Mời các bạn đọc truyện cười Cứ đô là thích tất. Ghé thăm website mỗi ngày để cập nhật những truyện cười hay nhất 2014. Chúc bạn có những phút thư giãn thú vị!
Cứ “đô” là thích tất
Cùng ngồi xem trận Brazil và Bồ Đào Nha tại World Cup 2014, chợt người con trai hỏi bạn gái mới quen:
– Em có thích tiền đạo Cristiano Ronaldo không?
Cô bạn gái đáp liền:
– Em thì cái gì có liên quan tới “đô” là em đều thích hết.
Chàng trai ngã bổ nhào.
=============
Lý do đá phạt đền thành công
Sau khi bị thủ môn Barthez cản phá quả phạt đền trong trận Pháp – Anh mở màn vòng chung kết Euro 2004 và qua đó để tuột mất chiến thắng, Beckham buồn bực lắm bèn đi tìm đồng đội cũ ở MU tại phòng thay đồ để hỏi cho ra nhẽ.
Becks gặng:
– Làm sao cậu biết tôi đá bóng sang góc trái cầu môn?
Người đồng đội cũ của Becks ở M.U thản nhiên:
– Làm sao cậu dám đá sang bên phải khi phía đó có đặt bảng quảng cáo hãng giày đối thủ của hiệu cậu đang dùng?
=============
Làm thủ môn sững sờ
Phóng viên thể thao hỏi:
– Xin cho biết, trong cuộc đời cầu thủ, đã bao giờ anh sút bóng mà thủ môn chỉ biết sững sờ đứng ngây như pho tượng nhìn bóng bay vào lưới?
– Nhiều không nhớ hết được.
– Xin cho biết bí quyết của những cú sút?
– Chẳng cần bí quyết gì cả, đó là những lần tôi tung lưới nhà.
============
Nhờ thiếu kinh phí
Người ta hỏi huấn luyện viên đội bóng đá xã vừa đoạt cúp vô địch cấp huyện:
– Nhờ đâu mà đội bóng anh đoạt cúp vô địch kỳ này vậy?
– Dạ, nhờ thiếu kinh phí.
– Ủa, ai cũng than xã đầu tư cho thể dục, thể thao nên đội bóng xã mình thất bại trong kỳ tranh tài này, sao anh thành công, lạ vậy?
– Tụi tôi, hàng ngày, sáng sớm còn phải đi tưới rẫy, đâu có tiền đi xe, phải chạy bộ ra xã, rồi từ xã này qua xã kia… để thi đấu giao hữu, tập huấn hoặc tranh giải cho kịp giờ, chạy riết như vậy mà tụi tôi rèn luyện được sức bền. Còn tập bóng thì đâu có bóng da mà tập, chỉ tập bằng trái bưởi, rồi trái dừa khô, nên chân đứa nào đứa nấy cứng như đá, đối phương vào bóng thô bạo đều bị què giò… Đội tôi luôn thắng nhờ thi đấu bền sức và những cú sút như trẩy dừa, thủ môn đối phương chỉ kịp… né.
============
Luật bóng đá trong nhà?
Đôi tình nhân trò chuyện tại công viên. Cô gái nói với chàng trai, là một cầu thủ bóng đá: – Anh yêu, mai mốt chúng ta lấy nhau, anh là người của bóng đá, chúng ta cùng thực hiện Luật Bóng đá trong nhà!
Chàng trai ngạc nhiên: Anh chuyên đá sân lớn. Đội bóng 11 người thi đấu, sao có vụ Luật bóng đá trong nhà?
Cô gái: Đây là Luật bóng đá… trong nhà chúng ta. Không phải luật bóng đá thi đấu 5 người. Đây là luật của 2 chúng ta. Anh là cầu thủ, em là trọng tài. Không được cãi hoặc chửi rủa trọng tài khi được nhắc nhở. Không được đánh trọng tài.
Không được việt vị, nghĩa là không được tự do chạy đến các khu vực như quán bar, casino.
Không được bán độ, không móc ngoặc với đội bóng khác, hay bọn cờ bạc làm việc xấu… nghĩa là không được móc ngoặc với mấy bạn nhậu xấu, không được lem nhem bồ bịch…
Anh phải chơi bóng một chạm!
Chàng trai: Nghĩa là sao?
Khi nhận được lương, tiền thưởng… anh không được rê dắt, lừa qua vài vòng mà phải chuyền ngay cho em.
