CÁCH CHỌN NUÔI VÀ CHĂM SÓC CHIM KHUYÊN (Phần 3)

TẢN MẠN – CHIA SẺ VỀ CHIM KHUYÊN

Những dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông :

Ngoài tự nhiên mùa chim thay lông bắt đầu vào khoảng tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch (có dao động chút ít). Nhưng với chim nuôi trong lồng thì lại là chuyện khác. Có những con thay lông rất sớm hoặc rất muộn. Cá biệt có con chẳng phải mùa thay lông, chúng vẫn cứ thay.(bởi sức khoẻ của chúng phụ thuộc vào người nuôi rất nhiều).

Cho nên ta cần biết một số phương pháp sau, để nhận ra dấu hiệu khi chúng sắp thay lông.

+Phân lỏng : ứng với chim thuộc. Khi chim đang căng mà thấy dấu hiệu chim đi phân lỏng có nghĩa là lửa trong người nó đã hết và sắp sửa bắt đầu thay lông, nhưng dấu hiệu này chưa phải là dấu hiệu đặc trưng

+Lông xuống màu : khi bạn nuôi quen 1 chú chim, đảm bảo bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu này ngay. Với những chú lông vàng óng ả thì bạn sẽ lập tức nhận thấy màu lông của nó xỉn đi trông thấy

+Vỡ vành mắt : Đây là dấu hiệu rõ nhất của chim thay lông, lúc chim căng bạn để ý thấy họa của nó rất dày và “bống” lên (tức là gồ cao hơn so với đầu ). Khi chim thay lông, vành mắt trở lên lem nhem và mỏng đi rất nhiều

+Có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước.

+Và chú chim ít líu đi trông thấy, thậm chỉ có chú kể cả kêu cũng ít đi.

Thay lông điểm: Thường những chú thay lông điểm là những chú đang trong giai đoạn có lửa. Hiện tượng thay lông điểm xảy ra vì những chú chim trong đợt thay lông trước, có những sợi chưa thay hết. Có đến 99% những chú thay lông điểm không có gì đáng ngại. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt giữa thay lông điểm và chim yếu quá, mọc lông rồi lại rụng. Cách chữa trị hiệu quả là thả vào lồng tập thể cho nó sống với đồng loại,

khoảng 3 hoặc 4 tháng sau tách ra thường thì chú chim sẽ đẹp lại.

Thay lông bất thường :

Đây là hiện tượng rối loại trong cơ thể, thay lông bất thường thường là do 1 số lý do sau :

Chim bị hoảng quá.

Chim bị ốm , trúng gió.

Chim bị các biện pháp công kích, đổi cám, đổi chế độ chăm sóc quá đột ngột.

Chế độ làm cám không hợp lí.

Chúng ta cần phải xác định các nguyên nhân 1 cách cụ thể thì mới có thể đưa ra các phương án thích hợp. Khi giải quyết được các lí do này, 1 thời gian nó sẽ trở lại bình thường và nếu bạn nuôi ổn định thì kỳ thay lông sau nó sẽ thay đúng vụ.

Cách để chim rũ hết lông:

Tham khảo:

+cho chim ăn thêm nhiều hoa quả mát, sẽ thay lông nhanh.

+Cho ăn hoa quả, bỏ hẳn cám, trùm khăn lồng ướt đặt vào chỗ tối.

Nhưng cái gì cũng nên có mức độ của nó! Đối với 1 chú chim khỏe, thường rụng lông chậm hơn và lên lông nhanh hơn so với những chú chim yếu. Việc duy trì 1 chế độ phù hợp có lẽ là cách chim để chim thay lông nhanh nhất. Nếu chế độ ổn định khoảng 2 – 2,5 tháng là chú chim sẽ xong xuôi 1 bộ lông, và đấy là cách các bạn lên làm.

Hỏi – Đáp

Cho mình lời khuyên về mấy chú đang thay lông nhà mình. 1 chú lông cánh, lông đuôi rụng hết sạch rồi mà chả thấy mọc lại mấy gì cả.. mọc lên rất chậm. Ỉa chảy toé loe. Còn 1 chú thỉnh thoảng rớt vài cái lông cánh, cũng ỉa toàn là nước không à.

