Thiên-Huế) có loài khướu gọi là khướu mỏ dài, tên khoa học là Jabouilleia danjoui, đây là loài chim đặc hữu quý của Việt Nam vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ. Chim khướu này khi trưởng thành có mỏ dài, không cong, đuôi ngắn, bộ lông nâu hung vàng. Cằm, họng và giữa bụng trắng nhạt, sống định cư ở rừng độ cao 1000m.
Ngoài ra, còn có 2 loài chim khướu có giá trị nữa trong 95 loài khướu ở Việt Nam là khướu mỏ dẹt đuôi ngắn và khướu xám.
Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn |
Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn: Tên khoa học là Paradoxomus davidianus tonkinensis, cũng là họ Timaliidae, bộ sẻ Passeriformes. Chim này có đầu hung nâu tươi, đuôi nâu thẫm, cánh viền màu hung tươi, mắt hung nâu, chân xám hồng. Chúng sống ở các bụi tre nứa trên các vùng đồi có độ cao 600-1000m, có rất nhiều ở Bắc Cạn.
Khướu mỏ dẹt đầu xám |
Khướu xám: Tên khoa học là Garrulax maesi, đây là loài chim khi trưởng thành, phần lông trước mắt dưới mắt, má và cằm cùng dãy lông mày có màu đen nhạt. Hai bên đầu có vệt trắng rộng chạy từ phía sau mắt đến cổ; tai xám nhạt; bụng và ngực phớt nâu. Mắt nâu hoặc đỏ. Chân xám đen.
Khước xám sống ở rừng rậm thường xanh nguyên sinh, thứ sinh và rừng khai thác. Người ta gặp chúng ở khu vực Lài Cao, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… ở độ cao 1600m. Đây là loại chim hiếm, quý.