Cách Phòng Trị Bệnh Giun Ở Diều Chim Bồ Câu

Bệnh giun ở diều chim bồ câu.

cach-phong-tri-benh-giun-o-dieu-chim-bo-cau-500x375

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnhEpomidiostomum uncinatum(Lundhal, 1841).

Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng

Đặc điểm sinh học

– Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.

– Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90×45-50 micromet.

– Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.

Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh

Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.