*Lông đuôi chim của bạn chỉ rụng chứ không mọc có thể do 1 số lý do sau

-Mất mầm lông : do tổn thương vùng chân lông kiến cho lỗ chân lông bị biến dạng ….

-Gãy lông : chân lông bị gãy sát gốc

-Hóc lông :

Sức khỏe kém :

Lời khuyên cho bạn chân tình như sau :

Nếu chú chim của bạn hay, hoặc bạn có tình cảm với nó đến mức không thể bỏ được thì bạn phải chấp nhận nuôi rất mất thời gian. Quan trọng nhất là phải cải thiện sức khỏe, chim bị đi ngoài thì sức khỏe rất kém, bản thân chú chim còn không đảm bảo thể lực thì sao có thể thay lông được khi chú chim khỏe dần dần, bạn chờ đến lúc chim thay lông vụ sau là được …..

nếu có thời gian bạn có thể thực hiện lịch nuôi (1 ngày) như sau và phải nuôi thật ổn định :

-Vệ sinh lồng thường xuyên.

-Cho chim tắm.

-Phơi nắng ban mai tầm 1h/ ngày (với thời tiết mùa hè . mùa đông thì nên phơi lâu hơn và tránh gió).

-Bổ xung thực phẩm tươi (hoa quả,sâu bọ).

-Cho chim ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.

Chú chim của tôi đã thay lông song, vẫn nuôi bắng cám trứng Một tháng nay, tôi thấy hoạ bắt đầu kém đi, nhẩy rất nhiều, trừ khi nó líu thì đứng,

*Chú chim này có thể trong giai đoạn đang căng lên, nếu họa mắt chim rụng thì có thể là vấn đề bạn điều chú chim quá căng hoặc quá trùng, hoặc chim dụi mắt vào cầu nhiều do thiếu tắm hoặc tắm cóng, không ngoài khả năng chim của bạn đã bị thay điểm do thời tiết không thuận lợi, hoặc chú chim chưa thay xong hẳn lông vẫn còn tiếp tục rụng lớp lông cũ.

Phải tìm nguyên nhân dẫn tới việc rụng hoạ,thì mới khắc phục được bạn ạ!

Bạn có thể cho chia sẻ cách điều chim cho mọi người cũng biết được ko, tức là muốn cho con chim căng lúc nào thì căng, hoặc muốn xuống lúc nào thì xuống. Bạn có thể giải thích rõ hơn được ko tôi hy vong những kinh nghiệm của bạn có thể giúp ích cho những người mới chơi như chúng tôi.

*Thật ra điều chim là một nghệ thuật mà tất cả mọi người đều có thể là nghệ nhân, bởi vì mỗi người có một cách điều khác nhau, trong đó lấy cơ sở như thế này :

Muốn chim căng lên : chúng ta có thể cho ăn sâu, ăn cám kích, cám líu…tức là làm cho cơ thể của con chim nóng lên.(mỗi con có cái ngưỡng riêng).

Muốn chim trùng xuống : ta có thể cho tắm, cho ăn hoa quả mát, hoặc cho đạp mái ( vụ này mình nhìn tất mắt rồi, hiệu quả lắm, người nuôi cũng là một quái kiệt ) nhưng hậu quả cho chim đạp mái là nó xịt hẳn luôn.

Anh em cho tôi hỏi chút vì có trường hợp này tôi chưa lý giải cặn cẽ được.

Anh bạn tôi nuôi 1 chú khuyên đã hơn 2 vụ rồi. Lông rất ốp, đầu mặt đẹp và đang rất căng (nhìn phân khô cong và cái họng đen xì, cặp mắt bống và lồi rõ rệt) nhưng líu thì ….chán lắm – mặc dù chơi toàn cám Tầu 1 mặt.

Tuần trước tôi lấy nó về, tôi chuyển ngay sang cám đậu với chủ quan chấp nhận thay lông…Vậy mà không hiểu sao chỉ hơn tuần nó thay đổi rõ nét. Phân vẫn rất tốt, líu thì đặt đâu líu đó, chưa mở áo lồng vẫn líu,…với những con tôi đang chơi có thể cho là líu ác nhất. Chỉ duy nhất nó nhảy như một con điên…Vừa nhảy vùa líu với bất cứ tư thế gì…Và tự nhiên lộn cầu ngoái ngửa (tự dưng mắc phải)….Vì anh bạn nói chưa thấy như vậy trong thời gian nuôi.

