Những điều cần biết về cách chăm sóc Chim Cu Gáy

Những điều cần biết về cách chăm sóc Chim Cu Gáy

Chim Cu Gáy là loài chim thuộc họ Columbidae là loài chim khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây cũng là loài chim cảnh được rất nhiều người ưa chuộng bởi chúng có khả năng hót hay, các âm sắc của chim cu gáy rất đa dạng vì vậy khiến người nuôi chim vô cùng thích thú. Tuy nhiên, để chúng có thể hót hay bạn cần bỏ rất nhiều công sức và có kỹ thuật chăm sóc ở từng giai đoạn phù hợp nhất.

Đặc điểm của chim Cu Gáy

Chim Cu Gáy là loài chim có kích thước trung bình có trọng lượng khoảng 180 đến 200g. Đây là loài chim có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Với phần lông đầu, gáy và mặt bụng có màu hơi tím hồng, đỉnh và hai bên đầu phớt xám, cằm và họng có màu trắng nhạt. Đùi bụng và dưới đuôi có màu nhạt hơn.

Mắt của chim Cu Gáy có màu nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở bên trong. Mỏ đen và chân đỏ xám. Chim Cu Gáy có đuôi dài, phần đuôi phía dưới có phần trắng và đen. Với thân hình màu nâu có điểm các đốm màu sậm hoặc nhạt.

Chim Cu Gáy thường sinh sản vào tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và ghép thành từng đôi. Con đực con cái sẽ cùng nhau làm tổ. Tổ của chim cu gáy rất đơn giản được đặt ở các chạc cây kín đáo như bụi tre, vải, nhãn…tổ được đan lại bằng những đoạn que nhỏ thưa thớt và những đoạn thân cây để giúp chúng không rơi ra khỏi tổ.

Mỗi lứa chim cu gáy đẻ khoảng 2 trứng, cả chim đực và chim mái cùng tham gia quá trình ấp trứng. Cu gáy con mới nở còn yếu ớt vì vậy cần bổ mẹ chăm sóc, phải mất một tháng chim cu gáy con mới có khả năng đi kiếm ăn cùng bố mẹ.

Cách chăm sóc chim Cu Gáy

Để chim Cu Gáy có thể phát triển tốt thì bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho chúng. Thức ăn chính của chim Cu Gáy là các loại hạt quả, hạt cỏ và các cây lương thực như lúa ngô, đậu xanh, đậu tương, vừng, lạc. Đồng thời chúng cũng có thể ăn các loại côn trùng, ấu trùng…..

Nếu không có thời gian bạn có thể cho chúng ăn theo công thức. Lưu ý khi cho chim cu gáy ăn theo công thức bạn cần mua hàng ở những cơ sở uy tín và sản phẩm có thương hiệu. Chắc chắn rằng các thành phần có trong thức ăn không gây hại cũng như gây dị ứng cho chim Cu Gáy. Bạn cũng nên để ý hạn sử dụng sản phẩm để tránh sử dụng sản phẩm đã quá hạn. Tùy vào độ tuổi, cân nặng kích thước mà bạn nên mua thức ăn phù hợp.

Chim Cu Gáy thường ít sống thành bầy đàn và thường sống theo từng cặp hoặc sống đơn lẻ. Những chú chim Cu Gáy sống đơn lẻ khi đến tuổi trưởng thành sẽ đi tìm cặp, lúc này chúng sẽ thường xảy ra cuộc đấu tranh giành lãnh thổ cũng như bạn đời. Khi bị xâm phạm lãnh thổ chúng sẽ chiến đấu không khoan nhượng với đối thủ.

Những điều cần biết về cách chăm sóc Chim Cu Gáy

Bên cạnh việc cho chim Cu Gáy ăn gì bạn cũng cần quan tâm đến nước uống của chúng. Nước cho chúng uống cần phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì nên để bốc hơi hết mới được dùng. Nếu để lồng thường xuyên ở những nơi có ánh nắng thì nên thay nước hàng ngày để tránh chim cu gáy bị khô cổ họng.

Hàng ngày bạn cũng cần phơi nắng cho chim Cu Gáy mấy tiếng vào buổi sáng để giúp chúng có thể hấp thụ vitamin D. Bạn cũng nên treo lồng ở những nơi khác nhau sẽ làm cho chim Cu Gáy khí thế và sung hơn. Không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào lồng mà cần có bóng râm để phòng trường hợp chim cu gáy muốn vào khi cần thiết. Khi phơi nắng chim cu gáy thường xòe cánh và đuôi dưới để tống khứ những côn trùng ra khỏi lông chúng. Nếu không có thời gian phơi nắng cho chúng bạn có thể dùng đèn chiếu sáng thay thế.

Chim cu gáy hay gặp các bệnh như bệnh đau mắt, bệnh tiêu chảy đi phân xanh hoặc bệnh hạt đậu. Là một người nuôi chim bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở chim cu gáy để có cách phòng ngừa hiệu quả. Như bệnh đau mắt có thể là do bụi bẩn từ bên ngoài, khi bị đau mắt chim sẽ dùng cánh dụi mắt do đó nếu thấy chim cu gáy bị ướt cánh có thể là chim đang bị đau mắt. Còn khi chúng bị tiêu chảy có thể là do thức ăn hay do chuồng trại không được sạch sẽ….

Nếu thấy chú chim Cu Gáy có bất cứ biểu hiện bất thường nào bạn cần đưa chúng đến ngay các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho thú cưng hoặc gặp bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời.