Phòng và chữa bệnh tiêu chảy cho chim vành khuyên

1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
– 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
– 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli:
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
– 1 – 2 mg Ampicilin;
– 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
– 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
– 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
– Chủng ngừa bằng vaccin;
– Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong
Ghi nhớ :
– Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
– Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
– Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
– Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
– Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
– Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
– Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
– Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .<o></o>
Nguyên nhân và phòng ngừa
Chim khuyên bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như bị nhiễm vi khuẩn, E.coli và những nguyên nhân tổng hợp phải chích ngừa bằng vaccin hay điều trị bằng kháng sinh mới khỏi, và phòng ngừa bằng cách vệ sinh, khử trùng lồng nuôi nhốt, khử khu vực tập trung chim để duy trì sức khỏe của chim .
Ngoài ra còn có các nguyên nhân tưởng như không có gì ăn nhập mà cũng có thể gây bệnh tiêu chảy cho chim, chim bị “ Sốc “ mà phản ứng lại bằng tiêu lỏng .
– Do ăn uống, chim ăn thức ăn bị chua mốc, nước uống bị thối, thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn quá bổ hoặc thiếu chất, đói no thất thường như bỏ đói bỏ khát .
– Do kém vệ sinh, chim thiếu tắm nước, tắm nắng, lồng nuôi nhốt không vệ sinh, ô nhiễm môi trường do bụi bậm, khí độc hại .
– – Do khí hậu, đem chim từ vùng này qua vùng khác có khí hậu khác nhau, để chim ngoài trời ngoài sương, để chim dưới mái tole hay phòng có máy lạnh .
– Do môi trường, chuyển chỗ ở chim từ yên tĩnh qua ồn ào, gần chợ, gần đường xá đông người qua lại, gần chó mèo, chuột thằn lằn quấy phá .
– Do suy kiệt, cho chim tắm chiều tối bị cảm lạnh, hay tắm nắng gắt lâu bị cảm nắng, cho chim thức khuya không trùm lồng cho chim ngủ sớm, thi đấu hót sáng chiều thiếu nghỉ ngơi ăn uống, chim đang thay lông thiếu chăm sóc bị suy .
1. Liều phòng bệnh cho chim khuyên :
– 50mg chloraphénicol hoặc Teramycine;
– 1 lít nước chín
Cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày .
2. Tiêu độc, tẩy trùng :
Dùng thuốc sát trùng phổ thông để diệt khuẩn, virur, nấm mốc, ngừa cảm cúm H5N1 có thể dùng thuốc bột Solamid hay Biodin 10g pha với nước phun xịt lồng và pha nước cho chim tắm .
Kết luận
Chim vành khuyên rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, làm cho người nuôi bận tâm rất nhiều. Con chim đang líu lo bỗng dưng im bặt, chim mình nuôi mà không nghe hót hỏi làm sao mà không buồn . Tóm lại chim vành khuyên bị bệnh do bị sốc, bởi thay đổi chủ nuôi, thay đổi bột đột ngột . Vì vậy khi mua chim khuyên nên xin bột cũ chim đang ăn, hỏi thành phần chế biến hoặc nhãn hiệu người bán .
Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn .
Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa .
Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn !