Chào mào Huế chia sẽ cách nuôi mùa thay lông

Xin chào các bạn, mùa mưa đã đến rồi, đây cũng là lúc những chú chim chào mào thân yêu bắt đầu trút bỏ bộ lông củ xơ xác của 1 năm qua xuống. Thay vào đó là nó sẻ khoát lên mình một bộ lông mới để chuẩn bị chào đón mùa xuân. Nói về nuôi chim thay lông thì có rất nhiều anh em xem nhẹ vấn đề này, nhưng thực chất ra nó rất là quan trọng.
Chào mào Huế chia sẽ cách nuôi mùa thay lông
Bài viết này với mục đích chia sẻ cho những anh em chưa rành về cách nuôi chào mào thay lông, những anh em nghệ nhân nào biết rồi thì cũng xin đừng chê cười nhé. Để nhận biết một con chim chào mào thay lông rất đơn giản và dương như ai cũng biết vấn đề này nên tôi sẻ không đề cập đến vấn đề này mà đi thẳng vào phương pháp chăm sóc và chế độ dinh dưởng chim chào mào trong quá trình thay lông. Mời các anh em nghệ nhân đọc.
1: Thành phần dinh dưỡng Chào mào Huế
Đây có thể coi là bước quan trọng nhất trong quá trình nuôi một con chim chào mào mùa thay lông? Chính ví thế nên hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều sản phẩm cám dành cho chim thay lông. Riêng vấn đề chọn cám nào cho chim thay lông thì tôi không bàn tới nhé vì mỗi người 1 kiểu và tin dùng 1 loại sản phẩm nhất định. Riêng đối với bản thân tôi đúng vào mùa chim thay lông thì cám bả chỉ là nguồn thức ăn phụ mà thôi, thậm chí nhiều khi tôi còn rút cả hủ cám ra và chỉ choc him ăn duy nhất cào cào và trái cây. Tôi thích một con chim thay lông đúng nghĩa ngoài thiên nhiên và không chịu sự tác động bất kỳ nào của con người vào thức ăn của chúng. Chỉ có như vậy thì con chim mới thay lông đều và thực sự ổn định.

Chỉ duy nhất cho chim ăn các loại hoa quả trái cây dành riêng cho chào mào và cào cào + trứng kiến + dế. Về trái cây thì các bạn luân phiên cho chim ăn theo như sau: Cà chua + Cà rốt + Dâu tây + Đu đủ + Cam + Dưa hấu. Nếu bạn nào có quả bình bát hoặc quả gấc thì kết hợp cho chim ăn rất tuyệt vời. Tôi biết rằng khi các bạn đọc đến đây thì sẻ nghĩ rằng nếu con chim chỉ ăn như vậy thì không thể đủ được lượng Vitamin và các khoáng chất cần thiết. Để giải đáp vấn đề này tôi xin nói luôn để các bạn dễ hiểu hơn nhé. Có nhiều bạn luôn nói vitamin và khoáng chất nhưng thực sự không hiểu 2 cái này để làm gì và công dụng của nó là như thế nào, tiện thể đây tôi xin nói luôn để các bạn khỏi phải băn khoăn.

A: khoáng chất là gì?
Nói một cách đơn giản thì Khoáng chất là những thành phần còn lại dưới dạng tro sau khi đốt các mô thực vật và động vật, khoáng chất là các chất vô cơ chuyển hoá thành thực phẩm qua quá trình tích hợp vào đất và thực vật, động vật. Để hấp thụ khoáng chất thì chỉ có cách duy nhất đó là ăn. Về khoáng chất thì chia ra làm 2 loại đó là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Khoáng đa lượng:
Gồm có: calci, phospho, sulfur, magnesium và ba chất điện phân natri, chlor và kali. Khoáng chất đa lượng, là những chất mà cơ thể sống cần đến với lượng khá lớn mỗi ngày.

Khoáng vi lượng:
Gồm có: sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron. Loại khoáng này thì 1 cơ thể sống hằng ngày cần không nhiều thậm chí là rất ít.

B: Vitamin là gì?
Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ có phân tử bé, có cấu tạo hoá học rất khác nhau có các tính chất hoá học cũng như lý học rất khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là rất cần cho hoạt động sống bình thường của bất kỳ cơ thể sống nào. Nôm na thì bất kỳ cơ thể sống nào cũng cần phải có vitamin để sống cả

C: Vậy vai trò của Vitamin và khoáng chất là gì?
Vitamin và khoáng chất đều là những yếu tố rất cần cho 1 cơ thể sống. Vitamin là một sinh tố giúp nuôi sống cơ thể. Nhưng vitamin sẻ rất là vô dụng nếu như không có khoáng chất hổ trợ. Bởi vì khoáng chất sẻ giúp cơ thể sống tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ vitamin

D: Những khoáng chất cần thiết cho 1 cơ thể sốngChào mào Huế
Hiện nay có rất nhiều loại khoáng chất nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong 1 cơ thể sống thì lượng khoáng chất chỉ chiếm 4%/tổng trọng lượng cơ thể sống đó, và trong 1 cơ thể sống phải cần có đủ 6 loại khoáng chất dưới đây để có thể sống khỏe mạnh. Sau đây tôi sẻ liệt kê 6 loại khoáng chất cần thiết và những loại thực phẩm chứa những loại khoáng chất đó. Còn công dụng thì các bạn chịu khó tìm hiểu them nhé.

