Chim Sơn ca

Tại Việt Nam, Sơn Ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác.(ở SGN thường gọi chung là sơn ca Huế)
Phần lớn các nghệ nhận đánh giá Sơn Ca có đẳng cấp không loài nào có thể qua mặt, tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ…
Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây) vùng đồi thấp hoặc đấy bãi bằng cây cối lúp xúp (không ở trong rừng)
Vùng có sơn ca: Sơn ca thi có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có như hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được.

PHÂN BIỆT CHIM TRỐNG VÀ MÁI

1. Chim trống:
– Sơn ca trống mới biết thăng và hót hay.
– Chim trống khi chạy tới chạy lui hay sừng đầu lên (dựng mào), cổ thắt, khi hót, dù đứng vẫn thường xòe cánh xứng đáng với danh từ “ca vũ “
– Kinh nghiệm chọn chim sơn ca trống:

+ Trong một bầy sơn ca khi bạn quơ tay ngang đầu thì con trống luôn rụt cổ núp ngay, sau khi bắt được vài con núp lẹ thì coi trong miệng chim nếu có vài chấm đen thì con đó là trống đấy còn ngược lại là mái…nhưng kinh nghiệm thực tế thì còn phải kết hợp dáng vóc…vào nữa thì mới chắc được.

+ Muốn chọn chim sơn ca trống thì đừng nghe lời mấy anh bán chim nhé, theo mấy anh bán chim thì cứ con nào bác bắt ra là chim trống hết (nói thế để bán được hàng thôi). Để chọn chim trống thì các bạn cứ banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, chú nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi là chim trống (xác suất khoảng 90%) đấy. Bạn nào muốn nuôi chim con thì phải cẩn thận vì khó có thể biết được trống mái.

2. Chim mái:

– Sơn ca mái không biết hót, đầu không có mào khi chạy

CHẾ BIẾN THỨC ĂN
– Tổng quan về thức ăn của sơn ca:
+ Kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng gà
+ Gạo (tấm) + Lòng đỏ trứng gà + bột nhộng tằm + moi hoặc tép
+ Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng…
+ Cho ăn bổ sung: sâu, châu chấu…
– Chế biến thức ăn: Tôm tươi (không phải tôm khô ngoài chợ) rang cho hết nước, phơi khô rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, kê bóc vỏ, rang cho thơm, cứ 1 kg kê các bác cho giùm 10 lòng đỏ trứng gà, 3 trứng còn nguyên lòng trắng, 0.5 kg tôm (tính theo trọng lượng tươi) đã xay nhuyễn rồi trộn đều, sau đo phơi vài nắng và rang cho chín. Nếu có điều kiện thêm khoàng 1/2 muỗng cà phê premix loại cho gà. Với cách này các bạn có thể để khoảng 3 tháng mà không bị mốc. (Bạn nào không tìm được kê có thể lấy thay bằng cám gà loại cám bể cho gà con).
mỗi lạng kê bóc vỏ cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa)