Kỹ thuật chăn nuôi le le – Nuôi le le sinh sản

Kỹ thuật chăn nuôi le lethương phẩm không khó, chỉ cần nuôi trong chuồng rộng và cho ăn đầy đủ là được. Ngược lại nếu muốn nuôi le le sinh sản thì không dễ dàng, cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của loài chim này.

Kỹ thuật chăn nuôi le le

Ở môi trường tự nhiên, le le thường đẻ vào mùa mưa, khoảng tháng 7 – 8, mỗi con đẻ từ 10 – 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn trên khắp các cánh đồng. Để bắt chúng ta tìm cách bao vây hoặc dùng lưới. Nhiều người lấy trứng le le đem về cho gà tre ấp.
Thức ăn của chúng là lúa, rong rêu và lục bình. Xây chuồng le le hãy đặt giữa hồ nước, xung quanh trồng nhiều cỏ dại như sậy, lục bình, năng, lát để tạo môi trường hoang dã cho chim trú ẩn vànuôi le le sinh sảnđẻ trứng. Lưu ý tránh chuột, mèo phá hoại, ta phải bao quanh chuồng một lớp hàng rào lưới dầy.
ky-thuat-chan-nuoi-le-le
Kỹ thuật chăn nuôi le le
Để nuôi le le sinh sản, khi chim lớn ta lựa từng con trống, mái để nhốt riêng. Muốn cho le le đẻ và ấp trứng, phải có không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, nguồn nước sạch. Chim tự làm tổ nhưng tốt nhất là dùng rơm rạ, cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ cho chúng sinh sản. Le le ấp trứng cũng như gà vịt. Sau khi nở, chim con được bố mẹ chăm sóc và dẫn đi ăn. Le le đẻ và ấp nở càng nhiều thì lợi nhuận càng cao, vì không phải tốn chi phí mua con giống.
Lưu ý khichăn nuôi le le sinh sảnkhông được sờ tay vào trứng hoặc dời tổ vì khi chúng phát hiện có hơi người là bỏ tổ.
nuoi-le-le-sinh-san
Nuôi le le sinh sản
Le le là loài vật bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt nhu cầu thị trường rất lớn, trong khi đó loài vật này không có nhiều và ngày trở nên quý hiếm. Để phát triển mô hình nuôi le le cần nắm vữngkỹ thuật chăn nuôi le lecũng như biện pháp phòng và tránh bệnh tật cho chim.