Khoáng chất Calci
Hay còn gọi là can xi. Loại khoáng này thì không cần nói chắc anh em nghệ nhân cũng đủ biết rồi.

Khoáng chất Phospho
Phospho cần thiết để duy trì tốt sự tiêu hóa, tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, mắt, cơ bắp, não bộ. Phospho có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thịt cá, cám, ngô bắp…

Khoáng chất Sắt
Sắt cần thiết để giúp máu chuyên chở và phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể. Có nhiều trong các loại trái cây như: Mít, đu đủ, táo, nho, mận, dâu tây, mâm xôi, dưa hấu, lê

Khoáng chất Magnesium
Hay còn gọi là Magiê, đây là loại khoáng rất quan trọng đối với bất kỳ 1 cơ thể sống nào. Nhưng tiện lợi 1 chổ là loại khoáng này lại có mặt hầu hết trong các loại trái cây.

Khoáng chất Kẽm
có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính miễn dịch mạnh cho cơ thể để chống lại với cảm lạnh, cúm. Có nhiều trong sò hến, thịt, gan, trứng, sữa, mầm lúa mạch, quả bơ

Khoáng chất Selenium
Là một chất chống oxi- hóa giúp cơ thể ngăn chặn và trì hoãn sự hóa già và các bệnh thoái hóa. Có nhiều trong cá, sò hến, thịt, ngũ cốc, trứng, tỏi và gan, cật và trong các loại hoa quả trái cây.

Có nhiều bạn hỏi tôi công thức làm cám chào mào trong quá trình thay lông như thế nào? Nhưng quả thật dạo này tôi chưa có thời gian để viết công thức cám chào mào thay lông được, có lẽ sắp tới tôi sẻ viết để phục vụ anh em nghệ nhân xa gần. Qua thành phần vitamin và khoáng chất tôi nghĩ chắc anh em cũng ít nhiều cũng biết được thành phần chính trong bài cám chào mào thay lông rồi. Trong quá trình chim thay lông anh em cũng nên chú ý là không cho chim ăn những loại cám nóng nhé, không khéo lại triệt lông vĩnh viễn con chim đấy:D.
2: Phơi nắng và tắm nước Chào mào Huế
Cái này tôi thấy có rất nhiều anh em nghệ nhân vấp phải nhất. Thường để ý thì các anh em truyền tai nhau rằng trong thời kỳ chim thay lông thì hạn chế mở áo trùm ra và phải trùm kín để chim thay lông được nhanh hơn, 3-4 ngày mở ra dọn phân 1 lần và tắm rửa. Nhưng thực ra cái này là sai, sai hoàn toàn và căn bản luôn. Đây chính là nguyên nhân chính và cốt lỗi của bệnh xỉa và xù lông thương thấy ở chào mào đi thi hay thậm chí là chơi cafe.

Trong quá trình nuôi lông vì nôn nóng muốn chim thay lông nhanh mà một số anh em muốn ép con chim đổ lông thật nhanh bằng cách trùm lồng nhiều ngày. Nhưng thực ra không phải như vậy. Tại sao người ta nói trùm lại 3-4 ngày sẻ thay lông nhanh hơn? Thú thật ra có trùm hay không trùm thì tiến độ thay lông của nó cũng như vậy, trùm lại 3-4 ngày chẳng qua là sau khi mở áo trùm ra lông nó đọng lại dưới đáy bố lồng nhiều mà chúng ta có thể thấy được nên anh em kháo nhau rằng trùm lại thay lông nhanh hơn. Còn khi mở áo trùm ra thì sẻ có gió nhẹ, gió này nó thôi lông bay tùm lum hết nên không còn để cho anh em nhìn thấy nên bảo là thay lông lâu hơn.