*Chim của bạn mới qua giai đoạn hoàn thiện lông, bây giờ nó đang trong giai đoạn căng mái (hay còn gọi là căng nhảy), qua giai đoạn này mới là giai đoạn chim căng đỉnh.

Nhận xét và đánh giá về chim khuyên đẹp. Qua đó, mỗi người tự học tập và tiếp thu thêm kinh nghiệm chơi khuyên, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu chơi.

*Con thứ 1 có mắt màu xánh, đại quý tướng, bạn kiếm đâu ra con chim tuyệt thế, nhìn con chim như thế là biết chủ nhân nuôi chim thế nào rồi. Nói chung là mình thấy các tiêu chuẩn thi đấu đều hội tụ ở con thứ nhất nhiều hơn …

Con thứ 2 dài đẹp nhưng trông không bắt mắt bằng con thứ nhất. Mặc dù dài đẹp nhưng trông không chắc chắn, chim thi đấu không nên là chim quá dài mà thân hình phải cân đối …

*Em số 1 được một điểm duy nhất là mỏng mỏ. Quá nhiều điểm không được – non rừng – mắt đóng thấp – cổ thắt – cánh ngắn – hậu lép. Nói chung là thi đấu không tốt

*Theo kinh nghiệm của em áp dụng từ chọn chim họa mi sang có được không các bác?

– Nhất mắt. nhì lông

Mắt: Chim già rừng khuôn mắt to đóng rồn về đằng trước, giữa lòng đen và lòng trắng phân biệt rõ.

lòng đen to mặt bống, mắt đỏ.

Lông : bản lông to ngắn sợi lông thô, mỏng lông (lông thưa)

*Giữa con chim hoạ mi chiến và vành khuyên hót đấu cũng có những điểm tương đồng, tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào bộ của từng con chim để có cách lựa chọn hợp lý. Chim vành khuyên có rất nhiều loại bộ khác nhau nhưng quan điểm của tôi thích nhất 2 bộ :

+ Bộ chim đầu quả táo hay còn gọi là đầu gồ. Loại này dữ chim, đấu rất lâu, tiếng nghe chắc nịch chói tai, tuy nhiên lại hơi nhảy trong quá trình líu đấu. Chỉ xét trên phương diện nhìn bằng mắt thôi nhé vì cũng có nhiều chim vành khuyên dị tướng (tướng chim mái) nhưng mà hay kinh khủng.

– Mắt chim : to, lòng đen bé nhỏ, còn lại là màu đỏ ngầu, hai bên mắt đóng cao lên trán chim, đóng càng cao càng tốt.

– Cổ, ngực chim to, ngực vươn ra phía trước

– Cánh trai dài, nếu dài hơn phần phao câu chim thì càng tuyệt

– Đuôi chim theo tôi không nhất thiết cứ phải bản đuôi to dầy mới líu lâu bền, miễn là đi theo bộ chim này thì đuôi không được phép quá ngắn.

Ý kiến bổ xung của tôi nhé! Tổng quát con chim thuộc loại đầu quả táo, tiếng thường tốt, mau mỏ…Thân chim thường nhỏ, chân cao, đuôi có thể to nhưng thẳng hàng với lưng.Mỏ nhỏ mỏng và lông mỏng nên dễ chơi. Tuy nhiên vì bộ chân cao nên chim hay nhẩy. đấu tốt nhưng không bệt cầu, giọng to, gắt nhưng âm vực không rộng. Phản ứng rất nhanh với âm thanh của đồng loại. Ngồi gần thì thấy chói tai nhưng treo cao và treo xa thì dễ nghe, loại này nhiều con đấu tốt nhưng thường thì phung phí sức lực vào việc nhẩy nhiều nên thời gian đấu không kéo dài. Tuy phong thái nhanh nhẹn nhưng không tập trung vào chuyện líu đấu. Thay lông rất nhanh và hồi phục trạng thái líu nhanh sau khi thay lông, mắt thường là to và cấu tạo mắt hơi lồi nên nhìn lộ mắt vì là thuộc loại lông mỏng đầu quả táo nhỏ nên mắt chính là điểm nhấn trên toàn bộ đầu con chim, bề mặt sương sọ nhỏ và nhô cao nên cấu tạo họng cũng nhỏ nên giọng gắt và âm lượng không sâu và rộng. Riêng bộ chim này tôi đã nuôi thử nghiệm 2 con trong 8 năm và có ghi chép lại toàn bộ thông tin về bộ chim này trong suốt quá trình nuôi và tổng kết là loại dễ chơi nhưng là chơi ở mức trung bình thôi không thể là chim đấu đỉnh cao được…

