Những điều cần chú ý khi nuôi chim Họa Mi theo mùa

Chim họa mi và những thông tin cơ bản về loài chim này

Kinh nghiệm của nhiều lão làng trong giới chơi chim, cách nuôi chim Họa Mi không đơn giản. Để nuôi được một con chim khỏe, hót hay, chọi tốt là cả quá trình học hỏi từ thất bại của những người mê chim.

Tùy theo từng mùa, người chơi cần thay đổi chế độ chăm sóc chúng. Dưới đây là những nguyên tắc cần nhớ khi nuôi giống chim này. Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.

Nuôi chim Họa Mi vào mùa xuân

Mùa xuân là mùa sinh sản của các loài chim, đây là mùa chim tìm kiếm bạn tình và sinh ra thế hệ sau. Vào mùa này, những con Họa Mi trống thường sung sức nhất. Tư thế của chúng cũng hiên ngang hơn, nhất là khi có chim mái bên cạnh.

Đặc biệt, chim trống thường hót nhiều và hay hơn khi gặp một con trống khác. Để đảm bảo sức khỏe cho chim, bạn không nên cho chúng hót quá nhiều. Mỗi ngày cho hót 1-2 giờ vào buổi sáng sớm, cho chim đi phơi nắng ở những nơi không khí trong lành.

Thức ăn cho chim vào mùa này cần gia tăng chất đạm và béo, để bổ sung thể lực cho chúng. Đơn giản nhất là cho chim ăn thêm côn trùng, sâu hoặc trứng gà.

Nuôi chim Họa Mi vào mùa hè

Khi thời tiết nóng bức, chim chóc cần được chăm sóc sức khỏe thật tốt. Điểm quan trọng khi chăm sóc chim vào mùa hè là tăng cường sức chịu đựng cho chim. Tuy nhiên cần chú ý không để chúng bị mất nước hoặc cảm nắng.

Chim cần được tắm rửa thường xuyên và huấn luyện để kéo dài thời gian hót. Với trường phái nuôi chim đấu, đây là lúc thích hợp để luyện những miếng đòn. Thời gian tập không được quá dài, mỗi lần 30-40 phút là được. Chọn chỗ mát mẻ, huấn luyện lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh chim bị mất sức.

Thức ăn cho chim cần bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết để bù lại lượng muối đã mất trong ngày. Mỗi tuần nên cho chim uống nước khoáng vài lần. Trong lúc luyện tập cũng nên cho chúng ăn để phục hồi thể lực.

Nuôi chim Họa Mi vào mùa thu

Mùa thu là thời gian chim Họa Mi thay lông, do đó chúng cần nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu. Các loại thực phẩm này giúp lông chim bóng mượt hơn. Một số loại hạt tốt cho lông của Họa Mi: vừng, hạt tía tô, lạc, óc chó…

Tắm rửa cũng là cách rất tốt để duy trì sức khỏe cho chúng. Việc tắm rửa hàng ngày giúp loại bỏ bớt kí sinh trùng và bụi bẩn trên lông. Một số người cho rằng không nên cho chim tắm khi đang thay lông. Nhưng theo nhiều người nuôi lâu năm, chỉ cần không phải chim non thì tắm rửa sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Một số người còn nghĩ ra cách treo lồng ngoài trời vào ban đêm để hứng sương đêm. Phương pháp này hiện còn nhiều tranh cãi do dễ khiến chim bị cảm. Ngoài ra còn thu hút côn trùng, ruồi muỗi và các động vật gây hại cho chim.

Nuôi chim Họa Mi vào mùa đông

Vào mùa này, chim cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo. Việc này cần được tiến hành từ lúc trời chuyển mát. Mục đích là giúp chúng tích lũy năng lượng cần thiết để khỏe mạnh qua mùa đông lạnh.

Các loại thức ăn thích hợp trong thời gian này gồm hạt ngô, đậu tương, củ từ, sâu quy (sâu gạo), côn trùng. Cho chim tắm định kỳ sẽ giúp hạn chế nhiều bệnh về da thường gặp. Sau khi chim tắm cần để chúng ở nơi ấm áp, kín gió.

Tuyệt đối không nuôi chim ở nơi có gió lùa. Cho dù chuồng đã được che chắn kĩ nhưng không khí lạnh vẫn có thể đe dọa sức khỏe của chúng. Chim Họa Mi rất dễ bị cảm cúm và tiêu chảy về mùa lạnh.

Trên đây là những bước cơ bản để chăm sóc chim Họa Mi. Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi chim họa mi bổi căng lửa, kỹ thuật nuôi chim sinh sản.