Nuôi chim Khướu căng lửa

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi Khướu thi nhau hot hay

Làm thế nào để chim Khướu căng lửa?

Nuôi chim Khướu ai lại không muốn chim Khướu mình nổi lửa và căng lửa? Chim Khướu chỉ căng lửa khi đã thích nghi với môi trường sống mới, được ăn uống điều độ, được nuôi dưỡng hợp lý.

Để thúc đẩy quá trình căng lửa của chim Khướu, nhiều người có kinh nghiệm nuôi chim Khướu chọn cách treo gần đó một con chim Khướu mái, không cho gặp mặt nhau, cách khá xa nhau để khi chim Khướu mái rò thì chim Khướu trống có thể nghe, nếu treo chim Khướu mái ngoài vườn còn chim trống ở trước sân gần nhà, nơi có nhiều người qua lại thì càng tốt. Tiếng rò của chim Khướu mái chỉ nghe thoang thoảng, khi đó mới làm cho chim Khướu trống căng lửa nó sẽ hót nhiều hơn để chinh phục chim Khướu mái này. Khoảng 1 tuần thì đưa lồng lại gần nhau cho chim Khướu kè lông, khoảng 3 – 5 phút thì tách chúng ra, treo mỗi lồng chim một nơi. Làm như vậy chim Khướu rất mau sung và căng lửa.

Một số người thỉnh thoảng lại mang chim Khướu đi dợt, đến những điểm tụ tập để cho chim Khướu hót. Nhưng việc làm trên, chỉ làm với những con chim Khướu đã đứng chim và có kinh nghiệm. Chứ chim non hoặc còn thiếu kinh nghiệm, chưa sung mà mang đi như vậy khoảng 3 – 4 lần là chim Khướu sẽ xuống sức ngay. Chỉ cho chim Khướu dợt giọng với những con chim non kinh nghiệm, nên mượn của người quen một con chim Khướu có thể hẹn họ 1 tuần 2 lần mang đến khi sáng sớm, treo 2 lồng xa nhau để nghe hót, đồng thời giúp chim học tập giọng của nhau. Thỉnh thoảng nghe chim Khướu mái rò nữa thì hai chim Khươu đá càng nổi máu hơn.

Cách nuôi dưỡng chim Khướu căng lửa: Muốn cho chim Khướu hót hay, điều cần là giúp cho chim Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất, nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động, mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, cơ hồ như không hề biết mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đêm ra thi thố tài năng với ai được, vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi.

Muốn chim được sung thì trưức hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hằng ngày không thể thiếu cào cào, sâu tươi. Mặi khác phải chăm sóc chim theo một thời dụng biểu đã nghiên cứu sẵn: giờ nào phơi nắng, giờ nào tắm nước, giờ nào cho chim đi dượt, giờ nào cho chim Khướu ngủ.

Cho Khướu mái thúc: Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa, chắc quí vị cũng thừa biết nó đang khao khát đến điều gì? Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng chim Khướu mái hót từ xa, chim Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên, và khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.

Chim Khướu mà được sống trong sự chăm nom cẩn thận như thế không thể nào sa sút sức khỏe được. Nhưng chuyện nuôi dưỡng này cũng đòi hỏi phải có đủ thời gian cần thiết chứ không phải chỉ trong tuần trước tuần sau là thu đạt được kết quả như ý được.

Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng sự hiện diện, dù là chỉ giọng hót của chim mái quá mức, vì có thể đem lại sự phản tác dụng. Một là trống sẽ lờn tiếng mái mà không sung lên nữa, hai là do hót quá mức nên trống bị kiệt sức. Dù hai chim Khướu trống Khướu mái không hề được chủ nuôi cho thấy mặt nhau, nhưng câu “Tốt mái hại trống” vẫn đúng trong trường hợp này. Vì chim Khướu mái cất tiếng kêu ro ro là Khướu trống cảm thấy như được mời gọi nên to tiếng hót trả lại cả hơi dài. Nếu Khướu mái ro ro như vậy từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác, thì liệu sức lực nào còn ở chim trống nữa?

Vậy, tốt hơn hết, cách ba bốn ngày một làn, và mỗi lần chừng mười lăm phút, ta treo lồng chim Khướu mái gần mà khuất chim Khướu trống để chúng có dịp tâm sự với nhau trong khoảnh khắc, rồi đem chim Khướu mái đến một nơi khác thật xa để chúng không còn nghe tiếng của nhau nữa.