Chim long cơ còn gọi là trường vĩ, người Pháp gọi nó là long queu có nghĩa là đuôi dài, nhưng trong thực tế đuôi chim vót nhọn không thể gọi là dài được. Từ long cơ do phiên âm từ tên tiếng Pháp mà ra. Đây là giống chim không xa lạ gì với giới nuôi chim cảnh ở nước ta, trước đây vài thập kỹ người Sài Gòn đã biết đến nó, chim nuôi thời trước chỉ có loại long cơ xám và giá rất cao, ngày nay người ta đã lai tạo được thêm long cơ trắng.
Xuất xứ :phía bắc châu Úc.
Hình dáng :có kích thước dài 11,5 cm.
Ở long cơ xám trên mình phân bố những sắc lông rất đặc trưng, màu vàng ở mỏ, màu đen ở yếm cổ, chót cánh, chót đuôi và vệt dài từ lưng thân sau kéo xuống phần bụng sau, màu tím lợt ở đầu và màu xám hồng ở bụng. Nhìn bề ngoài khó phân biệt giới tính, ngoại trừ nhìn vào vùng lông đen trước yếm cổ mới phân biệt được, chim trống đốm lông đen này lớn hơn chim mái
Long cơ trắng thì có màu lông gần như trắng tuyền. Loại này có mỏ màu đỏ ở chim trống và mỏ màu hồng ở chim mái. Yếm cổ có màu hồng lợt. Cũng có loại trắng pha đen. Loại này thì mỏ vàng ửng đen, yếm cổ hồng lợt điểm đen, phần bụng màu phớt đen.
Nhìn bề ngoài khó phân biệt giới tính, ngoại trừ nhìn vào vùng lông đen trước yếm cổ mới phân biệt được, chim trống đốm lông đen này lớn hơn chim mái.
Sinh sản :chim nuôi lồng rất mau thuần. Chúng không quá nhát người nhưng sinh sản kém. Nuôi lồng nhiều cặp chỉ biết đẻ mà không chịu ấp. Hơn nữa chim đẻ cũng kém, mỗi năm nên cho chim đẻ chừng 3 lứa thôi. Những cặp nào chịu ấp thì để cho chúng sinh sản theo tự nhiên. Còn những cặp không biết ấp thì nhờ sắc nhật nuôi vú. Mỗi cặp sắc nuôi 2 con long cơ là vừa sức.
Thức ăn :kê, ruột kê trộn trứng, rau cải.