Cafenong xin mạo muội mở topic này nhằm chia sẽ những hiểu biết ít ỏi của mình, và hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn những kiến thức trong niềm đam mê Cu gáy từ ae mọi miền. Với mong muốn: đây sẽ là nơi những người giàu kinh nghiệm đóng góp để ae mới tập chơi, hay ít có cơ hội thực tiễn có thể dễ dàng hơn trong việc cảm nhận thú chơi Cu gáy. Ngoài ra cũng rất mong ae mọi miền cùng tham gia cắt nghĩa các “thuật ngữ” của mổi vùng miền, đặc biệt là địa phương mình để mọi người trao đổi và hiểu thêm.
Theo Cafe thì có rất nhiều cách gọi khác nhau ở mổi vùng miền. Và mổi cách gọi có cái hay, cái độc đáo riêng. Hơn nữa cách gọi riêng còn gắng liền với tập quán hay văn hóa của từng địa phương. Chính vậy, sự phong phú về “thuật ngữ” sẽ thêm phần thi vị cho thú chơi này. Chúng ta không cần phải tìm ra và thống nhất một cách gọi chung cho mọi người, mọi miền. Đơn giản, không thể yêu cầu người miền Bắc “dạ” thay “vâng”, hoặc ép ae miền Nam “vâng” khỏi “dạ”.
Cafe mong muốn xây dựng topic này chậm rãi, thứ tự theo các phần chính:
— Tổng quang: giới thiệu tổng quang.
— Hình thể: Giải thích các thuật ngữ về hình thể.
— Phụ kiện: Cách gọi và chức năng các phụ kiện.
— Âm giọng: Phân tích về âm giọng.
— Nước chơi: Giải thích các thuật ngữ về bài bản, cách chơi của một chú Cu gáy.
— Khác: Những thuật ngữ trong quá trình nuôi, những thuật ngữ trong thú mồi
— vv và vv…
Rất mong sự ủng hộ của các ae.
I/ TỔNG QUAN.
Tên gọi: Cu gáy, Cu cườm, Cu đất.
Tên Latin: Streptopelia Chinensis Tigrina.
Họ: Bồ câu Columbidae.
Bộ: Bồ câu Columbifornes.
Chim trưởng thành:
Đầu, gáy và mặt bụng nâu nhạt hơi tím hồng, đỉnh và hai bên đầu phớt xám, cằm và họng có khi trắng nhạt, đùi, bụng và dưới đuôi màu hơi nhạt hơn. Lông hai bên phần dưới cổ và lưng trên đen có điểm tròn trắng ở mút tạo thành một nửa vòng hở về phía trước cổ. Mặt lưng nâu, các lông có viền hung nhạt rất hẹp.
Lông bao cánh nhỏ và nhỡ phía trong nâu nhạt với thân lông đen nhạt, các lông phía ngoài xám tro. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp ởmút và mép ngoài. Lông đuôi giữa nâu thẫm, các lông hai bên chuyển dần thành đen với phần mút lông trắng.
Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong. Mép mí mắt đỏ. Mỏ đen. Chân đỏ xám.
Kích thước:
Đực: cánh: 140 – 166, đuôi: 140 – 170; giò: 25 – 30; mỏ: 12 – 20mm. Cái: cánh: 140 – 160; đuôi: 135 – 170; giò: 21 – 31; mỏ 14 – 21mm..
Phân bố:
Cu gáy phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Xumatra.
Việt Nam: loài này có ở khắp các vùng, không cách xa những chỗ có trồng trọt.
II/ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ.
1, Đầu (kiểu đầu, mắt, mỏ và chỉ dàm).
—KIỂU ĐẦU.
Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đ ầu tròn.
Đầu xà: Đ ỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh.
Ðề: Từ điển Cu Gáy
—MỎ.
Mỏ đinh: Mỏ thẳng, nhỏ và dài.
Mỏ quắp (mỏ quặp):Phần trấu của mỏ trên dài hơn bình thường và quắp xuống.
—CHỈ DÀM.
