Nhồng là một trong năm giống chim cảnh biết nói tiếng người được nhiều người thích nuôi nhất. Bốn loại kia là Sáo, Cưỡng, Quạ và Két.
Không những ở thôn quê, ở vùng ven rừng, mà ngay cả ở thành phố, người ta cũng thích nuói Nhồng. Nêu khéo dạy, Nhồng sẽ nói được những câu ngắn có ý nghĩa như: Chào khách, như gọi tẻn người nhà. Giọng nói tiêng người của Nhồng rất rõ, hệt như tiêng người, ai đi ngang vô tình có thể bị lầm lẫn.
Nhồng thích sống ở vùng cao nguyên, nơi có rừng, có suối, nó thích lân la đến các rẫy để phá hại vườn ớt của người.
Trảng Bom, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Bốp… là quê hương của loài Nhồng. Ở những vùng này, nhiều nhà nuôi một con Nhồng treo trước cửa để nghe nó “nói gió” hay bắt chước lũ trẻ nói tạc… rất vui tai.
Hình dáng
Nhồng có thân mình to như con chim Cu Ngói, toàn thân lông màu đen ánh, cổ có một khoang da vàng rực kéo lên gần tới ót. Mỏ Nhồng đỏ như trái ớt chín, chan màu vàng. Bề dài thân mình khoảng 18 đến 20 phân.
Thức ăn
Nhồng thích ăn cơm nóng trộn với ớt tươi bằm nhuyễn. Càng được ăn ớt nhiều Nhồng tỏ ra sung sức và mập mạnh. Nhiều người tập cho Nhồng ăn thức ăn khô là tấm gạo tang trộn trứng với ớt tươi.
Dùng nửa kí tấm gạo rang vàng, trộn với 5 lòng đỏ trứng gà và 500gr ớt chín bằm nhuyễn. Ba thứ này trộn lại cho đều rồi đem phơi thật khô trong vài ba nắng, để dành cho chim ăn dần.
Nhồng cũng thích ăn chuối chín (mỗi ngày độ nửa trái), nhưng thường thỉnh thoảng mỗi tuần người nuôi mới cho ăn chuối một lần, bởi lẽ ăn chuối thì nó thải phân ra rất mau dơ lồng.
Nhồng thích ăn chuối, nhưng mỗi ngày nên cho chim ăn độ nửa trái, và ăn vào buổi sáng mới tốt. Nhồng rất thích ăn ớt, ớt càng cay, càng nhiều Nhồng càng khoái khẩu. Mỗi bừa, ta nên trộn một phần ba chén cơm nóng, và một số lượng tương đương ớt xắt mỏng là đủ. Kinh nghiệm cho thấy, Nhồng được ăn ớt tươi nhiều thì sung sức và mau biết nói.
Ta có thể chế biến thức ăn khô cho Nhồng, theo công thức sau đây:
Nửa kí gạo.
5 lòng đỏ trứng gà hay vịt.
400gr ớt xay.
1 muỗng cà phê đường.
Nửa muỗng cà phê muối bọt.
Trước hết, bắc chảo lên rang gạo thật vàng, xong trộn ớt vào cho nước ớt thâm vào gạo. Nhớ đảo liên tục, rồi trộn lòng đỏ trứng, và đường, muôi vào hỗn hợp trên cho đến lúc thặt khô mới bắc xuống. Điều cần là phải nhỏ lửa, tránh khét. Ta có thể đem phơi nắng thay vì phái sây khô trên lửa.
Ngoài ra bạn có thể mua thức ăn khô chế biến sẵn cho chim Nhồng
Chuồng
Nuôi Nhồng phải dùng chuồng lớn, bề cạnh khoảng 60 phân đến 80 phân. Chuồng nên đặt chỗ cao ráo hoăc treo cao khỏi mặt đất và tránh nơi có gió lùa. Nhồng rất sợ gió, nó dễ chết vì trúng gió. Hơn nữa, so với các loại chim khác, tuổi thọ của Nhồng cũng không dài. Vì vậy người ta thích nuôi Nhồng con, để còn nghe nó nói chuyện được chín mười năm, khỏi bỏ công tập luyện.
Nhồng thích được ở trong chiếc lồng rộng rãi và cao ráo. Lồng có thể đóng bằng khung gỗ, và các mặt bên bằng lưới kẽm. Tính loài chim cảnh này rất linh hoạt, thường nhảy nhót trong lồng nên trông cũng vui mắt.
Trong lồng ngoài cóng đựng thức ăn nưóc uống ra người ta còn đặt một cái ổ bằng hộp gỗ (giống như ổ chim Yên Phụng) để tối lại Nhồng chui vào đó mà ngủ cho kín gió.
Được biết, Nhồng không thích nghi được gió lạnh, nó có thể chết bất tử nếu không có hộp gỗ để chui vào ngủ trong đêm; nhất là khi tiết trời trở lạnh hoặc mưa to gió lớn bên ngoài.
Tốt hơn cả là mỗi tối, ta nên buông “màn” xuống để phủ kín chuồng chở kín gió mưa để chim khỏi bị lạnh.
Dạy Nhồng nói
Miệng mồm con Nhổng rất ồn nào. Mới nuôi vài tháng quen người, quen lông, nó bắt đầu “nói gió” nghĩa là hót không ra hót, nói không ra nói. Giọng “nói gió” càng ngày càng to, khong thua giọng của người. Từ đó, ta bắt đầu một tháng một lần lột lưỡi cho nó.
Lột lưỡi là dùng móng tay dài khều tróc lớp da dày đóng ở chót lưỡi ra. Nên khều từ phía dưới lưỡi. Khi lớp da như miêng vảy nhỏ đó tróc ra thì lưỡi chim có thể bị đau, có thể chảy máu làm chim bỏ ăn vài ngày, nhưng điểu đó khòng hề gi, chim không chết đâu mà ngại.
Nhờ lột lưỡi nên lưỡi mềm, giọng chim thanh ra, rõ tiếng hơn. Nếu không lột lưỡi, Nhồng cũng nói, nhưng giọng “đớ” ra, nghe không rõ tiếng. Từ tháng tuổi thứ bảy trở đi Nhồng bắt đầu học nói.
Khi Nhồng biết nói, biết bắt chước tiếng người thì ta dạy cho Nhộng nói những câu lễ phép để nghe vui tai. Nhưng, điều đó ai cũng muôn mà không sao thực hiện được. Vì lẽ, khi nhà có Nhồng biết nói thì trẻ con lối xóm tụ tập lại chung quanh lổng… rồi dạy cho nó những câu tầm bậy, như chửi thề, nói tục.
Nhà có con Nhồng biết nói thì rất vui, vì vậy ai cũng muốn nuôi. Có điều gặp những trở ngại sau đây mà người ta hạn chế việc nuôi giống này:
Giọng chim quá lớn, la hét om sòm, không thích hợp với phố xá chật hẹp, người ở đóng đúc kề cận nhau, sợ làm phiền hàng xóm.
Phân nhiều và dơ, thường là nơi quyến rũ ruồi nhặng.
Gặp mùa không có ớt tươi, ớt khó mắc mỏ, nuôi tốn kém.