Phương pháp nhận biết chim họa mi bị bệnh và cách chữa trị

Lướt qua một số trang web trao đổi về kinh nghiệm nuôi chim họa mi, có rất nhiều thành viên bối rối khi phát hiện ra chim họa mi của mình bị bệnh. Và vì không biết nên làm thế nào nên họ bắt đầu cầu cứu những người nuôi họa mi khác. Đại đa số, chim họa mi mắc phải những bệnh phổ biến sau đây:

Họa mi là loài chim rất dễ nuôi và có tiếng hót rất hay. Người nuôi họa mi nếu biết cách chăm sóc và chú ý quan sát tập tính sinh hoạt của họa mi sẽ dễ dàng nhận ra tình trạng sức khỏe họa mi của mình. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số bệnh và cách chữa trị chochim họa mi.

LGLY4Ra3jc99EQM7ysoW0AYN2kyvyxCSnFhZIyW5B9ssJMh-JNq-NojT7NZlyWIibdwN4YpuMuRRAzKodG0Z-qq8UC9GqtM

Lướt qua một số trang web trao đổi về kinh nghiệm nuôi chim họa mi, có rất nhiều thành viên bối rối khi phát hiện ra chim họa mi của mình bị bệnh. Và vì không biết nên làm thế nào nên họ bắt đầu cầu cứu những người nuôi họa mi khác. Đại đa số, chim họa mi mắc phải những bệnh phổ biến sau đây:

– Bệnh khàn tiếng:

+ Triệu chứng: Họa mi hót đứt quãng, giọng không trong và hay bị ngắt khi lên cao giọng.

+ Nguyên nhân: Có thể do chim bị cảm lạnh do gió lạnh, do trời nóng nên bị cảm nhiệt. Hoặc cũng có thể do chim ăn đồ ăn nóng quá nên bị nhiệt.

+ Cách chữa trị: Đa số những khi họa mi bị bệnh này, người nuôi hoang mang không biết họa mi không hót phải làm sao. Lúc này, người nuôi không nên hoang mang nhiều mà nên hiểu họa mi chỉ đang bị khan tiếng và hoàn toàn có thể chữa trị được. Có thể choc him uống nước chanh pha với nước, uống siro của trẻ em hoặc là ăn than hoa…
+ Cách phòng tránh: Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên để đảm bảo trước hết phải đề phòng, tránh họa mi bị khan tiếng bằng cách tránh những nơi gió lạnh, trời nóng quá không nên cho ra ngoài nóng rồi cho chim đi tắm tránh bị sốc nhiệt đột ngột.

ZBARiwi9ehuPEN6zt87yPsX3M6awl91uhntL2lLL8Coy0AKLTEZJVhH0ldEGpdU1t9g3nKocoBpTD0RQc9CRpX10cOHcbJE

– Bệnh ỉa chảy:

+ Triệu chứng: Chim ỉa lỏng, phân trắng như màu bột gạo kèm theo chất nhầy của niêm mạc ruột.

+ Nguyên nhân: Do người nuôi không nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim. Cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc quá nhiều chất đạm nên không tiêu hóa hết.

+ Cách chữa trị: Ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi và chất đạm khi phát hiện ra chim bị ỉa chảy. Nếu bị nhẹ, chỉ cần cho chim ăn cám hạt thì chim sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nặng hơn thì ra nơi bán thuốc cho chim mua thuốc điều trị ỉa chảy.

+ Cách phòng tránh: Nên chú ý kĩ đếnthức ăn cho chim họa mi. Không cho chim ăn nhiều mồi tươi, không cho chim ăn nhiều chất đạm tránh chim không tiêu hóa hết sẽ dễ dẫn đến ỉa chảy.