Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng thông minh, siêng hót

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng thông minh, siêng hót

Chim chào mào bạch tạngsở hữu bộ lông trắng tinh cùng giọng hót đầy uy lực đang là giống chim có giá cả đắt đỏ được săn đón gắt gao nhất. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài chim quý hiếm này, trong bài viết dưới đâyChimcanh.vnsẽ chia sẻ với các bạn về cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng đúng kỹ thuật, bài bản nhất. Mời bạn đọc tham khảo!

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng
Chào mào bạch tạng có ngoại hình đặc biệt, chất giọng hay nên nhiều người săn đón

1. Tìm hiểu về chim chào mào bạch tạng

Theo chimcanhviet.vn Chào mào bạch tạng là giống chim đột biến gen, sở hữu ngoại hình xinh đẹp với bộ lông màu trắng tinh mượt mà bao phủ toàn thân. Bên cạnh đó chân, mỏ và mắt chim lại có màu hồng tạo thành điểm nhấn vô cùng nổi bật.

Về cơ bản thì chim chào mào bạch tạng có kích thước và cân nặng tương tự những giống chào mào khác, đặc biệt là có điểm giống với chào mào má đỏ. Và sự xuất hiện của chào mào bạch tạng chính là nhờ những chú chào mào má đỏ này bị đột biến gen. Tuy nhiên tỷ lệ này là rất rất ít, do đó số lượng của chim bạch tạng là rất hiếm có khó tìm.

2. Tập tính của chim chào mào bạch tạng

Chào mào bạch tạng có tính cách độc đáo, chúng rất mạnh mẽ và hiếu chiến. Chính nhờ đó mà chúng thường được sử dụng để thi đấu với các chú chim khác.

Bên cạnh đó thì giống chim này cũng rất năng động, hoạt bát. Chúng có thể nhảy nhót và hót trong lồng cả ngày mà không biết mệt.

Tuy nhiên, chào mào bạch tạng cũng khá hung dữ và dễ nổi nóng, chuyên đi bắt nạt các chú chim khá yếu thế hơn mình. Tính cách của chim phụ thuộc khá nhiều vào loại thức ăn bạn cho chim ăn mỗi ngày. Nếu bạn cho chim ăn đồ ăn cay nóng thì chúng sẽ càng hung tợn hơn.

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng
Chào mào bạch tạng có tính cách độc đáo, mạnh mẽ và hiếu chiến

3. Cách nuôi chim chào mào bạch tạng hiệu quả

3.1. Chọn lồng cho chim

Với chim chào mào bạch tạng thì việc lựa chọn lồng tương đối đơn giản, dựa vào điều kiện kinh tế của bạn mà chọn loại lồng phù hợp nhất. Bạn có thể sử dụng lồng sắt, kim hoặc hoặc lồng bằng mây cho chim đều được. Tuy nhiên với vẻ đẹp nổi bật của chim, thì nên chọn loại lồng có mẫu mã đẹp và sang trọng.

Chim chào mào bạch tạng có kích thước khá nhỏ, do đó bạn không cần chọn lồng có kích thước lớn. Lồng chim chỉ cần có đường kính, chiều cao phù hợp với chim đảm bảo chim đủ chỗ nhảy nhót thoải mái là được. Những chiếc lồng tròn bằng mây là lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho loài chim này.

3.2. Thức ăn cho chim

Chế độ ăn uống của chào mào bạch tạng cũng tương tự như những loài chim chào mào khác. Ngoài tự nhiên chim có thể ăn các loài côn trùng như nhộng, cào cào, châu chấu, sâu bướm, hoa quả chín…

Ở môi trường nuôi nhốt thì bạn nên cho chim ăn các loại thức ăn tươi và cám chim chuyên dụng. Việc cho chim ăn các loại thức ăn tươi như cào cào, châu chấu sẽ giúp chim sung hơn, căng lửa và mạnh hơn khi đi thi đấu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung thêm cho chim một số loại trái cây như chuối, táo, đu đủ, cà chua, thanh long… Những loại hoa quả này sẽ bổ sung thêm vitamin, khoáng chất tốt cho hệ tiêu hoá của chim, giúp lông chim mượt và nổi bật hơn.

