Hướng Dẫn Cách Dạy Chim Cu Gáy Đơn Giản Nhất

Nuôi chim là một thú vui tao nhã với nhiều người, nó không chỉ mang lại cho cuộc sống thêm nhiều điều thú vị mà còn giúp chúng ta giải tỏa được căng thẳng sau một ngày dài làm việc mệt nhọc. Và khi nhắc đến chim kiểng thì bạn không thể bỏ qua loài chim cu, một trong những giống chim cảnh được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Với ngoại hình đầy thu hút cùng với tiếng gáy vô cũng đặc biệt đã tạo nên sức hút riêng biệt, chắc chắn loài chim này sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng khi chọn nuôi. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách dạy Chim Cu gáy, nếu không thì việc nuôi chim cu chỉ mang lại cho bạn những nỗi phiền muộn mà thôi.

Hướng dẫn cách dạy Chim Cu gáy

Để có thể nuôi được một chú chim gáy hoàn hảo thì các bạn cần phải tiến hành chọn lọc giống ngay từ khi chúng còn nhỏ. Tốt nhất là tìm được một ổ Chim Cu còn non chưa biết bay, lông còn tơ hoặc chỉ có vài cọng lông ống sơ sơ. Việc bắt đầu chọn giống và nuôi sớm như vậy sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cũng như là huấn luyện cho chúng về sau. Bên cạnh đó các bạn cũng cần phải lưu ý, khi bắt giống Chim Cu về nuôi thì bạn có thể bắt Chim Cu rừng hay Chim Cu nuôi đều được.

Lồng nuôi phù hợp

cách dạy chim cu gáy

Các bạn nên chọn những chiếc lồng đơn, mỗi lồng chỉ nên nuôi một chú Chim Cu là được. Thông thường, một chiếc lòng dành cho Chim Cu phù hợp có kích thước trung bình là 16-16.5 ( 40.6 – 61.9cm). Để giữ cho Chim Cu yên tĩnh và không bị giật mình bởi những tiếng động xung quanh thì bạn cần thiết kế một lớp màng vải để che xung quanh lồng.

Chế độ dinh dưỡng

Chim Cu là loài chim ăn hạt, đặc biệt là những hạt chưa được bóc đi lớp vỏ bên ngoài. Có rất nhiều loại hạt có thể cung cấp dinh dưỡng và giúp Chim Cu giữ sức khỏe tốt như bông cỏ ( Dễ tiêu hóa), lúa mạch đen ( Cung cấp chất bổ cho bộ lông), mè ( Do có chứa nhiều dầu nên giúp lông Chim Cu bóng và cứng cáp hơn). Phần lớn những loại hạt thông thường được dùng cho Chim Cu có kích thước trung bình ( Chim Gáy, Chim Ngói,…), còn với những chú chim có kích thước nhỏ hơn lại ưa thích một số loại hạt nhỏ như kê, hạt bông cỏ ( Chúng vẫn ăn lứa mì nếu bạn cho chúng ăn).

Cách dạy Chim Cu gáy đúng kỹ thuật

Khi Chim Cu ở giai đoạn cườm, các bạn nên tiến hành tập phát âm giống như tiếng chim gù, khi phát âm thì tiếng nghe như ” cục cu, cục cu,..” càng về sau thì âm thanh chúng phát ra sẽ càng thanh hơn như đang muốn hối thúc một điều gì đó. Đây là bí quyết giúp Chim Cu có giọng gù hay, các bạn không nên phát ra âm thanh ” Cục cu cu cu” như khi cu gáy vì khi người lạ vào nhà thì chim gù nghe mới hay được.

Dù các bạn thực hiện cách dạy Chim Cu gáy nào đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải thật sự kiên trì, cho chim luyện tập thường xuyên. Có thể ban đầu khi tiến hành huấn luyện cho Chim Cu, chúng sẽ cảm thấy sợ nên thường né tránh bạn nhưng dần về sau chúng sẽ quen dần, thỉnh thoảng chúng còn sung lên mà gù lại bạn. Trong quá trình nuôi Chim Cu các bạn nên cho chúng phới nắng thường xuyên, đặt lồng chim xuống đất rồi thả một ít hạt vừng hay ngô để chúng tự mổ ăn. Ngoài ra bạn cũng nên cho chúng tự ăn đất nếu chúng cảm thấy thiếu chất và cần bổ sung, không nên ngăn cản việc này vì nó là một bản năng tự nhiên của loài chim. Lưu ý: Không nên đưa Chim Cu ra ngoài quá thường xuyên hặc cho chúng tiếp xúc với người lạ vì nó sẽ làm chú chim của bạn cảm thấy sợ hãi.

