1-Thức ăn + nước uống những điều cơ bản cho người mới chơi cu gáy:
-Thức ăn chủ yếu là thóc ngoài ra bạn cho ăn thêm vừng, kê, lạc, đỗ xanh.
Cho ăn thức ăn phải cho ăn đều. Riêng đối với thức ăn bổ xung ngoài thóc 1 tuần nên cố định cho ăn vào 1 ngày và 1 lượng cố định không nên cho ăn nhiều chim dễ bị đi ngoài, rụng lông khi thừa chất hoặc ăn thất thường. Đối với đỗ xanh chỉ nên choc him ăn 1 tháng 1 tới 2 lần mỗi lần 1 lượng nhỏ.
Ngoài ra bạn nên choc him ăn thêm sỏi nhỏ hoặc đất khoáng tuỳ điều kiện của cá nhân nếu không cố gắn 1 tuần cho chim tắm nắng sang + hạ thổ để chim khoẻ và bổ sung thêm chất cần thiết cho cơ thể. Còn những loại thức ăn bổ sung như thóc trứng thì các bạn cứ từ từ tìm hiểu khi đã chăm sóc cơ bản tốt rồi hãy nên học thêm bởi nếu không biết làm và cho ăn đúng cách thì nó rất nguy hại cho chim.
Còn việc tắm cho chim cái này bạn không phải bận tâm lắm bởi chim cu gáy không tắm cũng không sao còn nếu bạn muốn cho nó tắm thì nên cho nó ra lồng rộng rồi dùng bình xịt cây xịt tạo mưa cho nó tắm. Sau khi tắm xong thì cho phơi nắng hạ thổ.< Về mùa hè bạn có thể cho chim tắm cát = cách tự chế lấy 1 cái lồng mà đáy của nó là 1 cái chậu nhựa bên dưới có đổ cát vàng phơi nắng. Đáy của chậu bạn dùi 1 lỗ = cái chén để sau này tiện cho việc rút cát bẩn ra thay cát mới.> Lúc đầy chim có thể chưa quen nhưng vài lần là nó thích. Việc tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp khoẻ mạnh. Lưu ý chỉ nên tắm vào mùa xuân, hè trong năm.
-Về nước uống các bạn nên cho chim uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất 3-4 ngày nên về sinh cóng nuớc 1 lần cho sạch để chim ýt bị nhiễm khuẩn đường ruột dẫn tới bệnh đi ngoài.
-Việc vệ sinh dọn phân chim bạn nên làm thường xuyên tầm 3-4 ngày 1 lần cũng có thể thường xuyên hơn đối với những bạn nuôi trong nhà và lâu hơn đối với những bạn nuôi ngoài trời. Nhưng nên vệ sinh cho chim sạch sẽ tốt hơn. <Quan niện nuôi cu gáy thì nên ýt dọn phân đáy lồng cũng không phải sai đâu. Với lý do để giữ mùi cho chim quen lồng, coi đó như nhà của mình >> chim nhanh thuần >
-Việc bổ sung dinh dưỡng vào uống thuốc ngừa bệnh cho chim các bạn có thể tiến hành như sau:
+ 1 tháng nên cho chim uống vitamin b1 1lần để tăng sức đề kháng cũng như kích thích ăn uống. ( 1 lần uống 1 ống đối với dạng nước và 5 viên trong năm ngày đối với dạng viên.
+ 3 tháng 1 lần cho chim uống bổ sung 1 viên dầu gắc có thể trộn với thóc, để khô rồi cho chim ăn. Uống thêm thuốc ngừa rù gà, lên đậu, cúm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y + trọng luợng tương thích của chim.
2-Các bước thuần dưỡng cơ bản dành cho chim mộc ( Bổi ) mới.
Bước 1:
Lúc mới mang chim về che bớt 2/3 lồng cho chim bớt nhảy , cho thóc và nước đủ ăn trong 3-4 ngày, treo nơi yên tĩnh ýt người qua lại, xa nơi có chim cũ hay gáy đã nuôi từ trước tại nhà.
