Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Tìm hiểu về loài chim vành khuyên

Họ Vành khuyên hay khoen (danh pháp khoa học: Zosteropidae) là một họ chim thuộc bộ sẻ (Passeriformes), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đối và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australia. Chúng cũng sinh sống trên nhiều hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Nhiều loài trong họ này là đặc hữu, chúng chỉ sống ở một vài hòn đảo, trong số đó các loài với lưng nâu chỉ sinh sống trên các hòn đảo, nhưng những loài còn lại thì có sự phân bổ rộng. Loài vành khuyên ở châu Đại Dương (Zosterops lateralis), định cư tự nhiên tại New Zealand, tại đây nó được gọi là “wax-eye” (mắt sáp) hay tauhau (“kẻ xa lạ”), từ năm 1855.

chim vành khuyên

chim vành khuyên

Các loài chim trong họ này rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ở ngực hoặc các phần dưới màu trắng hay vàng tươi. Còn vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Tuy nhiên, tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dề thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa là 15cm.

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chúng chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản, Lúc này, chúng sẽ làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng loài chim này cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương lại gây hại ở các vườn nho tại Australia, do chúng khoét các quả nho và làm giảm phẩm cấp của nho.

Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ rất lâu trong lịch sử phân loại, do chúng nên đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Chi Apalopteron, trước đây được đặt trong họ Hút mật (Meliphagidae), đã được chuyển tói họ Vành khuyên trên cơ sở của các chứng cứ di truyền. Chúng khác biệt một cách rõ nét về bẽ ngoài với các loài điển hình thuộc chi Vành khuyên (Zosterops)、nhưng lại khá gần với một vài chi sinh sống trong khu vực Micronesia. Kiểu màu lông của chúng là sự lưu giữ rõ đơn nhất của vành mắt trắng không hoàn hảo.

Năm 2003, Alice Cibois đã công bố các kết quả trong nghiên cứu của bà về các chuỗi dữ liệu ADN ti thể (mtDNA) cytochrome b và 12S/16S rRNA. Theo kết quả của bà, các loài chim dạng vành khuyên có thể đã tạo thành một nhánh chứa cả chi Khướu mào (Yuhina) là chi được đặt trong họ Họa mi (Timaliidae), chúng là một họ lớn. Theo các nghiên cứu ở mức phân tử trước đây cùng với các chứng cứ hình thái học đã đặt không dứt khoát các loài chim dạng Vành khuyên là cáo họ hàng gần gũi nhất của họ Timaliidae. Tuy nhiên, các loài trong họ vành khuyên là rất giống nhau vê thói quen và hành vi, trong khi các loài trong họ Họa mi lại khác nhau.

Cùng với các loài khướu mào (và có thể là cả một số chi khác của họ Timaliidae), thì các giới hạn giữa nhánh vành khuyên với nhánh họa mi “thật sự” trước kia trở nên không rõ ràng. Vì thế, có một số ý kiến khoa học năm 2007 đã nghiêng về phía hợp nhất nhánh chứa vành khuyên vào trong họ Timaliidae, dưới dạng của một phân họ có danh pháp là “Zosteropinae” (phân họ Vành khuyên). Tuy nhiên, có rất ít các loài trong họ Vành khuyên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với các kết quả mới và tất cả các loài này đều thuộc chi Zosterops mà tại thời điểm hiện nay chúng vẫn ở tình trạng lẫn lộn. Ngoài ra, nhiều chi/loài trong họ Họa mi vẫn chưa được giải quyết triệt để về quan hệ phát sinh loài.

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Chu kỳ sinh lý của chim vành khuyên

Chim vành khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim vành khuyên cái trong mùa giao phối. Hơn nữa, vành khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường, mùa giao phối của chim vành khuyên là từ tháng 3 – 7 hàng năm (dương lịch) có những con chim vẫn hót trong tháng 10 – 2 năm sau, chim căng trái vụ là do: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 – 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim càng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng sau 1 – 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ chim không hót hay bàng chim đúng vụ, thời gian chim hót không được dài bằng chim đúng vụ.

Phương pháp nuôi chim vành khuyên đúng cách

-Trước hết là chế độ nuôi chim trong thời kỳ rụng lông: Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn vì thế người nuôi cần tìm cách để chim ăn nhiều và có các biện pháp đề phòng gió ảnh hưởng đến chim.

+ Để chim ăn nhiều thì trước hết người nuôi phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).

十 Để đề phòng gió thì nên để chim những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho chúng tắm nhiều.

-Chế độ nuôi chim mọc lông: Khi chim mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao, vì vậy chúng ta cần bổ xung nhiều dinh dưỡng cho chim vào thời điếm này, ngoài lượng cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tăm nước trong một tuần lên. Khi chim bát đầu mọc lông trở lại cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa. Tuy nhiên, giai đoạn này người nuôi không nên cho chim ở cạnh những con khác căng quá vì nó sẽ lấn áp con chim mới mọc lông và sẽ ảnh hương đến quá trình phát triển của nó.

-Chế độ nuôi chim khi chưa căng: Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa, thời kì này nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để chim có lửa. Chính vì thế mà người nuôi nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: Bột tép, đường, bột sâu khô. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn. Khi những chú chim hót những điệu ban đầu thì mục tiêu huấn luyện chim đã hoàn thành một nửa.

Chế độ nuôi chim khi căng lửa: Đây là thời gian nuôi khó nhất. Lúc này, người nuôi sẽ có 2 mục cần quan tâm đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt.

+ Về dinh dưỡng: Chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn để hót, khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lý với nhu cầu của từng con. Lấy 1 ví dụ là con chim khi căng lửa được tăng lượng trứng và bột tép trong thức ăn không nên đưa thêm các loại thức ăn nào mới vào thành phần của cám ở thời điểm này vì mỗi chú chim một khác.

+ Về chê độ đi dượt: Theo một số người có kinh nghiệm nuôi chim từ lâu. Trong tuần đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều 2 – 3 lần một tuần. Khi chim lên giàn, nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí. Một thời gian sau nên cho lại gần hơn, chú ý khi gặp con chim nào quá hăng thì nên di cư con chim nhà bạn đi nơi khác. Khi bắt đầu quen với việc lên giàn thì nó có thể là một chú chim để chơi thật sự.

chim vành khuyên ăn hoa quả

chim vành khuyên ăn hoa quả

Một số loại trái cây dành cho chim vành khuyên

Ngoài cám dành cho chim, thì trái cây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn, nó bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho chim. Mà ngay cả ngoài tự nhiên chim cũng thường đi tìm hoa quả để ăn. Sau đây là một số loại trái cây mà chim vành khuyên rất thích.

Từ ý kiến thức thực tê của người nuôi có mọt số loại hoa quả cụ thể sau đó:

-Chuối tây (chuối sứ): Rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị tiêu chảy.

-Dưa leo: Giúp cơ thể chim mát, lông mượt, ở phía nam dưa leo được nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên ăn.

Cách sử dụng:

+ Đối với chuối (không nên quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên), dưa leo, cà rốt. Tất cả đem cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn.

+ Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn.