Chim yến phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Nuôi chim yến phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác. Nhưng cũng có một số lưu ý sau đây cần chú ý khi nuôi chim yến phụng.
Chim yến phụng có một đặc điểm khác với đa số các loài chim khác là ta có thể nuôi yến phụng theo cặp hoặc theo bầy đàn rất đẹp. Lưu ý đầu tiên để nuôi được những con yến phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng – chuồng trại. Chuồng trại của yến phụng được chia làm 2 phần. Phần nhà và phần sân.
– Phần nhà: là nơi yến phụng ở và sinh sản, đẻ trứng nuôi con nên cần làm hết sức tỉ mỉ và chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim yến phụng sinh sản. Vì chim yến phụng sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.
– Phần sân: Cần làm rộng rãi, có cột kèo, sân chơi cho chim bay nhảy, tắm nắng, tắm rửa và để chim giao lưu kết bạn với những con yến phụng khác trong chuồng. Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ chuồng trại của chim yến phụng.
Về ăn uống, ai từng nuôi yến phụng đều biết rằng, một cặp chim yến phụng ăn khoảng 20gr kê, lúa, và nếu cặp đó đang nuôi con thì số lượng kê lứa sẽ là gấp đôi bình thường.. Cần bố trí máng ăn dài, tránh chim ăn bị giành giật nhau làm ảnh hưởng đến hòa khí trong đàn.Về giao phối sinh sản: Trước tiên cần ghép các cặpchim yến phụng trống máivới nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn yến phụng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả yến phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sauk hi yến phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách yến phụng con khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, yến phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp yến phụng mới lại được tạo ra.