Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên

Sau khi chào đời, trẻ ngay lập tức phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới, cơ thể trẻ phải tự thích nghi một cách hoàn toàn độc lập. Do đó, chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời cần được đặc biệt quan tâm.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Một trẻ sơ sinh được coi là khỏe mạnh khi được sinh ra trong khoảng tuần thai thứ 37 đến tuần thai 41 của thai kỳ. Trọng lượng khi sinh ra của trẻ đạt từ 2,5 kg trở lên. Trẻ có phản xạ khóc (hô hấp) ngay sau khi ra đời, bú mẹ, đại tiện và tiểu tiện trong 24 giờ đầu sau sinh và không có dị tật bẩm sinh.
Đối với những trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sau khi theo dõi y tế trong vài giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được chuyển đến cho mẹ. Trẻ được bú mẹ và công tác chăm sóc trẻ sơ sinh lúc này hoàn toàn là chăm sóc thường quy do gia đình thực hiện. Cán bộ y tế chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết hoặc xảy ra sự cố về sức khỏe của mẹ hoặc bé.
1. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục. Sau khi vệ sinh cơ thể, bé quần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ. Ngoài ra, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.
2. Chăm sóc da trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng và nhạy cảm. Khi chào đời, da bé được bao phủ bởi chấy “gây”. Chất này có tác dụng giữ nhiệt và bảo vệ da bé. Tuy nhiên, sau một vài lần tắm và vệ sinh đầu tiên, lớp chất này mất đi, da bé không còn sự bảo vệ tự nhiên nên cần được chăm sóc cẩn thận.
Khi mới sinh, làn da có vẻ hơi xanh xao nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường. Trẻ sẽ trở nên hồng hào sau một vài ngày. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ có hiện tượng vàng da sơ sinh vào ngày thứ 3, 4 sau khi chào đời. Đây có thể chỉ là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có khi là bệnh lý vàng da, cần được điều trị.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Bố mẹ cần giữ vệ sinh da cho bé sạch sẽ bằng cách tắm cho bé thường xuyên, lau khô người. Nếu tã hoặc bỉm ướt thì cần thay ngay để tránh da bị hăm. Các loại chất thơm, xà phòng hoặc nước xả vải không được khuyến khích dùng vì có thể gây hại cho da.
3. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Rốn là bộ phận đặc biệt nhạy cảm ở trẻ sơ sinh. Do đó, việc chăm sóc rốn cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh cần đảm bảo các nguyên tác vệ sinh để tránh nhiễm trùng rốn. Nguyên tắc chung trong giữ vệ sinh rốn cho bé đó là luôn giữ cho khu vực này được sạch sẽ và khô ráo.
Khi tắm, bố mẹ cần tránh để nước bắn vào làm ướt rốn bé. Hàng ngày, vệ sinh rốn sạch sẽ bằng cồn 70 độ sau đó băng nhẹ để rốn khô tự nhiên. Sau 7 – 10 ngày, cuống rốn khô chuyển sang màu đen và tự rụng. Tuyệt đối, bố mẹ không được bôi thuốc lạ, cắt hoặt giựt cuống rốn, băng rốn quá kín. Trước khi vệ sinh rốn cho con, bố mẹ cần vệ sinh tay bằng cồn 70 độ.
4. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Ngay sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn. Mẹ cho bé bú theo nhu cầu và bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không cần phải ăn bất kỳ thực phẩm hoặc nước uống nào khác.

>> Tham khảo: Nấm linh chi <<

Những mẹ lần đầu tiên cho con bú cân học cách cho trẻ bú đúng tư thế giúp trẻ bú được nhiều hơn và sữa mẹ cũng tiết ra nhiều hơn. Nếu mẹ nhiều sữa, có thể vắt và bảo quản để tiện cho bé bú lúc mẹ vắng nhà hay phải đi xa. Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa cho con, bé phải dùng sữa công thức phù hợp với độ tuổi của mình. Tất cả đồ dùng của bé: bình sữa, núm vú,… cần được vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo trước khi sử dụng.