Cách chọn lựa chim bổi

Phân biệt chim gáy đực, cái
Tạo hóa đã sinh ra loài vật, nếu không phải loài lưỡng tính thì phải có giống trống mái rõ ràng, dù có “cố giấu” hay ” khó nhận biết” đi chăng nữa, thì nó vẩn có điểm khác biệt để cho ta thấy và biết, đa số loài vật con trống lúc nào cũng đẹp hơn con mái, (loài người thì ngược lại, phải không các bác). Quay về con chim gáy, nói thiệt về hình thể thì đây là loại khó phân biệt nhất.
*** Phân biệt trống – mái khi còn ở rừng.
– Muốn chắc ăn… các bác nên theo dõi những con chim gáy hay mà các bác đã “kết” từ rừng, nhớ phải chăm chú thật kỹ để khỏi phải bé cái nhầm thì ôn hận biết chừng nào, sau đây là những kinh nghiệm của tôi viết ra để các anh em cùng tham khảo và góp ý.
Những con trống, khi chung cội, thì lúc nào tiếng nó cũng cố gắng gáy đấu tiếng thật to để lấn át đối phương.
– Con mái thì ngược lại tiếng gáy đấu có vẽ nhường nhịn hơn nên có phần nhỏ hơn hoặt có khi không gáy gù chi cả mà chỉ chuyền từ cao xuống và nhảy, có con đấu ào ào, có con chỉ đấu sơ sơ, còn nhiều con im lăng luôn… nhưng điểm mà ta dễ nhận biết nhất là khi lên nhánh thế thì hầu như chim mái không gù đấu, hoặt gù một hay hai lèo rồi nằm luôn ở nhánh thế rỉa lông, các bác nhớ nhe“nằm trên nhánh thế rỉa lông”còn con mồi thì chuyển qua nước xa cầu mấy cánh… hứng lên thì tu tu vài tiếng rồi bài cũ tiếp diễn…. thì chắc chắn 100% là nàng.
+ Nhưng lầm hàng nhất vẫn là về đấu chung cây cả đôi, nếu cây treo lục thưa thì còn dễ nhận biết, còn nếu cây to, rậm thì rất dễ bị lầm hàng, đã vậy thông thường loại này đấu dai như đỉa, nên làm cho người gác mệt mỏi và dễ lơ là…. rồi em mái nhảy vào mà cứ ngỡ rằng “trúng quả” nhưng ai có ngờ….
+ Nếu để ý tí các bác cũng khám phá ra, thông thường trước khi con trống nhảy vào lụp thì ít nhất nó cũng gù đấu được vài sạc… chứ tự nhiên nghe đấu khang khang rồi sập lồng “phạch” chỉ có con mồi gù, chạy tới thấy một em bay ra thì các bác nên xét lại em nào đã dính bẫy, các bác nên chịu khó chiều hay chuyến tới xách mồi trở lại nơi ấy kiểm tra cho chắc ăn…. Có nhiều bác gặp nhiều con bổi hay, bắt nhầm con mái rồi về kể với bạn “cu”, có nhiều người có nhiều kinh nghiệm nghe kể tình huống, và biết được địa điểm rồi sẽ quay lại “hốt” em trống thì tiếc lắm.
*** Quan sát để đánh giá cu gáy Trống – Mái.
Theo kinh nghiệm truyền lại thì khi còn nằm ổ nên chọn con nào thon người đầu hình quả vải, con nào đầu tròn thì đó là con cái.
Đối với chim trưởng thành thì có khó hơn bởi cả chim cái và đực đều gáy giống nhau có chăng thì chim cái gáy bé hơn một chút, song cũng có nhiếu trường hợp người chơi gặp những con chim cái rất nổi, gáy gọi, gáy trận, thậm chí gù như chim đực luôn thậm chí còn hay nữa, nhưng số lượng rất ít. Trở lại vấn đề chính, nếu muốn chọn một con gáy đực lúc trưởng thành bạn nên làm theo phương pháp sau.
+ Về ngoại hình bạn nên chọn con nào trông thon nguời, khi đứng trên cầu lưng phải hơi gù, mỏ gồ ngắn một chút. Diều to không quá trễ, cổ dài một chút. Hai cái xương ỏ hậu môn phải khít không quá rộng, nếu rộng thì là chim cái bởi còn đẻ mà. Đầu phải vuông không được quá tròn. Chân phải đậm không quá nhỏ. Khi gáy tiếng phải trong không có nhiều kim cho dù chim có giọng còi đanh hay còi pha.
+ Lông cánh con đực có dài quá thân, cộng thêm đuôi con đực bao giờ cũng dài hơn em mái, nếu là chim già quan trọng nhất là bạn đặt ngón tay vào ghim con nào ghim bé là đực còn em mái ghim đặt được gần ngón tay trỏ bạn nhé, nhưng cách xem ghim chỉ đúng với loại chim đã qua hai ba mùa sinh sản, còn đối với chim tơ mới lớn con mái chưa đẻ thì rờ ghim đích vô tác dụng không tài nào ta phân biệt được đâu là con trống, đâu là con mái.