+ Bộ chim đầu xà hay còn gọi là đầu rắn. Thường thường thì bộ chim này rất dễ chơi, thay lông gần xong là có thể nghe líu được rồi. Lúng căng đỉnh thì líu bệt cầu. Tuy nhiên tiếng líu của bộ chim này không to, vừa đủ nghe và cũng ít đảo giọng trong quá trình líu

– Mắt chim : Theo tôi bộ chim này mắt hoạ đơn thì hay hơn, tuy nhiên nhất thiết mắt phải đỏ ngầu và phải đóng cao.

– Cổ, ngực chim cũng giống như bộ chim ở trên phải to và vươn về phía trước

– Cánh chim hình con trai ốp sát vào hai bên mạng sườn của chim và nếu dài hơn phao câu thì càng hay.

– Đuôi chim theo bộ này nhất thiết bản đuôi phải to và dài thì trong lúc líu đấu mới lâu và bền được.

Loại chim này thường tạo cho anh em sự thu hút về nó hơn các loại chim khác bởi vì họa mắt rất to và mắt thường là ở vị trí gần đỉnh đầu nhất vì bề mặt sương sọ phẳng và rộng hơn họng cũng rộng hơn suy ra âm vực rộng và to. Thâm chim dài đẹp đuôi có thể to và bé nhưng thường là hạ thấp so với lưng, hay còn gọi là lưng quy hay lưng gù, ngực rộng và nhô ra phía trước. chân thấp và nói chung là phong thái ít nhẩy hơn tuy nhiên loại chim này có nhược điểm đó là khó thuần dưỡng nhiều con nuôi 3 năm mà dẫy như chim mộc dở, bản tính dữ dằn (thể hiện qua đầu mặt). Nên khi căng bản tính hung dữ thích đánh nhau hơn là đấu líu, khi chim căng mang đi thi nếu treo gần nhưng con chim cang và dữ khắc thì % đánh nhau quên đấu líu là rất cao. tuy nhiên loại này đấu líu rất tốt, bệt cầu và có thể đạt kết quả cao nếu biết cách điều tiết trong quá trình nuôi để chim không bị căng quá dễ đánh nhau quên cả đấu líu.

*Mình không biết nhiều về bộ. Nhưng tướng chim sau đây theo mình là rất đáng để anh em xem xét .

Loại 1

Đầu nhỏ , nhưng trán rộng

Mỏ ngắn , không mỏng mà có hình búp chuối (phải cân đối với mặt không được to quá

Cánh khá dài và trùm che kín toàn bộ lưng

Cổ chum , vai xuôi (nhìn như cổ và vai là một )

Hậu dầy , chân ngắn .

Mình đã quan sát khoảng 5 chú có dáng bộ thế này và rút ra nhận xét như sau :

Chim cực lỳ

Líu mau ,hồi ngắn , âm vực to rộng , bền và nội lực cực khoẻ , chim ít nhảy , ít kêu , xung lên là bắn .

Những chú chim này ít bị tác động bên ngoài hơn và thiên về nhạy cảm theo thái độ âm thanh của đối thủ , không bị tác động bởi tiếng kêu mà rất nhạy cảm với tiếng líu và thái độ líu (như thể nó sẽ líu đè bằng được con bên cạnh vậy), còn nhảy lên quác quác thì rất ít .

