Họa Mi là loài chim rất được những người đam mê chim cảnh yêu thích bởi ngoại hình đẹp mắt cùng với giọng hót véo von. Nhưng khi nuôi chim không phải ai cũng biết cách chăm sóc chochim Họa Mi phát triển toàn diện. Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú chim họa mi, hãy cùng tìm hiểu và theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Sơ lược về chim Họa Mi
Được mệnh danh là danh ca số 1 trong tất cả các loài chim,chim Họa Misở hữu giọng hót thánh thót, mê đắm lòng người. Cũng bởi vì thế mà nếu như ca sĩ nào có tông giọng tốt và hát hay thì đều được ví như loàichim Họa Mi.
- Tên thường gọi: chim họa mi
- Tên gọi khác: họa mi vàng
- Tên khoa học: Garrulax canorus
- Tên tiếng anh: Bunting
- Ngành: động vật có dây sống
- Lớp: chim
- Bộ:sẻ
- Họ: kim anh
- Tình trạng bảo tồn:ít quan tâm
Họa mi là giống chim rừng và chúng thường sinh sống phổ biến tại các khu rừng ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta, họa mi được bắt gặp chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lai Châu, Móng Cái, Lạng Sơn, Sơn La,,… Những đặc điểm tự nhiên phù hợp nhất chochim Họa Misinh sống là các khu rừng rậm cận nhiệt đới, các vùng núi cao, nơi có nhiệt độ thấp và mát lạnh.
Những đặc điểm của chim Họa Mi
Nếu là một người chơi chim cảnh mới, bạn chắc hẳn chưa thể biết cách phân biệt Họa Mi với các loài chim khác. Bạn có thể tham khảo những đặc điểm dưới đây để biết cách nhận biếtchim Họa Minhư:
Ngoại hình
- Cơ thể tương đối lớn, kích thước của chúng gần ngang với chim Cu ngói.
- Hầu như phần lông trên toàn bộ cơ thể đều có màu nâu sẫm, chỉ có phần lông ở dưới ngực mới có màu vàng hung.
- Mắt to, long lanh và trong vắt. Phía ngoài mắt có viền lông bao xung quanh và chúng kéo dài ra phía sau khoảng một phân rưỡi.
- Chiều dài của chim tính từ mỏ cho đến hết phần đuôi khoảng 20cm.
- Mỏchim Họa Midày, chân nhỏ và đều có màu nâu nhạt.
Tiếng hót
Nhìn chung, hình dáng bên ngoài củachim Họa Miso với giọng hót khác một trời một vực. Tuy vẻ ngoài không có gì đặc sắc nhưng bù lại giọng hót của chúng lại khiến bao người đắm say và muốn sở hữu bằng được.Tiếng hót của Họa Mi trong trẻo, lanh lảnh cho mọi người cảm giác sảng khoái, yêu đời khi thưởng thức. Do vậy, nếu ai muốn chơi chim để nghe tiếng hót thì Họa Mi chính sự lựa chọn hàng đầu.
Phân biệt trống mái
Chúng ta rất dễ dàng phân biệt Họa Mi trống và mái qua một số chi tiết như:
- Cơ thể chim trống nhỉnh hơn một chút so với chim mái.
- Lông của chim mái có màu nâu hung còn chim trống lại có màu nâu sẫm. Mắt của chim mái có viền nhỏ cùng vệt trắng ở đuôi mắt cũng kéo dài ra phía sau ngắn hơn họa mi trống.
- Chim mái chỉ kêu “xùy…xùy…” hoặc “sè.. sè..” nhưng chim Họa Mi trống lại hót râm ran, lảnh lót.
Cách chọn giống chim Họa Mi hót hay
Hãy chú ý những đặc điểm sau để chọn được một chúchim Họa Mitốt:
Đầu chim:
Theo những chuyên gia trong nghề truyền lại, Hoạ Mi nên chọn con có “đầu rắn”. Nếu nhìn theo chiều ngang mà thấy phần mỏ phía trên trán với đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng thì đúng chuẩn.
