Những sự thật ít người biết về chim chào mào

Những sự thật ít người biết về chim chào mào

Chào mào nổi tiếng trong thế giới các loài chim cảnh với ngoại hình đẹp và giọng hót hay, là một loài chim dễ nuôi và phổ biến ở châu Á.

Chim chào mào có tên khoa học Pycnonotus jocosus. Đây là một loài chim chim cảnh có giọng hót hay được nuôi khá phổ biến.

Ở Việt Nam, chào mào còn được biết đến với những tên gọi khác như bông lau, cành cạch, hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ.

Chim chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ. Chúng sở hữu bề ngoài độc đáo với một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ.

Chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Tuổi thọ trung bình của chim chào mào là 11 năm.

Loài chim chào mào có đến 9 phân loài, đều tập trung tại châu Á và đều có hình dáng rất giống nhau. Chúng xây tổ ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ có hình dạng cốc, được kết dính từ các nhánh cây chắc chắn.

Chim chào mào cái mỗi lứa đẻ được từ 2-3 trứng có màu đất, màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng nở sau 12 ngày và cả chim bố chim mẹ đều tham gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng cho ăn.

Khi chăm sóc con non, chim mái thường giả vờ bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù khi phát hiện có sự nguy hiểm.