Cá nhân mình nghĩ đây là tướng chim rất hợp với việc đi thi và có giải

Chưa thể nói loại nào hay hơn nhưng đây là tướng chim rất khó tìm , mà nếu ai tìm được nên giữ lại nuôi nhé

Trình độ còn hạn chế có đôi ba ý kiến để góp vui mong anh em chỉ giáo thêm

*Về việc này thì quan điểm của tôi là còn tùy từng bộ chim mà thôi…chim đầu quả táo chân cao thì thường đi với lông mỏng thì mau mỏ…

tướng chim to dài lưng quy chân thấp mà lông dầy thì chơi cũng được nhưng lâu lên căng nhưng căng rồi lại chơi được lâu, còn bộ tướng như thế mà lông mỏng thì tuyệt vời tuy nhiên loại này rất hiếm..nếu kiếm được một con thì không cần suy nghĩ nhiều..cứ chơi vô tư…tuy nhiên việc phân biệt lông như thế nào hay thế nào là lông dầy và thế nào là lông ngắn phù hợp với mỗi bộ dáng thì lại là chuyện khác.

*Mỗi người 1 cách thức chọn khác nhau. Đã có nhiều con chim đoạt giải với dáng vẻ và hình thức khác nhau. Với cách thức chọn của mình thì con chim đạt tiêu chuẩn là con chim ngũ đoản (Đầu ngắn, người ngắn, đuôi ngắn, chân ngắn, mỏ ngắn ) Đặt biệt quan trọng với cái mỏ . Hàm phải rộng mỏ dưới phải thật mỏng. Khi líu phải thật đanh thét gây sự chú ý và líu.Hồi líu ngắn khoảng 5 đến 6 tiếng rất có lợi cho khi thi. Khi đạt được tất cả các yếu tố này thì bạn mới năm trong tay 40% chiến thắng. 30% là do sự chăm sóc của bạn có đạt đến mức tối đa căng cho con chim ko. 20 % Là sự luyện tập của con chim. 10 % còn lại là sự may mắn trong thi cử .

Với nhiều anh em mới chơi, chắc hẳn những gì mà mọi người đã phân tích ở trên có phần hơi trừu tượng, mình xin đưa ra tỷ lệ như sau để anh em dễ bề xem xét nhé !

Mỏ dài : là loại chim có chiều dài mỏ lớn hơn khoảng cách từ gốc mỏ đến gáy.

Mỏ trung và mỏ ngắn cũng dùng tiêu chuẩn này để so sánh.

Lưng gù : phần thân cách gốc đuôi khoảng 1/4 chiều dài lưng. Ở đấy nếu lưng có 1 cái ụ nhô lên và cao hơn hẳn phần thân trước đó thì là lưng gù

Chân ngắn : thật ra không có chim nào gọi là chim chân ngắn cả, chẳng qua là dáng đứng của chim, với những con chân cao chim thường có xu hướng đứng nghển cổ trên trời, với những em chân được gọi là ngắn thường có xu hướng thân nằm song song với đáy lồng

Trán rộng : rất khó phân biệt ,

với chim đầu dẹt khi nhìn trán chúng ta nên nhìn từ trên xuống (là khoảng cách giữa 2 gốc nhọn hoạ mắt của 2 con mắt).

Với chim đầu tròn hoạ tròn nên nhìn thẳng và đó là khoảng cách từ 2 đỉnh cao nhất của hoạ.

Cả 2 tiêu thức nhìn chung đều để so sánh với chiều dọc của đầu (tính từ gốc mỏ đến gáy chim và chiều rộng của hàm ). Nếu chiều dài là 4/5 thì có thể coi đó là chim trán rộng được.

Muốn nhìn lông dày hay mỏng nên nhìn vào lông lưng chứ đừng quan tâm đến lông bụng. Lông lưng mỏng nhưng lông bụng dày là những chú nhanh miệng mà có nội lực khá tốt. Vào mùa thay lông nếu muốn kiểm tra lông dày hoặc mỏng nên nhìn vào phần lông 2 sườn , phần này thường có xu hướng thay xong trước các bộ phần khác nên sẽ dễ phân biệt hơn