Đến khi chú Chim Cu của mình đã gáy cứng cáp và sung lửa hơn rồi thì các bạn nên cho chúng tiếp xúc dần với thế giới bên ngoài ( Môi trường sống xung quanh nhà bạn), tốt nhất là bạn treo lồng chim ở những nơi có nhiều qua lại như trong sân. Thỉnh thoảng bạn hãy cho lồng chim tiếp xúc với mặt đất hay cát ẩm để cho chú chim của chúng ta tắm nắng nhẹ trong khoảng 30 phút.

Cách giúp Chim Cu không sợ bóng đêm

Có thể các bạn không biết nhưng loài Cu có tầm nhìn ban đêm rất kém, chính vì thế mà chúng thường tỏ ra sợ hãi khi trời về đêm. Cách giải quyết đơn giản và tốt nhất trong trường hợp này chính là lắp đặt hệ thống đèn ngủ ban đem, bạn chỉ cần điều chỉnh ánh sáng vừa đủ để chúng có thể quan sát xung quanh là được. Nếu các bạn để ánh sáng quá mạnh thì Chim Cu sẽ cảm thấy khó ngủ, để khắc phục tình trạng này thì bạn dùng một tấm màng mỏng để phủ lên lồng chim là được. Ngoài ra các bạn cũng cần lưu ý, tiếng động và tiếng ồn mới thật sự là điều mà Chim Cu sợ.

Chim Cu là loài chim chịu nhiệt rất kém, khi nhiệt độ môi trường sống xung quanh hạ xuống tầm 10 độ C thì chúng sẽ bị rũ, nếu nhiệt độ thấp hơn như thế nữa thì chắc chắn chúng sẽ chết. Vì vậy khi nuôi Chim Cu gáy các bạn nhớ gắn thêm một cái bóng đèn bên trong lồng. Do là gióng chim sống ở khu vực cận xích đạo nên chúng sẽ thể sống trong môi trương có nhiệt độ lên đến 42 độ C nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lắp đặt bóng đèn bên trong lồng.

Cách phòng ngừa bệnh

Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hay thức ăn không đảm bảo được chất lượng phù hợp sẽ vô tình làm cho sức đề kháng cũng như thể trạng của Chim Cu bị suy giảm nhanh chóng ( Từ đó Chim Cu dễ mắc bệnh hơn). Đau mắt được xem là căn bệnh thương nhất ở loài Cu, dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này là Chim Cu hay dụi cánh của mình vào mắt, đầu 2 cánh sẽ bị ướt. Nếu xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ chú Chim Cu của bạn đang có vấn đề về mắt, bên cạnh đó, hành động này của Chim Cu còn vô tình khiến chúng bị nhiễm trùng. Nếu rời vào trường hợp này các bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị cho chim sau: Dập khổ qua thật nhuyễn rồi ép lấy nước, dùng nước ép khổ qua thu được để nhỏ vào mắt Chim Cu từ 2-3 lần mỗi ngày ( Mỗi lần nhỏ 3-4 giọt là đủ). Bạn cũng có thể cho Chim Cu ăn luôn khổ qua nếu được. Ngoài ra các bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt nước chanh trong vài ngày liên tục, tình trạng của Chim Cu sẽ chuyển biến tốt ngay.

Bệnh tiêu chảy: Nếu thấy chú Chim Cu của mình bị tiêu chảy thì có thể mua thuốc điều trị tại các của hiệu thuốc thú y trên toàn quốc. Ngoài ra thì bạn cũng có thể dùng thuốc Berberin hay Biseptol để điều trị tình trạng tiêu chảy ở Chim Cu, chỉ cần sử dụng 1 liều nữa viên thuốc là đủ ( Hòa tan thuốc với nước sạch rồi đặt vào lồng cho Chim Cu uống). Áp dụng phương pháp này điều trị này cho đến khi tình trạng bệnh tiêu chảy khỏi hoàn toàn thì ngưng.

Bệnh hạt đậu: Đây cũng được xem là một trong những căn bệnh ở loài Chim Cu, tuy nhiên căn bệnh này cố phần khó điều trị hơn so với bệnh tiêu chảy và đau mắt. Bệnh có biểu hiện là cơ thể Chim Cu xuất hiện những nốt tròn có kích thước to bằng hạt đậu, bên trong những nốt mụn này có chứa chất dịch trắng như bã đậu. Với căn bệnh này thì tốt nhất là bạn nên đưa chú chim của mình đến gặp bác sỹ thú y để có hướng điều trị phù hợp.