Chim Khướu vốn là giống chim sống trong rừng già, cách xa làng mạc, thôn xóm hàng thục cây số, nên nó rất nhát người, nó thường sinh sống trong rừng rú. Từ trước đến nay, ít người được may mắn nuôi Khướu con. Chỉ có đồng bào thiểu số ít người họ sống với rừng núi nên thường lặn lội vào sâu thì thỉnh thoảng mới gặp được một ổ chim Khướu rồi bắt về nuôi, còn dân ở miền xuôi, nhất là người dân sống ở thành phố chỉ có nuôi loại Khướu bổi.
Chim Khướu ở từng thung, con Khướu nào cũng có lãnh thổ riêng của con ấy, mặc dù lãnh thổ này cách lãnh thổ kia chỉ có một con đường mòn trong rừng. Chúng tôi cũng đã chứng kiến trường hợp con Khướu bổi ở bên này đường mòn đã vào lục, còn con chim Khướu bên kia đường mòn nghe chim mồi hót nó cũng hót lại liên hồi nhưng không chịu qua đá. Chỉ khi mang lục qua gác bốn vùng đất của nó, nó mới chui vào đá chim mồi. Con người ta thường nói “rừng nào cọp nấy” quả thật vậy. Không ai dám xâm phạm cương giới của ai cả.
Nhiều người đi bẫy chim Khướu gặp hiện tượng đó chì cho rằng con mái khôn, nên cản con trống không cho vào lục đá. Nhưng có nhiều người lại lý luận rằng, do chim Khướu mái quá hung dữ, nó cản con Khướu trống lại là để tự mình đánh con chim mồi trước.
Con chim Khướu bổi khi sống ở ngoài rừng thì dữ, nhưng khi bắt về nuôi thì chim lại quá nhát. Do chim Khướu rừng vốn nhát người, khi sập bẫy lại thêm một phen hoảng hồn hoảng vía nên nhát là phải. Cầm con chim bổi trên tay, chân thì đá, mỏ nó mổ liên hồi, nó cố tìm đủ mọi cách để thoát thân. Vì vậy khi ta nuôi chim Khướu bổi, việc cố tránh là không nên vì một lẽ gì đụng chạm vào thân thể của nó, như vậy ta chỉ làm cho chim càng hoảng sợ thêm mà thôi.
Khướu sống ngoài trời vào giai đoạn càng lửa, nhiều con hót rất căng, đến nỗi chim mồi đứng trong lục còn phải sợ, không dám hót lại. Do đó Khướu mồi đem vào rừng phải là những chim sát thủ giỏi, nếu không người đi bẫy phải mang thco nhiều chim mồi để… chim này mệt thì có chim khác mà thay thế…
Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng Khướu bổi rất khó nuôi, mức hao hụt khá nhiều. Nuôi mười cũng khá lắm cũng còn sáu bảy! có nhiều con Khướu bổi sống được cả tuần rồi, đã chịu ăn tắm thế nhưng vẫn có cớ để lăn quay ra chết. Phần nhiều Khướu bổi chết là do suy, con nào cũng ốm tong teo, lòi xương lưỡi hái ra. Như vậy là tuy chim đã chịu ăn, nhưng do bản năng sống còn nên chỉ ăn cầm chừng… Mà Khướu là giống chim lớn, ăn ít lừ ngày này sang ngày khác thì xuống sức cũng phải! nuôi Khướu bổi ta càng phải chăm nom kỹ hơn.
Loại lồng rộng có thể đóng bằng 1 lưới kẽm, hề cạnh chừng sáu bẩy tấc, cao khoảng hơn năm tất, nuôi chung ba bốn con Khướu bổi cũng được. Thường thì nuôi Khướu bổi tập thể như vậy lại dễ có được kết quả tốt hơn. Vì vậy trong số những con Khướu bổi đó chỉ cần một con dạn dĩ chịu lân la đến cóng ăn, cóng uống là những con Khướu nhát khác sẽ hắt chước tiếp bước đến ăn theo… Khi con Khướu bổi đã chịu ăn tấm rang và trộn trứng, có nghĩa là con chim Khướu đó nuôi sống được, và chỉ nuôi trong một thời gian ngắn thì nó sẽ thuần thuộc.
Nuôi Khướu bổi, tốt hơn là ta nên đóng lồng rộng mà nuôi, để khi mình đặt thức ăn và nước uống vào, Khướu còn có chỗ rộng ở góc lồng đằng kia mà tránh né. Nếu nuôi trong lồng chật chội, con Khướu bổi do quá sợ hãi nhẩy tứ tung trong lồng khiến bể đầu rụng lông, đó là điền nên tránh. Con chim Khướu bổi mà cứ thường xuyên gặp người là sợ hãi thì phải nuôi nó cũng lâu lắm mới thuần thuộc được.