Cách Phòng Trị Bệnh Giun Tóc Ở Chim Bồ Câu

Bệnh giun tóc ở chim bồ câu

cach-phong-tri-benh-giun-toc-o-chim-bo-cau

1. Nguyên nhân

Giun tócCapillaria obsignata(Madsen 1943)

Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.

Đặc điểm sinh học

– Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.

– Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46×22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.

– Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.

Tác hại

Trong quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.