thiên tài hay không?

con bạn là thiên tài hay không là thiên tài thì sao nào?

cái giết chết tiềm năng của đứa trẻ chính là sự ép buộc của cha mẹ, và/hoặc thái độ tự mãn mà chính cha mẹ tiêm nhiễm vào đứa trẻ.

thiên tài không phải cái đào tạo được. dù bạn có cố dạy con bạn, nó cũng chẳng thành Mozart hay Einstein được. mà không là Mozart’ hay Einstein’ thì sao? điều đó có nghĩa là nó không xứng đáng được yêu hay sao?

thiên tài không phải là hoàn thành cái mong đợi méo mó đó.

chỉ có thành tích (hơn trẻ khác) một chút lúc 3 tuổi, 6 tuổi hay 18 tuổi mà cha mẹ đã vội tưởng cách giáo dục của mình là tình yêu đúng đắn, tưởng con mình xuất chúng, tưởng chính mình xuất chúng. đó là cực còn lại của sự trách móc con cái không giỏi được như mình muốn hay như mình dạy. tưởng khác nhau, nhưng đó là hai mặt của một đồng xu.

được giáo dục trong tình cảm méo mó của cha mẹ mới là cái đáng sợ.

lớn lên, một đứa trẻ luôn được khen là giỏi sẽ tưởng rằng nó giỏi thật. khi nó vấp ngã, sẽ rất khó để nó tự vực dậy, vì nó tin rằng nó không đủ giỏi, hay tin rằng thất bại là cái lẽ ra không xảy đến với nó, rằng đó là một sự không may.

đừng dán nhãn con bạn, dù là dốt hay giỏi hay bình thường. hãy giúp nó nhìn nhận bản thân như đúng nó là, và chấp nhận con, dù cho con như thế nào. đó mới là tình thương đích thực.