Ngoài do thiên phú thì giọng hát và màu sắc bộ lông của chim Chích Chòe Lửa có hay, có đẹp không còn phụ thuộc vào cách nuôi của người chơi chim. Vậy cách chăm sóc và nuôi dưỡng Chích Chòe Lửa như thế nào? Làm sao để chim có tiếng hót hay nhất, thân hình đẹp và thanh thoát nhất? chimcanhviet.vn sẽ bật mí tất tần tật cách nuôi Chích Chòe Lửa ở bài viết này!
CÁCH NUÔI CHÍCH CHÒE LỬA DÁNG ĐẸP, CĂNG LỬA HÓT LÍU LO CẢ NGÀY
Vài nét về chim Chích Chòe Lửa
Chim chích chòe lửa
Đối với người có thú chơi chim cảnh một con chim đẹp không chỉ có giọng hót hay mà còn cần dáng đẹp, điệu bộ trang nhã. Có thể nói chim Chích Chòe Lửa là một trong những giống chim cảnh có “tài sắc vẻ toàn”, đáp ứng được yêu cầu đó.
Chim có dáng đẹp thanh tú lạ thường, nhỏ nhắn, dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước, đuôi dài như đuôi của phượng hoàng đất, càng nhìn càng mê. Trên thân chim có 3 màu lông: màu đen, màu trắng và màu nâu sẫm.
Thêm vào đó là giọng hót lại vô cùng thu hút. Nó có thể tùy biến, lúc thì khoan thai, có khi lại gấp gáp, lúc bổng, lúc trầm… làm cho người nghe hoài không chán. 3 âm chính trong giọng của chim là âm thổ, âm đồng, âm kim. Con chim hót giọng to hay nhỏ, trầm hay thanh là do trời phú, ta chỉ có thể sửa giọng khàn sang giọng thanh (do vấn đề về đường hô hấp).
Hơn nữa, một con chim chích chòe lửa hót hay hoặc hót dở còn do ở cách chăm sóc như nguồn thức ăn, phương pháp chăm sóc, luyện tập.
Ở nước ta, miền Bắc và miền Trung không có Chích Chòe Lửa,nó chỉ xuất hiện, sinh sôi và nảy nở ở miền Nam, các vùng như Trảng Bàng, Trảng Bom, Bình Dương, Bình Phước, Long Khánh, Chơn Thành, Bù Đốp, Bù Đăng, Bình Long…
Mùa sinh sản của chim chích chòe lửa
Khi thời tiết ấm áp, mát mẻ trong năm. Tại miền Nam, mùa sinh sản là vào giữa tháng 3 – đầu tháng 4 âm lịch (đầu mùa mưa).
Trước đó vào tháng giêng, tháng 2, trống mái đã tự tìm lấy nhau, thường thì chim mái chủ động chọn chồng.
Mỗi lứa, chích chòe đẻ được khoảng 4 – 5 trứng. Sau khi đe,r ấp trong 16 ngày thì trứng nở.
Mùa thay lông chích chòe lửa
Mùa thay lông bắt đầu sau mùa sinh sản. Đối với chìm ngoài tự nhiên thì thường từ tháng 7 âm lịch trở đi. Với chim nuôi trong lồng thì có thể sớm hơn vài tháng. Cong nào suy yếu thì thay trước, khỏe thì thay chậm.
Mùa thay lông, chim biếng ăn, gầy còm nhom, nếu không biết chăm sóc đúng cách thì chìm có thể bị kiệt sức mà chết.
Phân biệt chim chích chòe lửa trống – mái
- Chim trống:Bộ lông sặc sỡ. Lông ức trổ nhiều bông vàng vàng, đen đen, càng lớn thì lông càng chuyển sang màu đen đậm. Chim trống từ 5 – 6 tháng tuổi hót tiếng to và dài hơn
- Chim mái:Bộ lông thường lợt lạt hơn, lông ức màu xám đậm, xám tro. Chim mái từ 5 – 6 tháng tuổi hót tiếng nhỏ và ngắn hơn, thường đơn điệu, không luyến láy như chim trống.