Bộ lông:
Bộ lông của một chúchim Họa Miđạt chuẩn luôn phải mềm mượt, óng ả và đặc biệt là tơi xốp. Phần lông ở đầu phải mỏng, ôm sát vào da đầu. Còn lông cánh thì mượt mà, không xơ rối, không xù hay vón cục.
Mắt:
Nên chọn chim có đồng tử tức phần chấm đen phía trong con ngươi nhỏ nhất có thể. Không chỉ vậy, đồng tử củachim Hoạ Miphải có được những tia mắt lóe ra toàn bộ xung quanh càng to, rõ nét và dày là tốt nhất.
Chân chim:
Chân Họa Mi phải rắn chắc, khỏe mạnh. Ngón chân của chúng không cần quá dài nhưng móng vuốt nên nhọn sắc như móng vuốt của mèo. Phần viền của vảy chân chim cần có màu sẫm tối.
Kỹ thuật xử lý chim mới mua về
Tập quán củachim họa milà phân vùng, sống theo lãnh thổ. Khi ở nhà ta, chim cũ là chủ thống trị lãnh thổ của mình, còn chim về sau sẽ là kẻ lạ xâm chiếm lãnh thổ, cộng thêm các yếu tố bất lợi như: lạ môi trường, mất mái nên rất dễ bị chim cũ trong nhà hót đè cho ko thể lên được. Vì vậy khi mua chim mới về mà trong nhà đang có chim cũ thì nên lưu ý vài điểm cơ bản dau đây:
- Trước khi đưa con chim mới về cần chuẩn bị sẵn 1 con mái, tách riêng ra nuôi ở chế độ cô độc, (không ghép với con trống nào cả) để sẵn sàng ghép cho con chim mới khi nó về
- Trùm kín và cất chim trống cũ làm sao để nó càng ít hót càng tốt
- Khi đưa chim mới về thì ghép ngay với con mái đã chuẩn bị và tách riêng cặp này ra nơi yên tĩnh và thoáng đãng (ngoài vườn hoặc trên sân thượng, mở áo lồng để chim thấy mái và làm quen với môi trường mới, không được trùm kín áo lồng chim sẽ bị hoảng)
- Tuyệt đối không được cho đối mặt với chim nhà khi chim mới về nhà
- Nuôi gần mái và tạo điều kiện cho chim mới hót nhiều để mái chịu theo, cứ nuôi như vậy vài ngày đến 1 tuần thì chim sẽ quen thổ, ăn mái và ổn định dần. trong quá trình nuôi cần nhẹ nhàng và theo dõi để có chế độ nuôi hợp lý cho chim mới….
Những tiêu chí chọn lồng nuôi chim Họa Mi
Những yếu tố cần đảm bảo khi chọn lồng là:
- Kích thước phải đảm bảo đường kính đáy lồng dài tầm 40cm hoặc nhỏ hơn một ít. Số lượng nan lồng xung quanh tầm 60 chiếc.
- Nguyên liệu làm lồng từ sắt, tre hay mây đều được, nhưng chọn mây sẽ tốt hơn vì chúng tránh mốc và côn trùng phá hỏng cực tốt.
- Bố trí đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn cùng khay dưới đáy đựng phân phía trong lồng. Đặt thêm 2 đến 3 cây cầu lồng làm từ gỗ hoặc tre ngang lồng để cho chim đậu.
- Lồngchim Họa Miphải có áo trùm và luôn nhớ trùm kín lồng mỗi buổi tối
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chim Họa Mi
Lúc mới nuôi hãy cho chim ăn các loại côn trùng tự nhiên như: trứng kiến, châu chấu, cào cào… Lượng thức ăn mỗi ngày của Họa Mi chỉ khoảng vài muỗng cà phê.
Muốn chim nhanh lớn, hót hay và căng lửa thì hàng ngày cho chúng ăn nhiều cào cào (từ 20 đến 30 con). Khi chim đã dạn dĩ hơn thì bắt đầu cho chim ăn cám tổng hợp. Lúc này, bạn giảm lượng thức ăn tươi, tăng thức ăn trộn sẵn để chim ăn.
Thức ăn và cách pha chế.
- lon tấm gạo (250g)
- 5 trứng gà.