Bởi vậy trong quá trình chim thay lông thì anh em cứ như ngày bình thường, tắm rửa phơi nắng hằng ngày, vì chỉ có tắm rửa thường xuyên thì bộ lông chim mới sạch sẻ và đẹp được, vệ sinh thay bố lồng thường xuyên chứ đừng để 3-4 ngày thay một lần. Các anh em hãy thử tưởng tượng xem 3-4 ngày mà không dọn phân thì sẻ như thế nào trong môi trường trùm kín áo lồng? Hôi hám chịu không nổi, thậm chí có khi là có giòi, phân chim ẩm mốc là môi trường rất tốt cho các loại ký sinh trùng sinh sôi nãy nở. Bệnh sâu lông, hư lông, chim đù đù, nhìn tướng ngu ngu giống bọn ngáo đá cũng từ đây mà ra cả.

Cho nên trong quá trình chim thay lông thì các anh em cứ sáng sớm tầm 7h đem chim ra phơi nắng khoảng 30 phút rôi đem vô, vì nắng sớm chưa nhiều Vitamin D rất tốt cho bộ lông của chim. Trưa khoảng tầm 12h anh em cho chim tắm nước bình thường, sau khi tắm nước xong thì cho chim phơi nắng khoảng 30 phút nữa rồi đem vô trùm chữ A đến tầm 5-6h cho chim đi ngủ là vừa đẹp.
3: Chế độ nghĩ ngơi ngủ nghĩ Chào mào Huế
Thường thì mấy cái vấn đề nhỏ nhỏ này mình cũng thấy anh em hay gặp phải, có nhiều anh em cho chim ngủ rất trể, điều này ảnh hướng đến sức khỏe và phong độ cũng như thể trạng của chim rất nhiều. Cho nên anh em cố gắng thiết kế 1 chổ ngủ và giờ giấc cho chim hợp lý một tí. Thời gian đi ngủ tốt nhất là tầm 6h, nơi ngủ phải tránh được các loại như: kiến, gián, mèo, chuột, thằn lằn. Để các loại này vào phá thì quá trình nuôi lông sẻ rất mệt.

4: Chế độ dợt dãi
Nói không phải ngoa chứ dường như cái này đa số anh em đều dính phải. Đôi khi chúng ta ra trường chơi thường hay bắt gặp những chú chim đang thay lông hoặc thay lông chưa xong mà chủ nhân của nó vẫn cứ xách đi. Điều này sẻ làm chậm quá trình thay lông của chim, vì trong quá trình thay lông chim rất yếu, nó dồn sức để thay lông. Nhưng chủ nhân vẫn cứ xách ra trường ép nó đấu đá với chim lạ thì thử hỏi xem sức lực đâu nữa mà nó dồn để thay lông đúng không các anh em? Cho nên trong quá trình chim thay lông các anh em chịu khó không đem đi dợt dãi nếu như muốn chim thay lông nhanh nhé. Cái này chắc là kiến thức căn bản và dường như anh em nào cũng biết nên tôi cũng không nói nhiều thêm làm gì nhé.

5: Lời kết cho bài viết
Có nhiều bạn so sánh nuôi chim thay lông khó nuôi hơn nuôi chim căng lửa nhưng thực ra mỗi cái nó đều có 1 cái khó riêng, không cái nào khó hơn cái nào hết cả. Trên đây là cách nuôi chim thay lông của tôi và một số anh em khác. Kết quả sau mỗi mùa lông chim lông lá đều rất đẹp và khi đi dợt ở cafe cũng như thi thố thì hạn chế được rất nhiều vấn đề xỉa lông cũng như gải ngứa ở chim. Tôi biết khi đọc xong bài viết này thì anh em sẻ thắc mắc liệu chỉ đơn giản là cào cào + trứng kiến + trái cây thì chim thực sự liệu có đủ chất? Đúng lý ra tôi đã nói vấn đề hàm lượng dinh dưỡng trong cào cào ở phần trên nhưng thấy nó dài quá nên tôi đêm xuống dưới này cho anh em dễ đọc vậy. Mời các anh em tham khảo qua bảng dinh dưỡng có trong cào cào của trường Đại Học Nông Nghiệp International Journal of Poultry Sciences Số 4-2005 nhé.

Một kết quả phân chất khác trong The Food Insects Newsletter Số 9-1996 ghi nhận 100 gram cào cào chứa.

Theo Viện Dược liệu Việt Nam thì cào cào chứa 24.3 % protid, 3.6 % lipid, 210 mg % Ca, 270 mg % P, 0.4 mg % Fe, và cung cấp 133 calo/00g thịt.

Trên đây là cách nuôi chim Chào mào Huế thay lông của tôi, tất nhiên nó còn rất nhiều bất cập và mong muốn các anh em nghệ nhân khác bổ sung. Anh em nào muốn bổ sung thì có thể để lại comment bên dưới và tôi sẻ tổng hợp lại và đăng trực tiếp lên website. Xin chào và chúc tất cả các anh em sức khỏe và ngày càng có nhiều chim chào mào hay nhé.