Cuối cùng, trong phòng ngủ, chỉ có trọng tài mới có quyền cho thi đấu hoặc ngưng thi đấu. Em báo trước cho anh, để cho trận đấu hấp dẫn có thể đá thêm “hiệp phụ hoặc đá phạt đền”. Không chấp nhận luật “ Cái chết bất ngờ”
===========
Đừng có dại mà dẫn người yêu đi xem đá bóng
– Ở sân bóng có cả nhạc hả anh? Nhưng bài này em không thích, nếu họ bật nhạc Ưng Hoàng Phúc hay Lam Trường, Đan Trường thì hay hơn anh nhỉ?
Chợt phát hiện ra điều gì nàng thích thú:
– Anh ơi, nhìn kìa, cầu thủ mặc quần đùi! Đứng trước thiên hạ, mà họ mặc quần đùi, thế mà em mặc cái juýp ngắn một tý mà anh đã kêu.
Cũng may, trận đấu bắt đầu và nàng theo dõi khá chăm chú.
Khán đài hôm nay chật kín, báo hiệu một trận cầu gay cấn và vất vả, không chỉ đối với các cầu thủ trên sân mà còn đúng với cả một khán giả đang theo dõi trên khán đài.
Khi quả bóng lăn hết đường biên, tiếng một ai đó trong đám khán giả:
– Phạt góc rồi!
Nàng lay vai:
– Phạt góc là gì hở anh?
– À, từ chuyên môn thôi.
Gã nhô cái đầu ra phía trước một tẹo, cố tìm góc nhìn rộng hơn.
– Cụ thể là gì? Anh nói rõ hơn đi.
Gã trả lời không một chút biểu cảm:
– Là khi bóng đi hết đường biên ngang sau khi chạm vào một cầu thủ đội nhà!
– Thế đường nào là đường biên ngang?
Lần này thì nàng vươn hẳn cổ ra phía trước để chắn lấy mặt gã. Chịu thua, gã đưa tay chỉ cho nàng:
– Đấy em, hai cái đường vôi trắng ở hai cầu môn ấy.
– Thế hai đường còn lại gọi chắc là đường biên dọc phải không ạ?
– Đúng rồi, em giỏi quá!
Gã đang dùng đến nghệ thuật giao tiếp vốn được áp dụng khi giảng bài đứa cháu lớp hai. May mà không để ý, nàng nở một nụ cười thật duyên:
– Cuối cùng thì em cũng biết một tý về bóng đá.
Được thể, nàng lấn lướt:
– À, mà anh ơi! Thế có đường biên chéo không anh?
– Chưa thấy có em ạ!
Nàng không buông tha:
– Sao họ không làm sân bóng hình tròn nhỉ? Đỡ phải phạt góc.
Cái này thì gã chịu, đúng là nếu sân bóng hình tròn thì đỡ phải phạt góc thật. Gã chống chế:
– Chắc là làm sân hình tròn khó hơn em ạ. Làm gì có cái compa nào đủ lớn để vẽ sân cho nó tròn.
– Ừ, có lẽ thế!
Hình như nàng đang mãi suy nghĩ làm thế nào vẽ sân bóng cho thật tròn nên gã cũng được để yên trong một lúc.
Tiếng hò hét vẫn không dứt. Hai đội tranh bóng khá quyết liệt, một pha bóng phạm lỗi.
– ÁÂÄJyvQ§µXlª… trọng tài!
– ÁÂÄJyvQ§µXlª… trọng tài cũng là thuật ngữ chuyên môn hả anh?
– À, cái này thì không em ạ. Chắc ai đó uống nhiều quá nên hét nhầm thôi.
Trong lúc cả sân đang chăm chú nhìn theo quả bóng thì nàng có thú vui khác người, hết ngoảnh sang trái rồi nhìn sang phải. Kết thúc của chuỗi hành động đấy lại là một câu hỏi:
– Hai khung thành có bằng nhau không hả anh?
– Tất nhiên là bằng nhau rồi.
– Anh có biết kích thước khung thành không?
– Nếu anh nhớ không nhầm thì rộng khoảng bảy mét ba, còn cao chừng hai mét bốn. Để chính xác thì em lấy mười một mét nhân với hai phần ba thì được chiều dài, còn chiều rộng thì anh nhớ mang máng như thế!
– Anh cho em mượn điện thoại!
– Không gọi được đâu em, sân ồn lắm!
– Ơ hay, cái anh này? Em có gọi đâu, sao anh hay cãi em thế nhỉ?
