Những điều cần chú ý trong việc nuôi chim chào mào bạch tạng

Để nuôi hay thuần hóa một chú chim bạch tạng khá là khó, phải cần kỹ thuật nuôi chim vô cùng tỉ mỉ. Cùng Chú Gióng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim chào mào bạch tạng nhé

Chào mào bạch tạng là loại chim đột biến gen có màu lông trắng như tuyết cùng với cặp mỏ hồng, chân hồng và mắt hồng. Loại chim này được xem là quý hiếm trong thiên nhiên nên bị nhiều người săn tìm. Đặc biệt, những loại chim chào mào này khá là đắt ngay cả so với mắt bằng trung bình của những giống chim cảnh đang có trên thị trường.

Thời gian sinh sản và phối giống của giống chim chào mào bạch tạng

Chim chào mào bạch tạng cái thường được bắt gặp và sinh sản vào tháng 11 đến tháng 6 âm lịch năm sau và cũng có nhiều con chim đẻ vào các thời gian khác nhau. Tuy nhiên để phối giống cho những em này thì đầu tiên abnj cần cho em trống vào, sau đó thì mời đến em mài. Khi 2 em trống và mái bắt đầu ve vãn nhau thì con đực mới múa xòe lúc này ta có thể coi như chúng đẵ bắt cặp xong.

Chọn lồng cho chim chào mào bạch tạng

Để nuôi một em chim chào mào bạch tạng thì bạn nên chuẩn bị một cái lồng có kích thước thật lớn, một chiếc lồng phù hợp thường có chiều cao là 1,5 m, chiều dài là 2 m và trong lồng bạn cũng nên bố trí nhiều cây xanh choc him, cùng với đó là cầu nhảy, nền đất. Phía trên lồng thì phải cần che mưa và che nắng, đặc biệt hướng lồng cho chim chào mào bạc tạng phải để về phía đông giúp chim đón nắng và có thể tăm nắng.

Dinh dưỡng cho chim chào mào bạch tạng

Những em chào mào đang đến thời kỳ sinh sản thì dinh dưỡng cho chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng do đó, bạn cần phải bổ sung trái cây, cào cào hay dế, trứng kiến hoặc sâu tươi,…cho chúng. Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày bạn không nên choc him ăn đu đủ vì các dưỡng chất trong đu đủ có thể làm cho tỉ lệ trứng nở thấp hơn bình thường.

Chăm sóc cho chim chào mào bạch tạng nong

Chim chào mào bạch tạng là loài chim ăn hoa quả những khi chúng còn nhỏ thì chúng chỉ ăn côn trùng hay sâu bọ vì những loại này giúp chúng tăng trưởng một cách nhanh chóng. Khi những con chim non lớn thì lúc này chúng có thể theo những con chim mẹ ra ngoài kiếm ăn nên tốt nhất là không nên bắt chim trong giai đoạn này vì nếu bắt xương chúng có thể bị yếu. Ngoài ra, trong khi chăm sóc chúng thì bạn không nên rình xem tổ chim quá lâu vì như thế có thể khiến chim thấy không vui.

Đây một số kỹ thuật chăm sóc chim chào mào bạch tạng mà chúng tôi tổng hợp, Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn.