Phương pháp huấn luyện một con mồi đất

Related image

Như chúng ta đã biết tập tính và đời sống của chim cu cườm, đa phần gáy gù đều ở trên cây cao là chủ yếu, xuống đất chỉ để kiếm ăn, và uống nước … nên khi ta huấn luyện nó thành một con mồi đất, không phải con nào cũng trở thành một con mồi đánh đất , mặc dù khi ta treo nó trên cây nó gáy gù nghe rất đã nhưng khi ta cho nó xuống đất thì nó cứ tung bành bạch …. thử hỏi làm sao mà gáy gù, cái cổ thì teo lại, cái đầu lúc nào cũng nhướng lên cao …. chẳng lẻ bó tay sao? … Hãy kiên nhẫn rồi thành công sẽ mỉm cười với bạn mà thôi!
– Khi chọn một con bổi ưng ý đưa xuống đất ta phải để ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: Quy cực dày, chồng khít như ngói lợp nhà …
Thứ hai: Khổ cườm phải lớn, gù phóng ít nhất cũng 2 đạc, khi thúc thật dồn, thỉnh thoảng phóng một đạc … mồi đánh đất mà không gù phóng, gù rước, không thúc dồn thì làm sao mà đem bổi trên cao xuống đất được.
Thứ ba: Chóp cánh phải trắng, thật trắng …mới chịu đá lộn …
Thứ tư: Mắt phải thật lì …. màu mắt này ai để ý kỹ mới phát hiện được, khi bạn đem con mồi ra tới rừng, nhìn vào cặp mắt của nó ta có thể đoán được nó là con may rừng hay nhát rừng, lì hay nhát (những anh nhát mà ta đem thả nó xuống đất thì suốt ngày không gáy một tiếng …)
Thứ năm: Lông thô và chịu nắng, con mồi đất mà không chịu được nắng thì thua ….
– Tại sao ta phải chọn? thưa các bạn khi ta thả mồi dưới đất thường thì nguy hiểm hơn ở trên cao chó mèo, chồn, rắn, bồ cắt …thậm chí có con còn bị cả gà nó mổ rụng lông tơi tả … như vậy ta có nên chọn con bổi lì đưa xuống đất hay không?
Và đây là phương pháp huấn luyện:
Khi con bổi đả nổi mùi, sa cầu nhịp cánh hay thấy con gà con chó đi ngang qua là nó cất tiếng gù cù cụ, cù cụ …. ta tiến hành huấn luyện.
– giai đoạn một như sau:Chọn một cây thế cao khoảng 5 đến 7m, cây cội này thường xuyên có bổi bay về đậu … sáng thật sớm ta thả mồi vào bội.
– Lần đầu thả ra bội (lồng úp) nếu mồi giãy, tung, (hoặc nhiều lần sau vẫn tung) Ta có thể khắc phục vấn đề này bằng cách: chọn một bãi đất, có bổi hay không cũng được, đặt bội xong mở cửa bội, đồng thời mở cửa lồng để lồng và bội thông nhau, rồi cứ để vậy cho mồi ra vào tự nhiên, ra ăn đất sau đó vào lồng uống nước, nói chung là tự do ra vào. Do bị nhốt trong lồng lâu ngày, con nào thấy đất cát cũng đều thích cả, nhát lắm thì để một lúc là ra ngay, ngó nghiêng ngó ngông rồi đi vào, rất ít trường hợp tung giãy, cứ thế để trong 10, 15 hay 30 phút… tùy vào thời gian rãnh của các Bác. Cách tập này giúp mồi quen dần dần với bội, ta cứ lặp đi lặp lại chừng vài ba lần là quen bội ngay, ta sẽ thấy sau khi đặt lồng và bội thông nhau, thời gian mồi từ lồng ra bội càng ngắn lại, có con mồi dễ chơi khi được áp dụng cách này một lần là lần sau tự chạy ra bội ngay, không mất nhiều thời gian đâu. Sau khi thấy mồi quen bội rồi bắt đầu có thể tập.
+ Làm cách này khi mồi lần đầu ra bội sẽ không giãy tung, chứ con mồi hay mà giãy tung, máu me không, nhiều khi nhát quá bể luôn… thì xót lắm.
+ Lần đầu mà ép ra bội ngay, có giãy tung, sau đó đa số vẫn thuần được nhưng có trường hợp bị bể, lông xác xơ, nuôi lại lâu và mất thời gian hơn không áp dụng giai đoạn này…và nhiều phiền phức khác nửa…
– Ta treo một con bẹo gần đó, khi con bẹo gáy, bổi bay về đáp vào cây cội nếu con mồi đất gù rước một hai đạc coi như được … còn nó im ru thì mang về nuôi tiếp.