Chỉ dàm (chỉ mỏ, chỉ mắt): Tùy mổi vùng miền mà cách gọi khác nhau. Chỉ dàm là một dãy lông có màu đậm (đen) kéo dài từ mép mỏ (hoặc trên mép) đến khoé mắt.
Có thể rất mờ…
Hoặc rất đậm.
2, Phao, đuôi.
—PHAO:Chỏm lông màu sáng nằm ở phía dưới bụng, kéo từ trên ghim xuống giáp đuôi.
Phao có màu sắc khác nhau, thông thường được chia làm bốn màu sau: xám, hồng, phèn (hơi vàng) và trắng.
Ví dụ: Phao xám:
—ĐUÔI.
Đuôi vót:Lông đuôi xếp lại gọn gàng, phần chóp đuôi gom nhỏ.
Đuôi thường thí phần chóp đuôi không vót mà hơi xoè ra:
II/CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ (TT).
…
3, Cổ – Cườm.
—CỔ.
Cổ lãi (cổ thắt…): Cổ nhỏ, dẹp, tóp lại ở phần giữa trong giống như cổ rắn…
Cổ rô: Cổ lớn, no tròn, phần chân phình to (trông giống cổ cá rô???).
Đuôi rùa: Phần lông trên đỉnh đầu tạo thành một chóp nhọn (hình chóp ngược), kéo dài và lấn sâu xuống khổ cườm (hình dáng có lẽ trông giống đuôi của rùa nên có tên gọi như vậy!?).
—CƯỜM.
Cườm là điểm nhấn về vẻ đẹp của một chú gáy. Là một tiêu chí được người chơi quang tâm đặc biệt khi đánh giá một chú gáy qua hình thể. Cườm được tạo ra từ một mảng lông đặc biệt. Lông cườm có màu đen phần gốc cho đến gần ngọn. Phần ngọn chẻ đôi và hai đỉnh có màu trắng. (Có lẻ trông giống hạt cườm!??).
Lông cườm:
Khổ cườm (bảng cườm…): Là phần diện tích được bao phủ bởi lông cườm, khổ cườm có hình dạng na ná hình thang…
KIỂU:
Cườm cao: Khổ cườm kéo cao lên phía gáy (ót).
SaLệHà
Cườm sa: Phần dáy của khổ cườm rộng, hai góc đáy tràng vai và sa xuống ức.
Kiwi_iwik
Cườm đơn (cườm chiếc, một dây…): Các hạt cườm xếp thành từng hàng một rõ ràng.
Cườm đôi (hai dây…): Các hạt cườm xếp ngay ngắn theo từng cặp hai hàng.
Cườm loạn: Trật tự các hàng cườm lộn xộn, không theo hàng lối nhất định…
Liên hoàng (hoành?): Khổ cườm rộng, giáp với nhau cuống quanh hết cổ.
KÍCH CỠ:
Cườm sạn (cườm nổ, cườm lớn…): Hạt cườm (chấm trắng) lớn…
Cườm tấm (cườm vừng, cườm mịn, cườm nhuyễn, cườm nhỏ…): Hạt cườm nhỏ. Lưu ý cườm nát do lông cườm bị tưa thì không thể xem là cườm nhỏ.
nguyenmanhdungb
HÌNH DÁNG:
Cườm vuông: Hạt cườm vuông vức.
Cườm tròn: Hạt cườm có hình dáng hơi tròn hay ovan…
MÀU SẮC:
Cườm lửa (cườm vàng): Hạt cườm thay vì trắng thì có màu nâu vàng, sắc lửa…
Cườm rựng: Cườm đóng ở chân khổ cườm, có màu hồng sẫm.
Nhất HUỲNH KIÊNG, nhì liên giáp, tam quá khóe, tứ chân khô, ngủ LIÊN HOÀNG (hoành), lục CƯỜM RỰNG. —>Bộ cườm được đánh giá cao như thế nào trong thú chơi cu gáy.
II/ CÁC BỘ PHẬN CƠ TRÊN CƠ THỂ.
1, Đầu.
2, Đuôi.
3, Cổ – Cườm.
4, Quy.