- 1 muỗng cafe đường cát.
- 2 muỗng cafe bột sò và xương.
- Rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ,khi nào hơi vàng bắt chảo xuống.đập ngay 5 quả trứng vào tấm,rắc đường bột sò vào.trộn đều sau đó đem phơi khô.có thể tấm bị vón cục lại,ta cần bóp nhuyễn ra.lưu ý:nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã,bóng lông.
- Ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào cào,sâu tươi…tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư,khàn.
- Cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu. nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu.
Cách nuôi chim Họa Mi căng lửa hót hay
Hoạ mi là loài chim đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng từ lâu. Ngoài các yếu tố về lồng và chế độ ăn như trên đã nếu, muốn Hoạ Mi căng lửa hót hay, anh em cần chú ý như điều sau:
Giúp Hoạ Mi quen với cuộc sống mới
Chỉ khi chú chim Hoạ Mi quen với lồng, môi trường và nếp sống mới thì bạn mới có thể chăm chúng căng lửa hót hay được. Khi mới đem chim về, hãy treo áo lồng và đặt lồng ở nơi yên tĩnh, tránh lối đi để cho Hoạ Mi không sợ hãi. Không chỉ thế, nên ghép Hoạ Mi theo cặp kiểu trống- mái nhằm giúp chim đỡ hoảng sợ. Tuy vậy, bạn nên lưu ý không để Hoạ Mi ở gần một con cùng giới bởi chúng là loài chim sống theo phương thức lãnh thổ, không chấp nhận kẻ nào xâm phạm vào không gian của mình. Nếu như chú chim Hoạ Mi của bạn vẫn còn rụt rè và khá nhút nhát, bạn hãy cho thức ăn vào lồng vừa đủ 3 ngày để thay một lần nhằm hạn chế tiếp xúc với chúng nhiều.
Một chú Hoạ Mi hiếu thắng tốt nhất không nên để gần những con chưa được thuần hóa bởi bản tính sống lãnh thổ sẽ khiến chúng tấn công lẫn nhau. Thời gian đầu mới chăm sóc chim sẽ khá vất vả nhưng bạn nên thực hiện đều đặn công việc này vào những khung giờ nhất trong ngày để chim nhanh quen với môi trường mới.
Chim chưa dạn người sẽ khá bướng bỉnh. Khi bạn tới gần, chúng có thể giãy nãy, bay loạn xạ và gây ra những vết thương đáng tiếc cho bản thân. Các động tác tiếp xúc, chăm sóc chim cần nhẹ nhàng, tỉ mỉ và từ tốn để tránh gây sợ hãi cho Hoạ Mi. Thuần hóa thành công là đến một ngày, khi bạn mở lồng chim ra mà Hoạ Mi không nhảy dựng lên và có cảm giác như gặp được người quen.
Thức ăn giúp Hoạ Mi căng lửa hót hay
Công thức đơn giản nhất cho Hoạ Mi căng lửa, hót hay là bạn chỉ cần trộn lẫn gạo cùng trứng và cào cào.Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm m đạm động vật từ nguồn thức ăn như cào cào, sâu tươi, tôm tép, cá con…
Có một điều bạn nên cẩn thận lưu ý là không được đổi thức ăn đột ngột cho chim. Bởi điều này khiến cho Hoạ Mi không quen thức ăn dẫn đến bỏ ăn và mắc bệnh. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo nguồn thức ăn của chim hợp vệ sinh, phải bỏ đi những loại đã mốc, hư để tránh gây bệnh cho Hoạ Mi.
Cho Hoạ Mi đi dã ngoại và giao lưu
Để rèn dũa được một chú chim Hoạ Mi hót thánh thót và có thể trình diễn được nhiều giọng khác nhau, bạn nên cho chúng đi dượt. Dù cho bạn đang có một chú chim mộc mới được mang từ rừng về, thì bạn cũng nên mang chúng đi dượt chim. Hãy trùm áo lồng thật kín để Hoạ Mi nghe ngóng được những con chim khác để có thể bắt giọng.
Nếu không có điều kiện đi dượt chim, bạn nên tìm những tiếng hót của họa mi trống nào hót hay, hót nhiều rồi phát cho chúng nghe để tập giọng.