hình dáng phải là những con có dáng dài, khi đứng líu đầu với đuôi tạo một đường thẳng chếch 45 độ. Đầu bằng, loại này kè đấu dữ chim hơn mọi loại khác, mắt chim phải căng, con ngươi lồi ra ngoài, vành mắt sắc nét, màu càng trắng sứ càng tốt. Phần lớn những con họa đơn líu đấu tốt hơn họa kép. Cổ vươn cao lên trên khi líu đấu, ức vai nở. Cánh xệ xuống 2 bên dưới, đầu mẩu 2 cánh vút ra sau hơi chếch lên trên. Khấu đuôi to, dài và dày, khi líu đấu đuôi phải vít xuống dưới, càng vuông góc với đáy lồng càng tốt. Về bộ lông thì những con lông thưa bao giờ cũng có nội lực tốt hơn con lông dày. Đây chỉ là quan điểm của tôi.Phần quan trọng là các bạn nên thực tế là tốt nhất.

*Tướng chim đấu ko nhất nhất phải quá đẹp, em thấy những con chim như sau là nhất:

1:đầu tròn, mắt sếch, cổ vại, ngực vai to, lông cánh ko quá dài, bao đuôi to, chân quỳ.

2: đầu rắn, cổ thắt, lưng gù, vai xuôi cánh xệ, hậu nở, chân những em này phải to và quỳ, thường là chim xòe và líu hay bệt, nhưng giọng thì ko có áp lực bằng em số 1, nhưng nhanh đấu hơn em số 1, và rất nhiều tài

.đây là cách nhìn sau một thời gian quan sát và học hỏi cùng thực tế đã xem nhiều như vậy, thấy rất hay..nói chung là nhiều bộ nữa nhưng hai bộ này cho là nhất.

*Xin đưa thêm một con nữa cho anh em cùng nhìn nhận và phân tích:

*Các bác nói nhiều về vóc dáng, thân, đầu, mỏ, chân… nhưng chọn được như vậy thì chỉ có cách tìm một em khoen đã thuộc hạng cây đa cây đề. Động vào các em chân dài ấy tiền triệu là cái chắc.Theo kinh nghiệm “gia truyền” của em, một con khoen hay là một con đi ăn lẻ và ăn tít ngọn cây rất cao. Bọn này vừa dữ chim vừa hót hay vừa líu bền, toàn thuộc hàng cao thủ, chứ chim khoen nhốt cả lũ bán ở hàng chim cảnh là bọn đi ăn thấp tịt, loại ấy bẫy dễ như không, vào vườn vải vườn nhãn bẫy một lúc thì đầy, khó có chim hay lắm, khả năng có được con hay là dưới 1%, nhà em có mấy cái cây cao tít, em đặt bẫy trên cành cây gần trần thượng. Thuần được con nào con ấy đều toàn loại mặt rô khó trị cả, ra sới hót ầm ầm.Tuần trước em mang một con mới ba tháng tuổi lồng, lại đang thay lông mà vẫn quay cầu tít thò lò xách đi chơi nó đập bẹt dí một cao thủ hai năm ngay tại sân khách, mà lại là hàng đỉnh.

Tôi có một thắc mắc mong các bạn giải thích giúp! Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và có theo dõi các cuộc thi khuyên trước. Khi chọn lựa vài chú khuyên về nuôi phải chọn lựa theo các tiêu chuẩn như trên, thì chú chim mới có thể nuôi chơi và đi thi được phải không? Một người mới chơi như tôi để chọn lựa là một việc rất khó, nhất là ở trong lồng mộc rất nhiều chim…Tôi có đi xem tham khảo 1 số cuộc thi tôi thấy vài chú khuyên đoạt giải không hề có các tiêu chuẩn như trên vậy mà vẫn đoạt được giải cao. Phải chăng các bạn còn dựa vào tiêu chuẩn nào để có thể đánh giá 1 chú khuyên có thể thi và đoạt giải được! Đúng là chơi khuyên khó thật nhất là với những người mới chơi như tôi. Bạn nào nhiều kinh nghiệm có thể giải thích giúp ?

