làm gì không phải là vấn đề, mà là làm như thế nào.
học gì không phải vấn đề mà là học như thế nào.
vì vậy, câu hỏi “tôi phải dạy con tôi cái gì?” là một câu hỏi gần như vô nghĩa. cái cần được tập trung vào là “tôi phải dạy con tôi như thế nào?”
triết lý giáo dục là cái bạn phải có trước khi dạy con bất kỳ cái gì, hay chọn trường, chọn lớp, chọn giáo viên. nếu bạn không có nền tảng này, người ta bày trò gì bạn cũng sẽ tin, nói gì nghe lọt tai bạn cũng sẽ theo.
một triết lý giáo dục phải trả lời được các câu hỏi:
– mục đích lớn nhất của giáo dục là để làm gì? hay bản chất của giáo dục là gì?
– trẻ em được đặt ở vị trí nào so với người lớn? vai trò của người lớn thực chất là gì?
– trẻ em có nên được trao quyền quyết định hay không? tại sao?
– cách thức dạy nào là cách lý tưởng nhất dành cho trẻ em?
– môi trường nào là môi trường lý tưởng cho trẻ em phát triển?
– nội dung học nào thực sự cần thiết?
nếu con bạn ở trong độ tuổi 0-5 và bạn thực sự quan tâm nghiêm túc đến giáo dục con, bạn cần phải định hướng cho bản thân bằng cách đi tìm câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi này. những định hướng này sẽ đi theo bạn và con suốt cả hành trình giáo dục con. nếu bạn không chủ động đi tìm định nghĩ của riêng bạn(giống rất nhiều cha mẹ) thì bạn sẽ mang theo rất nhiều niềm tin cũ kỹ và áp đặt lên con bạn.
có cả ngàn phương pháp ngoài kia, triết lý không rõ ràng, chứng cứ khoa học không có, chỉ vin vào mác nổi tiếng. đừng nhìn tên gọi để đánh giá. hãy đánh giá nội dung độc lập với tên gọi. hãy thử nghiệm để kiểm chứng.
mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất cần một cách thức giáo dục duy nhất với kim chỉ nam là tình yêu thương của cha mẹ.
đó chính là tinh thần thực sự của giáo dục.