Bước 2:
Tiếp theo để nguyên áo lồng che như trên mang chim treo nơi người hay qua lại. cho nước uống đầy cóng. Thóc choc him ăn 1 ngày làm 2 lần mỗi lần cho ăn 1/5 giỏ.Mục đích để chim đói luôn trong trạng thái chờ đọi mình cho ăn.
Bước 3:
Tiếp tục như vậy nhưng tăng dần khẩu phần ăn cho chim tạo thói quen mỗi khi thấy mình là chim được ăn . Sau tầm 1-2 tháng chim sẽ quen + không giãy lồng và bắt đầu tập gáy.
.
Bước 4:
Cho chim tắm nắng + hạ thổ thường xuyên 1 tuần từ 1-3 lần vẫn treo chim như trước.
Bước 5:
Bắt đầu mở dần áo lồng ra choc him quen + cho chim ăn thêm lạc, vừng, kê, đỗ xanh mỗi thứ 1 ýt đều đặn 1 tuần 1 lần. Phải cho ăn đều + ýt và 1 lượng nhỏ tầm = ½ cóng đựng thức ăn dành cho chích choè là đủ.
Thời gian thực hiện bước 1-2 chỉ kéo dài trong quãng 1-2 tuần nhưng từ bước 3-5 có thể kéo dài cho đến khi chim thực sự dạn người riêng bước 4-5 kéo dài suốt quãng đời chú chim sống bên cạnh ta.
Chúc các bạn có những chú chim khoẻ, đẹp.
3-Cách phát hiện và chữa trị 1 số bệnh cơ bản cho chim.
+ Bệnh đi ngoài:
Đây là bệnh khá phổ biến của chim mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Khi phát hiện chim có dấu hiệu đi ngoài phân loãng hoặc phân xanh, trắng bạn có thể chọn và làm nhiều cách khác nhau. Có cách thì phù hợp với chú chim này nhưng không phù hợp với chú chim kia là chuyện rất bình thường.Và ngừng ngay choc him ăn kê, đâu. Trong thời gian chữa và sau khi chữa 2 tuần. Theo 2 hướng cơ bản sau:
Hưóng 1 theo phương pháp dân gian.
*C1-Cho chim ăn ớt thóc 1 ngày 2 lần trong 3-5 ngày hoặc dừng lại khi chim đã khỏi.
*C2 – Pha nước trà tàu đặc để nguội choc him uống lien tục thay nước trong 3 ngày. Dừng lại khi thấy chim đã khỏi.
*C3- Cho chim ăn lá MUI vò nát viên hòn nhét cho chim ăn trong 5-7 ngày.
*C4 – Vặt nõn lá ổi cho vào cối xay sinh tố say nát cho thêm chút nước rồi lọc phần nước trong cho chim uống.
*C5- Choc him uống nước lá mơ lông loại lá hay dung ăn kèm khi ăn nen chua đó làm như với lá ổi.
*C6- Lấy hoa MAN loại hoa kho người ta vẫn dung để cho vào Bia đó . Hãm 1 bông hoa MAN với 1 chén nước sôi , để nguội choc him uống trược tiếp ½ chén còn lại pha với nước đổ vào cóng choc him uống hết trong ngày.
*C7- Dùng quả hồng xiêm non luộc chin với 1 luợng nước vừa đủ chắt nước choc him uống.
<CHÚ Ý>Nếu thấy chim quá yếu không tự mổ thóc ăn được thì bạn mua cám ba vì về cho thêm nước cho tan, vê thành viên = hoặc > đầu đũa đút cho chim ăn, giúp chim mau lại sức. Nếu chỉ dung thuốc không mà chim ko ăn được gì thì chim sẽ bị công thuốc mà chết do thể lực quá yếu ko chịu nổi sức thuốc.
PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN THƯỜNG MẤT THỜI GIAN VÀ CHỮA CŨNG LÂU NHƯNG ƯU ĐIỂM LÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG NHIỀU TỚI CHẤT GIỌNG HAY LÀM MẤT GIỌNG CỦA CHIM.
Hướng 2 theo phương pháp thú y can thiệp thuốc tây.
*C1- Ra hang thuốc thú y mua 1 lọ thuốc đặc trị chữa đi ngoài về choc him uống theo chỉ dẫn, Lưu ý trong luợng tối đa của 1 chú chim cu gáy chỉ tầm 2,5-3g vậy nên các bạn cho uống liều lượng thuốc tương ứng với trọng lượng.