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng
Bạn cần dành thời gian chăm sóc và cho chim thư giãn mỗi ngày

4. Phòng bệnh cho chim chào mào bạch tạng

Quá trình chăm sóc chim đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp chim phát triển ổn định và khỏe mạnh. Mỗi tuần bạn cần tắm nước cho chim 1 lần vào buổi trưa từ 10 đến 12 giờ. Còn tắm nắng thì cần tắm thường xuyên mỗi ngày vào các buổi sáng từ 7 đến 9 giờ. Chim được tắm đầy đủ sẽ khỏe mạnh, lông mượt mà, màu lông sáng đẹp hơn.

Cùng với đó, chủ nhân cũng cần thường xuyên vệ sinh lồng chim sạch sẽ để oại bỏ phân chim, chất thải trong lồng chim. Như vậy bạn sẽ hạn chế tối đa quá trình vi khuẩn thâm nhập, phát triển và gây bệnh cho chim chào mào.

Vì là giống chim đột biến nên chim chào mào bạch tạng dễ mắc phải một số bệnh nguy hiểm. Chính vì thế chủ nhân không được chủ quan, mỗi ngày đều phải dành thời gian chăm sóc, theo dõi và quan sát mọi biểu hiện của chim. Một số căn bệnh chim bạch tạng hay mắc phải đó là:

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào bạch tạng
Chim chào mào bạch tạng có vẻ đẹp mỹ miều được nhiều người yêu thích

4.1. Bệnh trúng gió

Chim bị trúng gió sẽ có triệu chứng ủ rũ, lông bị xù, phản ứng chậm, chân run, đứng không vững… Căn bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ dễ gây tử vong cho chim.

Nguyên nhân gây bệnh này là do bạn treo lồng chim ở ngoài trời khiến chim tiếp xúc nhiều với mưa nắng và bị trúng phải gió độc. Khi thấy chim có những biểu hiện trên cần nhanh chóng di chuyển lồng chim vào nơi kín gió, bôi dầu gió vào chân, ngực cho chim và để chim ngửi dầu gió. Chim sẽ dần dần hồi phục và khỏe lại.

4.2. Bệnh tiêu hoá

Nguyên nhân của căn bệnh này do chim chào mào bạch tạng ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc những loại trái cây có thuốc trừ sâu… Biểu hiện của chim khi bị bệnh là nằm ủ rũ, quằn quại, tiếng kêu thảm thiết, đi ngoài ra nước hoặc phân có biểu hiện lạ.

Nếu bạn thấy chim có dấu hiệu đó thì cần nhanh chóng cho chim uống thuốc kháng sinh. Nếu bệnh nặng rất khó chữa trị, sẽ khiến chim tử vong. Bạn cũng cần lưu ý trong quá trình ăn uống cho chim cần chọn thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng.

4.3. Bệnh ho ở chim

Khi chim chào mào bạch tạng bị bệnh này sẽ có biểu hiện là lông xù lên, di chuyển chậm chạp, chảy nước mũi, thở nhanh và khò khè, ho ra tiếng.

Nguyên nhân do chim bị suy nhược cơ thể hoặc bị nhiễm lạnh. Lúc này bạn cần nhanh chóng đưa lồng chim vào nơi kín gió, ấm áp để chim không bị lạnh. Đồng thời bổ sung các loại thuốc bổ phổi, vitamin để chim hấp thu đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhanh hồi phục sức khỏe.

Trên đây là những thông tin vềchim chào mào bạch tạngcũng như cách nuôi và chăm sóc loài chim vô cùng xinh đẹp và quý hiếm này. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!