Nếu con sáo của bạn còn nhỏ thì bạn hãy chăm sóc cẩn thận cho đến khi trưởng thành ( lông vũ mọc đầy đủ và có mào trên đầu). Lúc này bạn hãy chộn một ít ớt bột hoặc ớt tươi rã nhỏ vào thức ăn rồi cho sáo ăn ngày 2 lần. Nhớ là ban đầu cho ít một sau tăng dần cho đến khi sáo lột lưỡi xong.
Bây giờ đến giai đoạn tập nói: Bạn nên đưa sáo vào khu vực yên tĩnh ( tốt nhất là góc vườn), dùng một miếng vải đen che lồng lại, hằng ngày đến bữa cho sáo ăn thì tháo tấm vải ra và tập nói cho sáo khoảng 30 phút rồi mới cho ăn. Khi sáo ăn xong thì lại dùng miếng vải che lại. Lần cho ăn sau lại làm lại các thao tác như vậy ( nhớ chỉ tập cho sáo nói từng câu ngắn một, nói được câu này rồi mới tập câu khác) như: xin chào cậu chủ, nhà có khách, em đói rồi,….
Chúc bạn sẽ nuôi được cho mình một chú sáo như ý!
Lột Lưỡi
Lột lưỡi chim sáo là bóc bỏ lớp sừng cứng đệm phía dưới lưỡi của con chim ra. Lột ra vậy để lưỡi chim mềm hơn – dễ bắt chước phát âm hơn.
Khi bạch mỏ con chim ra bạn sẽ thấy phần mặt trên lưỡi rất bình thường, đầu lưỡi có dôi ra một mẩu sừng nhọn, trong – như móng tay vậy. Lớp sừng cứng nằm phía mặt dưới lưỡi của con chim, bạn sẽ lột bỏ nó đi.
Cách lột lưỡi: Phải có 2 người. 1 người giữ chim rùi banh mỏ nó ra.
1 người lấy dấm, hoặc nước cốt chanh tươi bôi vào đầu lưỡi. 1l lát là chóp lưỡi mềm ra. Lấy móng tay khều nhẹ, thạtt nhẹ là ra liền. Có 1 chút ở đầu lưỡi thôi đấy nhé. Làm mạnh là chết chim liền.
Học nói thì phải kiên trì. Ngày nào cũng vậy vào 1 giờ nhất định chỉ cho học 1 câu ngắn: chào bác… sẽ nhanh có kết quả thôi.
Bóc lưỡi (cạy bỏ cái chỗ da dưới lưỡi) có thể giúp chim nói dễ hơn, rõ hơn, mặc dù không cần làm thế chim vẫn biết nói. Nếu làm bạn nên làm thận trọng vì chim sáo là giống nhớ dai, nó thấy bạn “làm ác” với nó một lần dễ sẽ sợ tới già và không nghe lời bạn nữa.
trong thiên nhiên có nhiều loại sáo như sáo nghệ, sáo đá, sáo Trung Quốc, sáo trâu, sáo sậu…nhưng trong số đó chỉ có sáo trâu và sáo sậu mới có khả năng biết nói thôi. Sáo trâu có bộ lông đen tuyền và có chóp lông trên đầu, còn sáo sậu có bộ lông màu nâu.
Diễn Đàn Chim Cảnh Việt Nam