Lông quy (Lông chằm…): Mảng lông xếp thành từng lớp từ nhỏ đến lớn, bao phủ ngoài cánh.
Chấm bí (Điểm quy…):Là những chấm nhỏ màu sậm hơn thân lông quy, hình mủi mát. Mổi chú cu gáy có thể có chấm bí đậm – nhạt khác nhau.
Một điểm d0ộc đáo dễ phân biệt cu gáy phương Bắc (kể cả nam Trung quốc) với cu gáy phía Nam (cả Malaysia…) là: Phương Bắc có bộ quy không chấm bí hoặc chấm bí rất nhạc.
Quy tròn (Quy bầu…): Lông quy trông mập mạp, chóp ngọn no tròn. Quy bầu thường đi với điểm bí: Tức là chấm bí lớn và màu sắc đậm (Giống hạt bí ????????????).
Kiwi-iwiK
Quy liễu: lông quy có hình dáng thon dài, phần ngọn có chóp nhỏ hơn quy bầu. Quy liễu thường đi với chấm kim: Tức là chấm bí nhỏ, màu nhạt.
Quy chẻ: Phần ngọn lông quy chẻ đều làm đôi. Một chú cu gáy có thể rất nhiều quy chẻ, thông thường thì không có hay rất ít. Hãy nhìn kỹ lại chú chim của bác Kiwi-iwiK. Quy chẻ đấy.
5, Ức
Ức bầu: Ngực chim no tròn, oai vệ…
Ức sa (Ức xệ): Ức to tròn và xệ thấp.
Ức chẻ (Ức đôi): Mảng lông phủ ức chẻ đều, tạo ra một khe lõm giữa lồng ngực…
5, Chân.
To – nhỏ: Dựa trên kích thước của cặp cán.
Cao – thấp: Chiều cao từ đầu gối xuống đến bàn chân (chậu). Chân cao-thấp chưa hẳn là tướng chim cao – thấp, vì tướng chim cao hay thấp còn dựa vào trong tâm khi chim đứng tự nhiên.
Ngón chúa: ngón dài chính giữa. Ngón nội: ngón bên trong. Ngón ngoại: ngón bên ngoài. Ngón thới: ngón nhỏ nằm ở phía sau. Tương tự có móng chúa, móng thới…
Vảy nhặt – thưa: Số lượng vảy, mức độ dày khít hay thưa thớt, mà vảy đóng trên cán hay trên ngón.
Giao long (vảy rồng): Vảy đóng trên cán theo hai hàng, không bị đứt đoạn.
Và rất nhiều những đặc điểm lạ khác…
III/ LỒNG VÀ PHỤ KIỆN.
1, lồng và phụ kiện nuôi cu gáy.
a, Lồng
Lồng nuôi cu gáy có khá nhiều loại với các kiểu dáng khác nhau, làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau (Mây tre, gỗ, kim loại, sừng…).
Các kiểu lồng phổ biến:
—Lồng chuông: Lồng có dáng là hình trụ tròn, song thẳng, trông giống hình cái chuông… Đây là loại lồng nuôi phổ biến nhất.
—Lồng quả đào: Có hình dáng như quả đào. Chính xác phải là “quả” đào chứ không thể là “trái” đào vì đây là một lồng đặc trưng của miền Bắc. Lồng quả đào thường đi cặp với cửa Đầu rồng: Là những gốc cây nhỏ như tre trúc được chế tác theo hình dáng của Rồng.
—Lồng bí: Lồng hình tròn nhưng các nang không thẳng như lồng chuông mà được uống cong cho phình lớn phần thân, thắt phần nóc và đáy lồng.
—Lồng hột xoài: Lồng có hình dáng ovan, các nang thẳng.
—Và quá trời kiểu khác.
b, Phụ kiện.
