Nuôi chim là một thú vui thể hiện sự tao nhã và an nhàn của người nuôi. Mỗi một loại chim lại cần đến một sự chăm sóc riêng để phát huy hết khả năng của từng loài. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập và hướng dẫn các bạn cách chọn và nuôi chim chào mào mái, một loại được những người trong giới nuôi chim rất ưa chuộng.
Chim chào mào mái thường thì nhỏ hơn trống (to chỉ = khoảng 2/3 đến 3/4 chim trống thôi) và rất dễ phân biệt ngay từ lúc còn non. Chim mái có đầu nhỏ, mào thấp, cui chứ không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng nó mảnh mai. Lông thường mềm và mịn hơn chim trống. Trong bầy mà có con nào lúc đứng một chỗ mà hay nhìn ngang nhìn dọc thì rất nhiều khả năng đó là chim mái. Cảm giác chung khi nhìn vào một con chim mái là: nhỏ con, gọn gẽ, ít nhảy nhót nhưng hay nhìn dáo giác.
Xem thêm: Tìm hiểu cách phân biệt chào mào trống mái
Tìm hiểu về các loại chim cảnh thường nuôi (phần 1)
Hướng dẫn tự làm thức ăn chim khướu
Kỹ thuật nuôi chim họa mi cơ bản nên biết
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi khướu bạc má cơ bản
Khi chào mào hót, ta cũng có thể thông qua tiếng hót để phân biệt và chọn được chào mào mái. Đối với chim bẫy đấu ở ngoài trời xổ bọng từ 5 – 7 âm và vào đánh nhau với chim mồi thì 100 % không phải là chào mào mái.Chim chào mào mái thường không xổ bọng từ 5 âm trở lên.Giọng con mái không to,vang và gắt.Và không đổi nhiều giọng khác nhau như : quýt wu wiu wiu quýt wi wìu,hay là quýt quýt wùwiu quýt wìu Và âm cuối thường không cao lên. Chim mái chỉ xổ bọng từ 3 – 4 âm,cá biệt cũng có con xổ tới 5 âm.Chimchào mào mái thường hót quýt wu wiuuuu,huýt hù hiu,huýt huýt hiu….Âm cuối cùng nhỏ và kéo dài ra.
Chào mào mới bắt về: mất 3 tháng để “trấn an”, tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với “kiếp tù chung thân”. Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển , cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi. Sau 3 tháng đó, bạn bắt đầu cho ăn, cho tắm và làm quen với nó nhiều hơn để nó hiểu rằng bạn không hề nguy hiểm. Tùy từng đặc điểm của chim chào mào mái hay trống mà bạn sẽ áp dụng những cách chăm khác nhau. Tuy nhiên, cũng không khác nhau là mấy. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn đã có được một số kinh nghiệm trong việc chọn và chăm sóc chim chào mào mái.