Cách nuôi chích chòe lửa căng lửa
1. Chọn lồng nuôi chim chích chòe lửa
Cách nuôi chim chích chòe lửa muốn hót hay, đẹp, quý và trở nên đắt tiền thì chủ nuôi chim phải sắm lồng đẹp.
Lồng chim có nhiều loại:
- Lồng bình dân – lồng “chợ” mua ở ngoài chợ với giá khoảng vài chục nghìn.
- Lồng “đặt” là tự đặt theo ý mình giá thường sẽ đắt hơn, khoảng vài trăm.
- Lồng “ngoại” có giá đắt, đến cả vài triệu, được trạm trổ cẩn thận, cầu kỳ.
Yêu cầu khi chọn lồng nuôi:
- Chim ngắn đuôi: dùng lồng từ 64 – 68 nan.
- Chim dài đuôi: dùng lồng từ 72 – 80 nan.
- Cóng ăn cóng uống của chim nên dùng theo bộ, là 2 hoặc 4 cái cùng loại với nhau. Cóng làm bằng sành sứ, có hoa văn sắc sảo, màu sắc bắt mắt.
2. Cách chọn Chích chòe lửa
Chích chòe lửa có loại đuôi dài, loại đuôi ngắn, cũng có con thân lớn, con thì thon nhỏ… mỗi con sẽ có một vẻ đẹp riêng. Về ngoại hình thì tùy theo sở thích của mỗi người.
Ngoài ra, khi chọn giống chim con, chủ nuôi cần quan tâm đến các yếu tố: giọng hót, điệu bộ, vóc dáng.
❖ Về vóc dáng, một con chim đẹp sẽ có tiêu chuẩn sau:
- Là chim ngũ trường: nghĩa là có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình, đuôi đều dài.
- Cũng có thể là chim ngũ đoản: nghĩa là 5 phần đầu, mình, chân, đuôi, mỏ đều ngắn hết. Như vậy vóc dáng sẽ gọn gàng.
- Chọn chim thon mỏ, nhỏ đầu: chim có đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ thon, không bị cong quặp như mỏ diều hâu thì vừa hát hay vừa đá giỏi.
- Chim mới thay lông có bộ lông mượt, lông sẽ ép sát vào mình trong rất thon gọn, đẹp. Phần lông cánh và lông đuôi không bị gãy. Đuôi to bản.
❖ Về điệu bộ, sẽ có một phần là bẩm sinh, một phần là học được ở những con chim khác. Chim có điệu bộ sau đây sẽ được đánh giá là tốt:
- Khi đứng hót, chim ngẩng cao đầu, tự tin. Hai chân đứng thẳng, dạng chân ra.
- Bộ cánh xệ như gà tre sung độ, nó thể hiện đây là một con chim hùng dũng, không chịu khuất phục trước đối thủ.
- Đánh đuôi mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu pặc, pặc nghe rất đanh thép.
- Nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim bổi, chim nhát.
- Không ngủ hoặc đứng trên cóng. Không đứng mãi một chỗ trên cầu.
3. Thức ăn cho chích chòe lửa
Chích chòe lửa dễ nuôi, ăn ít, số lượng thức ăn trong ngày chỉ bằng ⅔ của chích chòe than, nguồn thức ăn từ đạm động vật chỉ bằng ½.
Nguồn thức ăn chủ yếu:
- Thức ăn đạm: trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu non, sâu khô, trứng gà, trứng vịt, dế, giun đất, nhộng tằm, thịt tươi, tôm tép nhỏ.
