Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa Mi bị yếu lửa

Trong qua trình nuôi, chim Họa mi mặc dù rất dễ phát triển. Nhưng một khi đã bị yếu lửa thì khó lòng khắc phục. Điều này làm người chơi chim vô cùng lo lắng và lúng túng khi xử lí. Sau đây, mình sẽ giúp bạn phương pháp giúp chim Họa mi nhanh chóng hồi phục khi bị yếu lửa nhé!

Chăm sóc chim Họa mi yếu lửa

Phụ Lục Bài Viết

Đặc điểm chim Họa mi

Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên.

Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.

Môi trường nuôi chim Họa Mi

Về mật độ chim nuôi. Có nhiều bạn nuôi tham, trong một diện tích nhà ở hai tầng chừng 80m vuông. Mà nuôi đến trên dưới chục cá thể chim là quá nhiều. Với hai tầng như vậy chỉ nên nuôi hai chim trống là vừa, nếu có thể thì thêm một chim mái nữa là cùng. Việc nuôi nhiều chim cùng loài trong một diện tích không đủ rộng sẽ dẫn đến đè nhau. Hoặc lây lan dịch bệnh rất khó khống chế. Điều này làm cho chim bị yếu lửa rất nhanh.

Biểu hiện chim Họa mi bị yếu lửa

Trong khi thời tiết thay đổi, dịch bệnh hoành hành, nhiều bạn chưa biết cách bảo vệ cho những chú chim yêu của mình nên việc giảm sút thể lực, xuống lửa bỏ hót là tất nhiên. Con chim đã xuống lửa, yếu ớt đương nhiên là khi hót đấu nó sợ hãi dựng “tóc” gáy, việc đó không có gì là lạ.

Biện pháp

Để khắc phục tình trạng này, ta nên chọn nơi yên tĩnh, khuất gió nuôi chim. Hạn chế đi thi, đi dượt, đi chơi trước tiên. Sau đó điều chỉnh ngay chế độ ăn uông và vệ sinh nơi ở của chúng.

Việc kích chim chỉ làm hại con chim mà thôi. Người chơi chim thật sự là người không cần thi thố lấy nhiều giải. Tất nhiên có giải là tốt, nhưng giải không phải là tất cả để phản ánh tố chất và năng lực của người chơi chim. Cái cách thưởng thức tiếng hót, giọng hót của con chim mới là quan trọng nhất.

Thức ăn của chim Họa mi

  • Thức ăn của Họa mi trong thiên nhiên rất phong phú, ngoài các loài côn trùng và bò sát nhỏ ra, chúng còn ăn cả hoa quả, thậm chí là củ rừng nữa.
  • Đồng thời lưu ý chế độ dinh dưỡng phải đủ chất. Đặc biệt chất đạm, chất xơ, chất khoáng…. Lưu ý lượng mồi tươi cần vừa đủ. Không nên nóng vội cho ăn mồi tươi quá nhiều dẫn đến chim bị ỉa chảy. Thể lực càng suy giảm hơn.

Vệ sinh

Lưu ý tắm và dọn rửa đáy lồng cho chim mỗi ngày. Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 10 độ C không nên tắm cho chim nhưng vẫn phải lùa chim sang lồng khác để dọn đáy lồng, không để phân chim lưu cữu ngày nọ qua ngày kia.

Cách phòng ngừa bệnh thường gặp ở chim Họa mi

Tuyến nhờn của chim bị thương, nhiễm trùng hay bị cảm nắng, cảm lạnh…Dùng cồn i ốt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn. Bóp cho mủ ra hết, bôi cồn i ốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Nếu chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim. Đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim Họa mi. Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

Khi khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh. Chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần. Đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường trắng cho chim uống, mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

Các bệnh thường gặp ở Họa mi trên cũng dễ làm Họa mi bị yếu lửa lắm. Người chơi chim cần chú ý để kịp thời chữa trị cho chim. Nếu để lâu trường hợp xấu nhất là chim sẽ mất tiếng hót thậm chí có thể bị chết.