*Trước hết mình cũng xin khẳng định với bạn rằng, những tiêu chí này chỉ là cái mốc để tham khảo thôi, dĩ nhiên trong cuộc sống chẳng có gì là tuyệt đối. Những chú chim được giải chỉ chiếm = 1/20 số chim trên giàn, tiêu chí anh em đưa ra thì lại nhằm vào số đông. Hơn nữa có chú chim thì lộ tướng, có chú thì ẩn tướng, nhiều khi hạ lồng xuống bạn thấy chim thật bình thường, Nhưng khi giáp giàn thì tài năng nó mới được bộc lộ. Ngày xưa mình chọn chim thường thích bắt chim có bóng bộ sáng, nhưng bây giờ thì tư tưởng đấy đã thay đổi rất nhiều rồi, chim thi đấu được hay không quan trọng nhất là chim có chịu đấu hay không? và có đúng độ hay không? Bạn không thể bắt 1 chú không chịu đấu để đi thi được và bạn cũng không thể đem 1 chú chim chưa đúng độ đi thi phải không? Mỗi người một sở thích và 1 quan điểm chơi khác nhau. Và mỗi người cũng có 1 bộ chim khác nhau. Bộ nào thì cũng đều có những con hay kiệt xuất ….Về phần tiêu chí đánh giá một chú chim, mình có thêm vài tiêu chí sau cũng khá hay mong anh em góp ý ….

Thể lực : thể hiện ở sự dẻo dai của chim, hay còn gọi là sức bền, tiêu chí này chỉ có thể bộ lộ khi cho chú chim đi dượt theo kiểu chạy đường trường

Tính cách : chim hay thường có 2 loại ; một loại là chim ganh, một loại là chim bơ …..

Chim ganh : là chim đấu theo kiểu tàn sát, tức là nó sẽ hót đến khi nào bỏ đòn, do thể lực không cho phép hoặc chim bên cạnh không dám líu nữa….

Chim bơ : là loại chim ít bị áp lực khi lên giàn, loại này thường líu rất mau và dầy, không líu đè và tính chất líu giống chim gọi bầy, loại này sẽ thể hiện được khả năng nếu chim đứng biên ……

Những khái niệm trên cũng là những tiêu chí chọn chim thi đấu, nhưng nó không thể hiện ở hình dáng nhiều, mà thể hiện thông qua cảm quan của người chủ, những đánh giá này chỉ có thể chuẩn xác khi nuôi chim một vài vụ lông !

Xin cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng mình thấy có nhiều người đi mua chim đấu đoạt giải lớn, thế mà khi mua về cũng có thi được đâu, vậy vấn đề chính nằm ở con chim phải đấu? Tại sao mua chim đắt lại ko đoạt giải mà những con chim đó đã từng ăn giải vậy vấn đề nẳm ở đâu vậy bạn . Nếu những người ko có điều kiện mua chim đắt phải đi bẫy chim về ko đấu được thì phải đi mua chim? Vì tôi cũng ko có điều kiện để mua chim đoạt giải… Chỉ giúp tôi cách bẫy chim có thể thi đấu được ở đâu, để tôi có thể đi bẫy?

*Mình trả lời bạn thế này nhé :

70% sự thành công của một người nuôi chim và của 1 con chim đó chính là hiểu tính cách của nó; kể cả những anh chơi khuyên lão làng…Vấn đề là đấu như thế nào, có con đấu nhiều, có con đấu ít, có con chịu được áp lực giàn thi , có con thì không …

Nếu bạn muốn được giải khi đi thi!? Lời khuyên chân tình nhất, chính là bạn phải học hỏi thật nhiều, tích lũy vốn kinh nghiệm để chơi được 1 con chim bằng lối chơi của mình. Khi đó bạn mới có thể tiến xa hơn được, bạn mua 1 con chim hay rồi nhờ 1 người khác nuôi hộ vẫn có thể thành công và ăn giải nhưng chơi thế không sướng…Hơn nữa, nhiều khi chim ăn giải vì nó có một chút yếu tố may mắn nữa và cái duyên của người cầm chim. Nhiều người mua chim hay về và chơi không thành công có nhiều yếu tố, thứ nhất họ chưa thực sự là chủ con chim của mình. Chế độ nuôi của họ với chủ cũ không giống nhau, địa thế chỗ treo chim không giống nhau, môi trường nuôi không giống nhau… Vì thế con chim mới chưa thể thích nghi và quan trọng họ chưa có đủ thời gian để hiểu hết con chim đó. Không phải họ không giỏi chơi chim mà chỉ đơn giản họ chưa đủ thời gian để con chim đó thích nghi với điều kiện mới .vv….