- Bột đậu phộng trộn trứng
- Cũng có thể cho ăn thêm bột sò, bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng trẻ em…
Cách làm bột đậu phộng trộn trứng làm thức ăn cho chim chích chòe lửa: Đậu phộng rang vàng, nghiền nhỏ, cứ 1 lon bột sẽ trộn với 5 quả trứng gà/ trứng vịt + 1 thìa cafe đường + 1 thìa cafe bột sò. Thức ăn này đem phơi khô, đổ vào chai, lọ để chim ăn dần.
Tuy nhiên trong đậu phộng có nhiều dầu, mà chim ăn nhiều sẽ bị nóng, giọng hót bị khàn. Để giảm bớt đầu thì sau khi nghiền nên đem ra phơi nắng trên một xấp giấy báo để dầu thấm bớt.
Ngoài ra, người nuôi cũng có thể phô trộn các loại bột (bột ngô, cám gạo, bột sò…) bỏ vàomáy đùn cám chim mini để làm thành những viên cám nhỏ cho chim ăn. Cách này tiết kiệm được thức ăn lại đảm bảo chuồng trại sạch sẽ.
Nếu muốn thay đổi thức ăn mới, cần pha thuốc vào nước cho chim uống, nếu chim ăn uống ngon miệng thì cho làm quen với thức ăn mới, còn nếu chim phát hiện và không ăn thì cho ăn lại thức ăn cũ.
4. Kỹ thuật nuôi chim Chích chòe lửa
❖ Cách nuôi và chăm sóc chích chòe con
Nuôi chim con dễ thuần hóa, mau dạn người, tuổi thọ sẽ cao hơn, tuy nhiên cũng tốn nhiều công nuôi hơn. Các kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa con như sau:
- Đút mồi
Chim non trong ổ chưa biết tự kiếm mỗi ăn, chỉ biết há mỏ đòi ăn. Do đó khi nuôi cần phải đút mồi cho chim.Thức ăn chủ yếu là cào cào non, cũng có thể thay thế bằng sâu tươi. Trước khi cho ăn thì nhúng cào cào vào nước để chim non dễ ăn, lại cung cấp thêm nước cho chim. Mỗi lần đút từ 3 – 5 con.
Sau bữa ăn thì bơm thêm cho chim non một chút nước sạch để giải khát.
Chim lớn thêm một chút thì đút bột trộn trứng. Bột cũng đem nhúng qua nước rồi mới cho chim ăn. Sau ăn thì bơm thừ 6 -7 giọt nước cho chim.
Với chim con, mỗi ngày phải ăn đến hàng chục bữa, khi đói chúng sẽ há miệng, khi no thì ép ăn cũng không được.
Riêng với chích chòe lửa thì con trống nuôi con rất tốt và khéo. Ngay cả khi không phải con nó mà cho vào lồng nhốt chung thì nó cũng có cử chỉ thân thiện, đút thức ăn và nước uống cho chim.
- Nuôi ấm:
Chim non chưa mọc đủ lông nên khả năng chịu lạnh kém. Do đó khi nuôi, nên làm cho chim một cái ổ nhân tạo: dùng hộp carton, bên trong để rơm rác hoặc giẻ sạch cho chim nằm. Tiến hành thay chất lót ổ hàng ngày để đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh.
Ban đêm nếu trời lạnh thì phải đặt vào ổ một bóng đèn cho chim.
Tuyệt đối không cho chim con tắm nước.
- Luyện giọng nói:
Khi chim con được khoảng 1,5 tháng tuổi sẽ bắt đầu tập hót nhưng giọng còn rè, ngắn hơn, càng lớn càng hót dài hơi, nhưng khá đơn điệu nên cần luyện giọng.
Khi chim được 6 tháng tuổi trở đi thì có thể cho chim ra học hót cùng chìm lớn, đến mùa sau chúng đã có một giọng hót tốt.
❖ Cách nuôi và chăm sóc chích chòe lửa bổi
Chích chòe lửa bổi là con chim trưởng thành, chim già đã sống lâu năm trong rừng nên khá nhát người. Nếu bắt được và nuôi chim ở giai đoạn này thì cách chọn chích chòe lửa bổi là chọn con có họng đen – mép và khoang miệng đen thui (nghĩa là chim đang còn lửa rừng).