*C2- Cho chim uống thuốc bec be zin thoả dược. Thông thưòng cũng phải uống trong 3-5 ngày mỗi lần uống 1 viên có thể choc him uống trực tiếp hoặc nghiền rap ha vào nước
*C3- Mua thuốc chống đi ngoài + mất nước loại dành cho trẻ em choc him uống lưu ý như trên khi dung.
+Bệnh đau mắt:
Bệnh này có 2 nguyên nhân chính 1 là chim bị bụi, 2 là thiếu chất. Với biểu hiện 2 bên cánh chim ướt do chim dụi mắt, mắt chẩy nước.
Bạn có thể dung ớt xát vào cánh chim khiến chim bị cay không dụi mắt sau đó mua thuốc tra mắt dành cho trẻ em loại có hàm lượng kháng sinh cao về tra lien tục 1 ngày 3 lần cho tới lúc chim khỏi.
Khi bị đau mắt chim thường kéo theo đi ngoài, kém ắn cho nên bạn cần khẩn trương chữa khỏi đau mắt + kết hợp chữa cả đi ngoài choc him
+Bệnh lên đậu ngoài da : Đậu có thể xuất hiện ở mỏ, dầu hoặc gần mắt.
Khi phát hiện chim bị lên đậu với biểu hiện sưng tấy như mụn có 2 cách cơ bản
*C1- Cho chim ăn ớt thóc 1 ngày 2 quả trong 3-5 ngày sau tầm 1 tuần đậu chin, khô lại ta dung kim khêu đậu cho nó bặt ra kết hợp bôi thuốc kháng sinh vào phần đậu để tránh nhiễm trùng.
*C2- Dùng ớt ngâm với mật ong 1 ngày rồi cho chim ăn. Tác dụng như trên nhưng với ớt ngâm mật ong sức nóng sẽ cao hơn
* C3- Ra hang thuốc thú y hỏi mua 1 lọ thuốc đặc trị lên đậu, lở loét ngoài da về choc him uống theo chỉ dẫn: Cách này tôi vẫn áp dụng, cho hiệu quả rất cao sau khi đậu chin rất dễ rụng + sát trùng vết thương tốt.
+Lên đậu trong cổ họng, vòm miệng:
Đây là 1 trong những bệnh rất nguy hiểm tỷ lệ tử vong lên tới 90% đa phần khi chim mắc bệnh người nuôi thường không để ý và chỉ sau tầm 3-5 ngày chim có nguy cơ tử vong nếu không được chữa kịp thời: Biểu hiện bệnh lý, chim ủ rũ xù lông bỏ ăn, không gáy. Khi thấy các triệu chứng trên bạn nên bắt chim ra rồi banh mỏ kiểm tra nếu thấy trong vòm miệng+ cổ họng xuất hiện nhiều nốt đậu tráng các bạn cứ bình tĩnh xử lý như sau.
Nếu đậu còn non bạn choc him ăn ngay ớt thóc có tẩm mật ong = cách dung Nhíp gắp ớt nhét vào miệng rồi ấn sâu suống cổ họng. Kết hợp mua 1 túi cám Ba Vì lấy 1 phần nhỏ đủ ăn cho thêm chút nước sôi cho tan rồi viên nhỏ = đầu đũa nhét cho chim ăn. Cần làm ngay vì chim đau ko ăn được thóc.
Làm như vậy lien tục trong 3-5 hôm + kiểm tra nếu thấy đậu to lên và chin bạn có thể dung 1 tăm bong hoặc chiếc nhíp cậy thử nếu thấy đậu bật ra được bạn hãy gắp sạch đậu để chim dễ ăn. Sau 1 -2 tuần bạn thấy chim đã khoe và tự mổ thóc ăn được thì bạn vẫn phải kiểm tra thường xuyên + cho chim uống thuốc trị đậu như đã nói ở phần trên để những hạt đậu mọc sâu trong cổ họng chin và nhanh rụng + dung 1 cộng lông gà sạch cho vào cổ họng khấu những hạt đậu đã chin ra giúp chim thong sạch vòn họng.