Muốn tập cho Hoạ Mi hót khỏe, hót hay bạn cần bỏ hết áo lồng rồi treo chim lên nơi cao, yên tĩnh để chúng luyện giọng.
Ngoài ra bạn đừng quên việc tắm nắng, tắm nước để tạo điều kiện sống tốt nhất cho Hoạ Mi. Chỉ khi trong người thấy thoải mái, sung mãn nhất thì Hoạ Mi mới dễ đạt trạng thái căng lửa hót hay được.
Lưu ý khi chăm nuôi chim Họa Mi
Bạn cần chú ý những điểm sau để chim mau lớn, nhanh hót:
- Thường xuyên vệ sinh lồng và tắm cho chim mỗi ngày. Chỉ tắm vào mỗi buổi sáng, đặc biệt không nên tắm nắng cho chim nhiều để tránh gió lạnh lùa vào lồng. Luôn canh chừng cóng nước và châm ngay khi thấy cạn.
- Không được thay thế nguồn thức ăn đột ngột và nên cho Hoạ Mi ăn riêng một loại thức ăn.
- Thức ăn phải đủ dinh dưỡng, không hư hỏng, ẩm mốc. Phải bỏ đi các thức ăn hư hỏng để không sẽ gây hại cho sức khoẻ của chim.
Họa Mi cần được chăm sóc đúng cách để phát triển toàn diện
- Bổ sung thêm nhiều đạm từ côn trùng tươi sống nhưng nhớ không được cho Hoạ Mi ăn thức ăn mặn.
- Nước uống phải sạch sẽ, không đục bẩn.
- Treo lồng nhiều nơi để chim có thể tiếp xúc với nhiều kiểu môi trường khác nhau và có thể có được sự thích nghi cũng như nhanh dạn dĩ hơn.
Mùa sinh sản của Họa mi.
– Mùa sinh sản của họa mi bắt đầu khoảng tháng 4,tháng 5 âm lịch.đến giữa tháng 8 là đã có chi con rồi.
– Tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc,hay những cây cao.tổ họa mi rất kín đáo,trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau.
– Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng.một điều lạ là chim trống và mái thay nhau ấp đến khi trứng nở.mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa.họa mi là giống chim rất chung thủy,trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.
Mùa thay lông.
sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và họa mi cũng không nằm ngoài chu kì này.
– Mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 – 3 tháng mới xong.chim nào yếu thì thay trước,chim nào khoẻ thì thay sau.mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không trùng với chim ngoài trời,
– Khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng,đảo bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình.
+ Lồng chim phải được phủ cả ngảy,treo vào nơi yên tĩnh.
+ Tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái.
+ Nên cho ăn cào cào,loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh.
+ Vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút.khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.
– Điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này.
+ Nuôi dưỡng không đúng mức:không đủ chất,bữa đói bữa no,thay đổi thức ăn đột ngột.
+Thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng,tắm nước.
+ Do di chuyển xa đột ngột.cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà Nội vào trong Nam.khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót.nhưng sau đó suy dần và cuối cùng chết.kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.
Thuần dưỡng họa mi bổi
Theo giới nuôi chim thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người .người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim “bổi” lỡ ,nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn ,vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh.
– Tập cho chim dạn dần:họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích choè lửa rất mau dạn.với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu,trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng.muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi yên tĩnh.ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau .nhớ đừng” dục tốc bất đạt”.
– Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi,sau đó mới nghĩ tiếp chuyện tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu tươi trộn chung với tấm gạo.từ từ chúng sẽ quen mồi.sau đó cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi.nhưng phải để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa.theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng.khác với khi ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác cào cào hay sâu tươi.
– Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo.họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 – 20 phút.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về chim Họa Mi, hy vọng rằng, bạn áp dụng được những kinh nghiệm này trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng chúng. Chúc bạn thành công!
Tìm bài này trên Google:
- chim hoa mi
- Chim
- nuôi họa mi sinh sản
- cách nuôi họa mi sinh sản
- ky thuat nuoi hoa mi sinh san