Ta quan sát xem con mồi dưới đất sau khi phóng một hai đạc nó có thúc dồn hay không? hay chỉ tung, tìm cách bay lên cây đá bổi ….có nhiều con ở dưới đất mà cứ bói xòe cánh mới lạ chứ … dù thế nào ta chỉ đánh đúng một vùng là về ….
Khi về nhà ta quan sát xem em nó có bị tơi tả hay không? hai đầu cánh có bị chảy máu hay không? ba ngày sau ta mới đi tiếp ….ta cũng thả ở chổ hôm trước … quan sát xem khi bổi về nó có tung dữ như lần đầu hay không?
– Nếu nó tung dữ hơn lần đầu thì ta xem lại … đúng một tuần sau mang đi một lần nữa nếu không chuyển biến thì ta đưa nó lên cây, loại này nếu ta ép nó thì nó sẽ bị bể đất… hư mất con bổi hay, nhớ nghen!
– Nếu nó có tiến bộ …khi con bổi bay về nó làm bài bản như con mồi thuộc mặc dù thỉnh thoảng cũng có lội, tung nhưng vẫn gáy là được. Ngày hôm sau đi cội khác, đi như vậy khoảng nữa tháng …. nếu nó bắt được bổi thì ta đi ra từ từ, đừng chạy làm cho nó sợ ……nhớ là cho nó vào lồng rồi hãy bắt con bổi nghen … chứ cứ lo chụp bắt con bổi…. khi quay lại thấy con chó đang vồ con mồi thì uổng lắm … nhớ cẩn thận nghen …!Qua giai đoạn một coi như ta đã thành công rồi.
– Giai đoạn hai :Cho quen dần với xe cộ Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát …khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không? làm như vậy hai ba ngày gì đó, nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo … sau đó mang nó về, nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen … chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe … cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng, nhớ nghen từ từ thôi.
Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức …ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa, chổ mát chổ nắng ….
Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi.
– Giai đoạn ba: Tập đi rừng … ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng, thả ra là đánh liền, vừa mệt vừa đói ….tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khác, lạnh, tốc độ xe, nhưng nhớ đi trong ngày về thôi,khoảng 100km là được …cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp.
Cho nó va chạm với đủ loại bổi, dữ có, hiền có ….đủ giọng son, sấm, thổ, đồng …coi nó phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? .
Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi.
***- Một con chim mồi chỉ có nên tập làm mồi đất hoặc làm mối cây. Nếu ta tập cả hai vai thì chim sẽ không hay? Sở trường của anh mồi cây thì chỉ hay ở trên cây mà thôi, khi ta đem xuống đất nó cũng gáy gù liên tục …. nhưng vẫn không sao bì được khi nó ở trên cây cho nên gọi là “thuận cây”. Ngược lại một con mồi “thuận đất” nay ta đem chú lên cây vẫn gáy bài bản, khi bổi về đấu hết mình …nếu ở dưới đất là bắt bổi rồi, vậy mà trên cây chỉ thiếu một chút xíu nữa thôi, có khi chỉ cần gù một hơi nữa là bắt được bổi ngay … vậy mà nó không gù … thế mới tức chứ.
– Khi ta treo mồi cây và thả mồi đất tốt nhất là đừng cho chúng nhìn thấy nhau….
+ Khi chim mồi cất tiếng thường thì con bổi bay về sẽ nhập tàn và đấu với con cây trước …. Nếu con mồi cây thật hay thật bài bản và cực kỳ may bổi thì chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn là nó đã tóm anh bổi đó rồi … làm gì có chuyện xà xuống đất.
+ Nếu anh mồi cây chỉ biết đấu mà không biết dụ (khi thấy con bổi nhúc nhích là gù ngay, thì con bổi không tài nào đi được … nhưng nếu con mồi không gù mà chỉ nằm thúc và nhịp cánh “sa cầu nhịp cánh” cứ cái đà đó thì không làm sao giữ chân được con bổi) …. thì đa phần mồi đất sẽ bắt hết.
– Khi ta treo mồi cây và thả mồi đất tốt nhất là cách từ 30m trở lên sao cho chúng ko thấy nhau… thì không bao giờ anh mồi cây bị hư cả.
– Nói thì nói vậy chứ loài chim cũng thi đua đó bạn à, vì lúc trước Nguyên từng có một cặp mồi vô cùng ưng ý, anh mồi cây bén vô cùng khi con bổi gù đấu với con mồi đất vài đạc mà nó vẫn gù rước lên cây được … mỗi khi con mồi đất bắt được con bổi thì anh mồi cây cũng rán mà dụ cho được nhất định không chịu thua … nhưng nếu ta đi bẫy chim ở những vùng bổi bị bể lụp thì anh mồi cây bó tay … chỉ có con đất là lấy huy chương mà thôi.