—Cóng: Là các hủ nhỏ, có thể đựng thức ăn hay nước uống cho chim. Cóng được làm từ nhiều vật liệu như: Nhựa, thủy tinh, gốm sứ, gỗ, tre…
Loc abc
—Đấu (giỏ…): Một đặc trưng của cu gáy. Rất dễ nhầm tưởng đấu (giỏ) cũng là cóng. Thực ra đấu là những giỏ nhỏ được đang từ tre, cước, mây… dùng để đựng thức ăn (các loại hạt). Một tính năng cần thiết của đấu là phải thoát nước để thức ăn không bị lên men hay nẩy mầm. Chính vì vậy đấu không thể chứa nước. Hay nói một cách khác nếu chứa được nước, thì không phải đấu mà là cóng.
Loc abc
2, Lồng và phụ kiện dùnh để đánh bẫy cu gáy.
III/ LỒNG VÀ PHỤ KIỆN.
1, Lồng và phụ kiện nuôi cu gáy.
2, Lồng và phụ kiện đánh bẫy cu gáy.
a, Lồng đôi: Lồng tròn hay lồng hột xoài được ngăn làm đôi, để có thể cùng lúc co thể mang hai mồi ra rừng tác chiến. Thông thường, lồng đôi được dùng trong những mó cần hai mồi như đánh dất, hay đờn cò (gáo) đóng…vì những món này thường cần hai mồi một lúc: một đánh, một bẹo.
b, Dò đất: Những bẫy nhỏ theo kiểu thắt chân, được cắm ngang hướng di chuyển của bổi khi đánh. Dò thông thường được làm theo hai mẫu:
— Chân đồng (hay nhôm) + thân cáp inox + dây thắt chỉ dù + khuyết (khoen) đồng hay cước…
— Chân đồng (hay nhôm) + thân cước + như trên
c, Đờn cò (lụp gáo): Là loại lụp có hình dáng giống như đờn cò, hay gáo múc nước vùng miền tây nam bộ. Đờn có có nhiều loại tương tự về nguyên lý vận hành:
— ĐC đóng: Dùng đóng vào gốc cây, từ sát mặt đất cho đến hết tầm với.
— ĐC gác (sào, treo…): Có thêm sào có thể tháo ráp với lụp. Khi đánh sẽ treo hoặc gác lên cành trên cao.
Ngoài ra phần lụp để chứa mồi có thể trên hoặc dưới thân chính. Cần bật, bath đóng có thể đặt phía lụp hay đầu thân chính.
thuyet-hoctromechim
d, Lụp sân trên: là một loại lụp bẫy phổ biến của miền ngoài, Lụp thường được làm từ mây tre. Sân, cánh sập và cầu tử được bố trí phía trên lụp.
mayrau-namnhi
e, Lụp thượng (lụp lếch, lụp chạy…): Lụp có sân, cầu tử, và cánh sập được bố trí phía trước, khi đánh dùng sào gác lụp lên cành ngang. Điều đặc biệt của lụp thượng là cầu tử được đặt dọc theo cành thế, chim tấn theo cành thế, từ từ tiến sát lụp, khi đã lên cầu tử và bước tiếp qua khớp cầu sẽ kích hoạt cánh sập.
trongnghia-trungsgtvt-cudat
f, Lụp treo: Một loại lụp nặng tính miền trung và đông nam bộ. Lụp treo bố trí sân, cầu tử, cánh sập phía trước tương tự như lụp thượng. Nhưng khi đánh thì không gác mà treo.
Lụp thái: một kiểu đáng để nghiên cứu.
Kèm : tức là thúc + gù
Nếu :
– Thúc 1 câu gù 1 tiếng thì là kèm mắc me.
– Thúc 1 câu gù 2 tiếng là kèm đôi, thúc 1 câu gù 3 tiếng là kèm ba
– Thúc 1 câu gù gù 1 sạc ( nhiều tiếng ) là kèm dây hay kèm bo.
– Thúc nhiều câu lâu lâu mới gù 1 sạc thì là kèm dặm.
Còn
– Dặm ( miền nam ) = lèo ( miền bắc ) ( thì cũng có nhiều kiểu phải ko các bác có con dặm ít tức lèo ít có con dặm nhiều tức nhiều lèo )
– Thúc lợi = chu
– Vấp : thì rõ rồi nhỉ
– Gù chồng đấu = gù là lăm ( một số địa phương )