LƯU Ý: khi bị lên đậu trong miệng chim thường kéo theo đi ngoài + đau mắt vậy nên các bạn phải chữa kết hợp cả 3 bệnh đồng thời đừng quên choc him ăn thêm cám Ba Vì như biện pháp nói trên để giúp chim tăng thể lực trong thời gian dung thuốc.
+Bệnh ốm rù gà:
Bệnh có biểu hiện chim ủ rũ không gáy + bù lông đứng yên. Khi thấy chim có biểu hiện trên bạn có thể cho chim ăn vài lát tỏi sống hoặc mua thuốc trị rù gà tại hiệu thuốc thú y về choc him uống.
+ Bệnh ăn không tiêu, chưóng diều:
Đây là bệnh ýt gặp ở cu gáy nhưng tỷ lện tử vong có thể là 100% vì hầu hết mọi người không biết chim mắc bệnh và thường không biết cách chữa bệnh nầy. Đã có không ýt người phải trả giá cho bệnh này bằng những chú chim cưng trong tuyệt vọng mà vô phương cứu chữa. Nhưng khi đã biết cách thì bạn sẽ thấy nó dễ chữa và đơn giản nhất trong những bệnh mà cu gáy mắc phải . Bện thường chỉ diễn biến trong tốí đa 5 ngày . Bệnh có biểu hiện chim ủ rũ diều chướng to không tiêu rồi tử vong. Khi thấy đấu hiệu diều chướng bạn khẩn chương bắt chim ra dùng tỏi giã nhỏ lấy nước cho chim uống liên tục 1 ngày 3-5 lần mỗi lần 1 thìa café. Bã tỏi nhét choc him ăn. Thường chỉ sau 1-2 ngày là chim có thể trở lại trạng thái bình thường.
+ Bệnh khan giọng hặc mất giọng:
Bệnh cũng thường gặp ở cu với nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện bệnh thì như tên bệnh. Bạn có thể chữa bằng cách dung vài lát cam thảo hãm nước sôi rồi để nguội choc him uống thay nước lien tục trong 1 tuần tới 10 ngày kết hợp 1 ngày choc him ăn 2 lần mỗi lần 3 lát ớt ngâm mật ong hoặc hạt quất giã pha nước choc him uông.
+BỆNH CÓ SÁN, JUN TRONG MẮT
3 cách cơ bản để bạn tham khảo lựa chọn chữa cho chú chim nếu xác định rõ chú chim bị sắn trong mắt với biểu hiện mắt sưng đỏ, không mở được mắt, chim bỏ ăn ủ rũ xù lông.
C1:
Dùng quả ớt thóc đập dập ra nước. Lấy bông thấm nước ớt xoa lên lông cánh chim (chỗ chim dụi mắt vào) làm vài lần như vậy con giun sẽ loài ra.
C2:
Mua 1 lọ thốc nhỏ mắt dạng nước muôi về bỏ thêm 1-3 hạt muối vào lắc đều cho tăng thêm độ mặng rồi nhỏ vào mắt ngày 03 lần sáng – trưa – chiều, chừng vài ngày ko còn một con giun lun
C3:
Láy con ruồi bóp cho vao mắt một lúc từ từ kéo ra con giun áy thò đầu ra theo láy nhíp gấp lôi ra từ từ. Sau đó tra thuốc nhỏ mắt dạng nước muối loãng dành cho trẻ em trong 3 -5 ngày để vệ sinh mắt cho chim
Trên đây là 1 số các kiến thức cơ bản giúp bạn chăm sóc và chữa trị cho những chú chim của mình khi chúng mắc bệnh. Tuy nhiên còn nhiều bệnh khác + nhiều các nguyên nhân đẫn tới chim bị bệnh cũng như cách chữa khác. Với vốn kiến thức ít ỏi của mình cùng khả năng tin học có hạn mình tạm gửi đến cách bạn những dòng trên với hi vọng giúp ích được phần nào cho các bạn.Các bệnh, phương pháp chăm sóc sẽ được tiếp tục bổ sung ở các bài viêt phía dưới
Chúc các bạn có một chú chim hay và khỏe mạnh….!! Thân chào