Nuôi chim chích chòe bổi còn lửa căng thì bắt về nhốt khoảng vài ngày đã chịu hót, giọng hót của rừng nên rất hay. Tuy nhiên lại phải nuôi cách nào cho chim sống, thuần dưỡng chim bổi như thế nào để mau thân thuộc.
- Cách nuôi chích chòe lửa bổi sống sót:
Vài hôm đầu cho chim ăn trứng kiến. những hôm tiếp theo thì trộn bột đậu phộng vào trứng kiến. Khi chim đã quen dần thì giảm bớt lượng trứng kiến. Nếu không có trứng kiến thì có thể cho ăn cào cào non
- Cách thuần chích chòe lửa bổi:
Do sống tự do quen nên người nuôi cần tiến hành thuần dưỡng chim.
Tuần đầu tiên khi nhốt thì phủ kín áo lồng bên ngoài. Những ngày tiếp theo thì hé dần dần để chim làm quen với môi trường xung quanh.
Treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động mạnh, tránh chó mèo lui tới.
Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Nếu chim quá dơ bẩn thì tắm cho chim. Khi cho chim bổi tắm thì nên lánh mặt để chim bớt sợ, khi mang vào lồng thì làm nhanh gọn.
Thuần chim chích chòe lửa bổi nhanh do bán tính lành, thân thiện
5. Chế độ tắm cho chích chòe lửa
Khi chim chích chòe lửa đã cứng cáp, thấy tay người biết đeo mổ, nhảy nhót lung tung thì tắm táp cho chim.
Đặt cầu lồng tắm ngang với cầu lồng nuôi chim sẽ dễ bay qua bay lại.
Tiến hàng sang chim qua lồng tắm. Trước đó cho chim vào chậu không có nước, chỉ có sâu tươi, khi đó chúng sẽ sà xuống ăn. Khi chim ăn no thì đuổi về lồng nuôi. Cứ tiến hành như vậy để chim quen thói.
Dần dần cho ít nước vào chậu (không cho quá đầu gối) cùng một ít sâu non để chim tự tắm và ăn sâu.
Cho chim chích chòe lửa tắm vào lúc 10 – 12 giờ. Tắm xong cho chim về lồng nuôi, đem phơi nắng để chim đứng cao, xỉa lông, diệt rận. Thời gian tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào trong bóng râm mát.
6. Cách tập cho chim hót
Chim con có khả năng bắt chước âm thanh lạ và nhớ rất tốt, do đó tháng thứ 5 – 6 nuôi thì đem chim ra các điểm tập hót để luyện giọng cho chim. Tuy nhiên khi đem chim đi dượt thì chim phải căng lửa và thay lông xong.
Muốn luyện cho chim căng lửa thì chế độ ăn uống phải đủ chất.
Ngoài ra, cho chim tắm nắng ban mai để tránh bệnh còi xương và khỏe mạnh, căng lửa lớn.
7. Vào cám cho chim Chích chòe lửa
Vàocám cho chimChích chòe lửa nhằm mục đích cho chim làm quen với cám viên, khắc phục thời điểm thiếu sâu non, cào cào non, trứng kiến.
Đối với chích chòe lửa bổi thì chủ nuôi để vào cóng một ít sâu tươi, cào cào non và ít cám. Tăng dần lượng cám sau đó cho chúng ăn quen dần cám viên tự ép.
Trên đây là những kiến thức cơ bản và quan trọn về cách nuôi chích chòe lửa đã được đúc kết từ chuyên gia và kinh nghiệm thực tế của các nghệ nhân nuôi chích chòe lửa. Giống chim này vừa hót hay, hót lạ lại có ngoại hình vô cũng thu hút, dễ nuôi, ăn ít rất thích hợp để nuôi làm cảnh, tham gia các cuộc thi chim.