+ Thêm một cách phân biệt trống mái nữa là nhổ cọng lông đuôi xem xét kỹ phần chân lông nếu có màu đen, đục là con trống còn màu trắng, nhạt là con mái.(chắc ăn nhổ luôn cọng lông cánh).
– Đối với chim con ta không phân biệt được bằng cách ấy nhưng con chim trống thường đứng với tư thế cao đầu hơn , hiên ngang hơn con mái và một điểm nữa con chim trống là con chim lớn. Ta chỉ cần biết bắt con lớn về nuôi là được.
*** Còn những mồi là chim mái thì sao?
Nếu mà mồi mái thì nó có những biểu hiện rất dễ nhận biết, nó rất sát bối, khi bổi về chung cội, đấu rất sơ sài, có khi nín luôn, rồi lâu lâu thúc vài tiếng rồi im lặng, nhưng hầu như những con bổi chết vì sự im lặng này… nếu các bác để ý tý thì lúc chim bổi đấu trong cây, nếu con mồi mái sung thì nó sẽ nằm xuống cầu và hai cánh nhịp nhịp, lâu lâu thúc một tiếng nhỏ để gợi tình… như vậy anh bổi nào lại không té, còn nếu con mồi mái không sung thì chị ta sẽ xoi lồng về hướng con bổi… làm cho chủ nhân cứ ngỡ chim mình hăng hay nóng chim quá nên xoi, chứ đâu có ngờ “mồi” ấy là mái, nhiều người có tính nóng còn chủi rủa con mồi om sòm… thiệt là không nên nết tý nào.
*** Nói tóm lại, nếu khả nghi chim mồi của mình là mái thì tôi có một mẹo nhỏ để xác định… Các bác nên tìm một cái lồng to và rộng, thả con mồi vào lồng rộng ấy chừng vài tiếng đồng hồ cho quen, rồi dùng một con bổi mới bắt ngoài rừng về (nhớ là bổi mới bắt hôm qua rồi xách nó cùng mồi bẫy cả ngày nên sáng hôm nay còn mệt và nhừ, lúc này dùng cho việc thử mồi trống hay mái là sướng nhất ). Thả con bổi vào lồng với mồi nếu con mồi đá con bổi vài tua rồi có cử chỉ âu yếm, tệ hơn nữa là nằm xuống chổng đít lên… chắc chắn là con mái. Còn nếu mồi là con trống thì nó sẽ gù chừng một hay hai lèo rồi trèo lên mình con chim bổi ngay….thì đó chắc chắn 100% là trống…. Nhiều người thấy nhiều con mồi có mã mái mà không dùng cách này để thử, mà dùng cách mổ thịt ra xem, kết quả giết chết oan uổng một con mồi. Đôi khi còn làm mất lòng anh em trong hội bởi một lời phán “mồi của chú mày là chim mái. Nếu không phải mất cái gì tui cũng chịu”.

Chim bổi thế nào là đẹp.
Nói về thú chơi chim gáy, ai cũng mong muốn cho mình có một con mồi hay “trên cả tuyệt vời” để chu du khắp chốn núi rừng, cho thỏa lòng “nghiện ngập”, rồi bỗng một ngày đẹp trời xách con mồi “vừa đủ sài” vào chốn thâm sơn gặp ngay “anh hùng một cõi” giọng thổ đồng, tiếng gáy to như “loa làng” tiếng gù êm như suối chảy, tiếng thúc nhanh như “gõ cây” “mắc me” ” gù đấu, gù chồng…. nói chung không thể chê vào đâu được… nên chủ nhân của con mồi “cà tàng” với tài mọn “kém cỏi” thầm khấn vái “thần núi” nồi chè xui cho nó trượt chân vào cái cầu sáng sáng, cong cong ! … có lẽ “thần núi” bận đi canh lâm tặc nên không nghe lời khấn vái …. tối về chủ nhân than thở, nhớ về em không sao mà chợp mắt được, mong sao cho trời mau sáng để hy vọng gỡ ván “bài cào” này, rồi một ngày, hai ngày, ba ngày … Với trăm phương nghìn kế, một ngày nào đó em nó nhập khẩu nhà ta. Đó là một trong những tình huống mà anh em chơi chim gáy nói riêng và các anh em chim gáy trong ABV nói chung, ít nhất một lần gặp phải. Phục được nó đã khó nhưng nuôi nó ra một con mồi hoàn mỹ theo ý nguyện càng khó hơn. Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại dở chứng “chịu đời không thấu”, tại sao vậy? Câu trả lời đơn giản làkhông phải tướng mồi, bởi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào!.
Tôi may mắn được các tiền bối, bạn bè chỉ “nghề” và một chút đỉnh kinh nghiệm bản thân, hôm nay viết cách chọn lựa chim gáy bổi, hi vọng giúp các bạn mới chơi nâng cao tay nghề hơn trong việc chọn chim gáy.