Huýt cô hay chim nghệ ngực vàng hay chim nghệthường Common Iora (danh pháp khoa học: Aegithina tiphia) là một loại chim dạng sẻ thuộc họ Chim nghệ sống Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và Đông Nam Á. Như tên gọi của nó, chim nghệ này có ngực màu vàng củ nghệ, cánh có sọc xanh và trắng. Thức ăn của chúng là các loại côn trùng nhỏ. Chúng sống ở rừng rậm. Mỗi lứa chim mái đẻ 2-4 trứng màu trắng hơi xanh.Xin tổng hợp kinh nghiệm nuôi Huýt Cô con, chuyền, bổi. Cách chăm sóc Huýt Cô, luyện chim Huýt Cô mồi…
+Nuôi Huýt Cô non :
Khi ta bắt được ổ chim thì con trống thường đầu to, mình to, nhỏ hơn là con mái. Khi bắt về thì ta cho ăn cám trứng kết hợp với 5 – 7 con sâu quy hoặc cào cào non, cứ khoảng 30 phút đút cho chim ăn 1 lần. CHo chim ăn xong nhớ cho thêm 1 tí nước cho chim uổng kẻo chim chết.Chim con nuôi rất dễ chết nên phải đút thường xuyên, mỗi lần 1 ít , phân chim màu vàng sậm + vệt trắng là ok ! còn màu đen và đỏ thi xem lại thức ăn nhé ! Sau khoảng 2 tháng chăm sóc chim non đã tự biết mổ nhưng ta vẫn đút dế và cào cào non để cho chim dạn người và giữ được màu lông khi lớn lên.
+ Nhận biết giới tính :
Nếu chim mua ở tiệm thì anh em cần xác định chim trống bằng cách nhìn đuôi có cọng lông đen 1 bên đen 1 bên xanh là trống, lông ức vàng cánh đen sậm.
Chim bổi nên lựa chim thon + dài đòn, mắt sâu, hung dữ.
Khi nuôi nên trùm áo lồng và bỏ 1 bên cám sâu để tập chim ăn cám. Hé áo lồng từ từ và để chổ yên tĩnh, tránh di chuyển lồng.
Để vào cám cho huýt cô anh em cần cho chim ăn sâu khoảng 1 tuần rồi ta trộn chung cám với sâu cho quen cám, và giảm tỉ lệ sâu đồng thời tăng cám là chim sẽ ăn được cám
Hay bạn có thể dùng trứng kiến, trộn với cám (trộn đều 2 thứ vào). cho chim ăn, và để ý phân chim, xem có cám không nhé, hay để ý trong cóng nước có cám không nha !
+ Luyện chim : mồi
Trước hết chọn 1 con như ý đủ tiêu chuẩn rồi tập lụp ! Ít nhất là chim nuôi được 1 mùa. Mình cứ để cái lụp gần lồng để nó nhìn quen sau đó cho nó vào và treo góc sân vườn cho chim quen lụp. Khi thấy chim chịu hót thì cho ra rừng. Nên nhớ mới đầu chỉ gác 2 kèo thôi, thấy chim rừng dữ thì thu lụp liền chứ không là bể chim.
Đối với chim non lên thì từ nhỏ nên bỏ vào lụp thường xuyên là lớn lên không nhát lụp nhưng chim con phải có mồi hay để học giọng trước khi ra rừng.
Chim nuôi muốn mau dạng thì nên chọn chim chuyền tơ. Chim muốn hay phải 2 mùa lông thì chim mới ok
+ Cách nuôi chim mồi
Nếu có điều kiện nên có 1 con mái mồi để thúc con trống sung. Chim mồi khi thay lông muốn giữ màu lông thì nên cho ăn cào cào + dế + trứng kiến + lòng đỏ trứng gà. Điều quan trọng là phải tắm nắng hàng ngày cho chim
Những trường hợp chim chậm thay lông mình lấy nước lọc + 1 tí dấm pha cho em nó tắm thì sẽ mau thay lông hơn. Nhưng tắm xong phải trùm áo lồng và tránh cho gió lùa nhé .
+ Cách đánh chim mồi
Anh em chọn kèo trống trãi nhé vì loại này đá từ trên cao xuống, gặp chim khôn thì hạ thổ để chim rừng từ trên cao xuống đá là chỉ có nhảy vào lụp chứ không có khoảng trống để vòng lên.
– Ngoài ra có những trường hợp sáng ra thấy chim mình chết queo, theo kinh nghiệm mình để tránh việc này nên các bạn tối ngủ nên trùm áo lồng, nên treo chim nhiều chổ khác nhau để quen luồng gió vào ban ngày và thường tắm nắng
– Chim đầu đen mồi ít bẫy dính bổi hơn vì loại này hung dữ nhưng ngược lại thì đầu vàng dễ đánh bổi hơn, có khi dính luôn đen.
Chúc anh em thành công.