Chim chào mào kỹ thuật chăm sóc và tập dợt chim bổi

Nhân có bạn hỏi về cách chăm sóc và tập dợt chim chào mào bổi mới bắt về dĩ nhiên là còn rất nhát, tôi lập chủ đề này để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Chim chào mào kỹ thuật chăm sóc và tập dợt chim bổi​

Cách dợt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi – là xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dợt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dợt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu)

Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi.

Nhiều người do bị khích mà làm bể một conchim chào màođang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim.

Ở trường thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi!
Đấy là chăm, dợt một con chim để chơi ở nhà, còn chọn, chăm, dợt một con chim để làm chim mồi đi bẫy thì phải một bài khác.