Gã thò tay vào túi lấy điện thoại đưa cho nàng. Nàng vừa bấm, vừa lẩm bẩm:
– Mười một chia ba nhân hai. À quên, phải là mười một nhân hai chia ba mới đúng. Mọi người xem bóng đá ồn quá! Đúng rồi anh ạ, bảy mét ba ba ba ba… Anh giỏi thật đấy!
Không mấy khi được người khác khen nhưng lúc này gã không bận tâm cho lắm.
Gã muốn yên thân.
Nhưng nhu cầu hiểu biết của nàng mâu thuẫn với quyền lợi của gã:
– Mà anh ơi, thế thì bất công quá nhỉ. Nhỡ hai thủ môn to không giống nhau thì ai bé thiệt quá nhỉ? Đáng lẽ chiều cao khung thành phải tỷ lệ thuận với chiều cao thủ môn, còn bề ngang thì tỷ lệ với độ béo. Anh mà làm thủ môn chắc khung thành phải rộng và thấp lè tè, anh nhỉ?
– Ừ chắc thế!
Gã tặc lưỡi cho qua chuyện. Chợt nhận ra điều gì, gã thanh minh cho FIFA, à quên, cho chính gã:
– Nếu thế cũng không ổn. Vì mỗi khi có bóng đá, người ta phải thay đổi cầu môn cho phù hợp với thủ môn đội bóng. Mà cũng không cần, sang hiệp hai thì hai đội đổi sân, chả nhẽ người ta phải đổi cả cầu môn. Nên anh nghĩ cầu môn bằng nhau là hợp lý nhất!
– Hết hiệp là hai đội đổi bên, buồn cười nhỉ? Giờ em mới biết đấy! Mà anh ơi!
– Gì nữa hả em?
– Thủ môn thì được mặc áo khác với người khác à?
– Đúng rồi em! Thủ môn có trang phục thi đấu khác với các cầu thủ khác trên sân.
– Em mà đá bóng, em sẽ làm thủ môn. Muốn diện thế nào cũng được, khỏi đụng hàng! Mà thủ môn đội bên này mặc xấu chết, tất đỏ lại mang găng xanh, phải như thủ môn bên kia cơ, cả găng tay và găng đều màu vàng!
Gã bắt đầu cảm thấy ân hận khi đã rủ nàng lên sân. Bất ngờ gã, mà không chỉ có một mình gã mà khoảng một nửa cổ động viên trên sân cùng hét:
– Mười một mét!
– Mười một mét là gì hả anh
Gã phản ứng với tình huống trên sân như thế nào thì nàng hỏi lại với tốc độ như thế.
– Là khi cầu thủ phạm lỗi với đối phương trong vùng mười sáu mét năm mươi.
– Sao lại mười sáu mét năm mươi, không lấy mười sáu hay mười bảy mét cho chẵn.
Nếu trong toán học, nàng cũng phản ứng nhanh như thế thì một anh chàng nào đó đã bị mất suất trong thành phần đội tuyển thi toán Quốc tế. Rất may, câu hỏi này không quá khó đối với gã:
– Nó bằng ba phần hai của mười một mét em ạ!
– Mà sao lại mười một mét, sao không lấy mười mét rồi muốn nhân chia gì cũng dễ?
– Anh cũng không biết!
– Anh phải biết chứ? Mấy cái dễ ợt này mà cũng không biết à?
Thượng đế phân phát thông minh đến cho tất cả mọi người, chỉ có điều người ít người nhiều mà thôi. Hình như gã cũng có phần:
– À, anh biết rồi. Chắc là để tương ứng với mười một cầu thủ trên sân em ạ. Mười một cầu thủ, tương ứng với mười một mét. Chuẩn quá còn gì?
– Thế mỗi đội có mười một cầu thủ hả anh? Khi nãy giờ em quên đếm. Để em đếm thử xem.
Nàng bắt đầu lẩm bẩm:
– Một, hai, ba…
Gã mãi xem pha bóng mười một mét nên cũng mặc kể nàng đếm. Cũng may như thế thì gã được nghỉ ngơi một lúc, gã còn ước mỗi đội có chừng một trăm cầu thủ thì gã có thể toàn tâm toàn ý với trận bóng.
Nhưng cũng không được lâu:
– Anh ơi, khó đếm quá. Cầu thủ họ không chịu đứng yên. Hay anh đếm hộ em đi!
– Anh đã bảo rồi mà, mỗi bên mười một người.
– Không, em muốn anh đếm cơ. Nhỡ hôm nay họ ra sân nhiều người hơn hay ít hơn thì sao?