Chọn mua chim cảnh như thế nào?

Nuôi chim cảnh là một thú vui tao nhã được nhiều người lựa chọn cho mình. Mỗi loài chim có một chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc riêng. Vì thế trước khi nuôi một chú chim làm cảnh bạn cần phải tìm hiểu những tập tính và đặc điểm đặc trưng của chúng, để có những cách chăm sóc tốt và thích hợp. Hãy tham khảo những điều dưới đây nhé!Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm? Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng… ). Không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!
1. Cách chọn mua chim cảnhKhi bạn quyết định chọn một chú chim về nuôi thì bạn phải chắc chắn nó là một chú chim khỏe mạnh nhé! Nếu như bạn ham giá rẻ lấy một chú chim bệnh tật về thì bạn sẽ không được gì cả.

Bệnh của chim sẽ đến giai đoạn phức tạp khi nó có những triệu chứng ra ngoài. Nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh… thì bạn không nên chọn nó. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, thì nó đang trong tình trạng nghiêm trọng rồi đó. Hãy quan sát lâu xem nếu thấy chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp. Con chim này cũng không nên chọn mà hãy chọn con khác.

Một con chim khỏe mạnh là gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng có uy tín hay một người nuôi chim đáng tin cậy.

2. Cách chọn mua lồng chimMua chim rồi thì không thể không mua nhà cho chim được. Vậy chọn cho chim cái lồng như thế nào đây? Trước tiên nó phải thật an toàn và thoải mái đã. Thế thì một cái lòng lớn nhất có thể để trong nhà. Đặc biệt là không thể để cho chim có thể ló đầu qua hai thanh chắn của lồng được. chiếc lồng bạn chọn phải thật tiện lợi, sạch sẽ để chim dễ tiếp cận thức ăn và nước. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp với từng loại chim, tốt nhất là nên chọn loại gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thường có bán ở các cửa hàng bán đồ cho chim hay bạn có thể lấy ở ngoài.

Thanh gỗ cho chim đậu cần phải an toàn tránh chim mổ. Nên chọn các loại gỗ như: gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Trước khi cho gỗ vào lồng thì phải làm sạch thanh gỗ. Nếu bạn có thêm một chú chim khác thì hãy nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiếp xúc. Đây là điều rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Hãy hỏi bác sĩ thú y để có lời khuyên cho bạn về cách làm sao để an toàn cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.

Về lót sàn của lồng chim thì không nên dùng gỗ của cây óc chó vì nó sẽ mang mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Nên lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Hàng ngay nên làm sạch và thay thường xuyên để giữ lồng sạch sẽ không bị ô nhiểm.

Các loại chim:

1. Chim rừng
Là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sảntrong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy…

Chim sơn ca
2. Chim cảnh nhỏ
Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.
Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
3. Chim nói
Một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc…; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.