Để chọn được một chú chim hay không phải là dễ nhưng chọn được chim hay rồi phải làm thế nào để phát huy tố chất của nó càng khó hơn.
Mục lục:
- Các yếu tố nhận ra chim chào mào tố chất
- Phương pháp gọt bổi lên thành chim giàn-chim thi thố
Từ một người bắt đầu tìm hiểu về chim chào mào và có ước vọng sẽ có một ngày giành giải trên các đấu trường chim. Để có thể làm được điều đó, tôi đã trải qua rất nhiều lần thất bại và phải bỏ ra nhiều lần thử nghiệm.
Để có thể trở thành một nghệ nhân thì bạn nên bắt đầu học các kiến thức trước về chim chơi giàn hoặc chim thi trường là như thế nào nha.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về kinh nghiệm gọt bổi lên thành chim đi café giàn và có thể thành chim thi thố luôn. Bài viết này rút từ kinh nghiệm của mình, nên nếu có điểm nào chưa phù hợp thì các bạn cũng đừng ném đá mình nhé!
- Các yếu tố nhận ra chim chào mào tố chất
Chắc hẳn bạn cũng thấy hơi mơ hồ khi một chú chim bổi làm sao có thể gọt lên thành chim giàn-chim thi các giải đấu lớn được đúng không.
Vậy để có thể gọt một chú chào mào bổi lên thành một Chiến Binh thì bạn phải có 1 tầm nhìn tổng quát về chú chim bổi.
Đầu tiên, bạn phải lựa 1 chú chim bổi tố chất. Hãy tìm hiểu về bài viết trước đó: “CHỌN BỔI KINH NGHIỆM CHỌN BỔI TỐ CHẤT ĐỂ ĐÀO TẠO”
Bạn hãy tìm hiểu về các tiêu chí của cuộc thi Chim như sau:
- Tiêu chí thứ nhất:
- Chim thi đấu phải siêng chạy cầu, xoè đuôi hoặc cánh, thái độ phải linh hoạt, nhảy cầu này sang cầu khác liên tục.
- Chim phải có một thái độ hung hăng(mặt dữ), doạ nạt đối phương, luôn đứng vươn mình, cup cầu hình chữ C, ra giọng chéc-ché để có thể làm đối phương lép vế.
- Chim phải chơi liên tục đến cuối cuộc thi. Không được rỉa-sỉa lông, tắm nắng-tắm cóng nước.
- Chim đang thi đấu không được bu-chụp lồng, chụp đuôi, lộn-ngữa-ngoái, xuống đáy lồng liên tiếp.
- Tiêu chí thứ hai:
- Những chú chim siêng ra giọng hót-kéo-ché liên tục, có Họng to, người ta hay gọi là Họng bò…
- Chim ra giọng cần phải rõ ràng và phải đạt từ 3 âm tiết trở lên. Những chú chim kêu huýt hiu, quit quiu, quýt quýt không được chọn.
- Tiêu chí thứ ba:
- Chim thi đấu cần phải có bộ lông ôm sát thân hình thon gọn, tướng tá nhanh nhẹn, dáng phải cân đối.
- Chim phải thay lông xong, lông không được bì xù, cụt đuôi, thiếu cánh. Và đặc biệt là chào mào không bị tật lỗi.
- Từ 3 tiêu chí trên thì anh em đã mườn tượng ra một chú chim có tố chất là như thế nào rồi đúng không nào.
- Đơn giản tóm gọn lại là: Thái độ-Giọng hót-Dáng vóc
Khi đã có các yếu tố trên thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách gọt em nó lên thành Chiến binh thi đấu giàn nhé!
- Phương pháp gọt bổi-luyện bổi lên thành chim giàn-chim thi thố
Đầu tiên bạn phải xác định được bổi của bạn là: “Từ chim Trời già”, “Trời non” hay “Lứa non mới lên”, để ta sẽ áp dụng theo từng loại chim để gọt nhé.
Ở bất cứ một loại nào ở trên cũng có thể giành cúp ở các đấu trường lớn, đơn giản dựa vào tố chất và phương pháp chăm của các bạn.
Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm từng loại và phương pháp chăm để có thể giúp chú CB của mình ra đấu trường lớn và mang lại hạnh phúc cho bạn nha.
- Từ chim Trời già
Nghe 2 từ “Trời già” thì rất nhiều người sẽ nghĩ là: già rồi thì như thế nào, làm sao chơi lại với trẻ. Già rồi thì chơi có lâu dài với mình không… “Trời già” hay còn gọi là “Trời tra” tiếng địa phương.
Xin thưa với các bác là: Trời già ở đây có nghĩa là chú Chim đó trưởng thành từ môi trường thiên nhiên. Trải qua từ 3 năm ở thiên nhiên với nhiều kinh nghiệm, thương trường đấu đá với các loại chim khác để thắng lợi và giành địa bàn-lãnh thổ của riêng.
Bên cạnh lúc nào cũng có 1 chú chim mái đi cùng, và có thể đứng đầu đàn, làm bá chủ của 1 vùng miền nào đó.Ở 3 năm ngoài trời, chú Trời già phải là chú bản lĩnh để dẫn dắt cả đàn em đi theo tìm mồi-đấu đá lấy lãnh thổ…
Từ các thông tin trên thì bạn đã hiểu về chú “Trời già” là như thế nào rồi đúng không? Mình sẽ không nói về bản lĩnh nó nữa. Vì những con này khi đã chơi thì bạn chỉ thấy sướng tai-đã con mắt.
Nhưng để gọt lên đi thi thố thì bạn phải trải qua việc thay lông rừng cho em nó, và phải đạt được bộ lông toàn diện.
Tuy nhiên, chim Trời già có 1 điểm yếu là rất nhát người và khi lên giàn thi đấu cũng bất lợi ở thời điểm Trọng tài hoặc người nào đến cầm lồng. Do vậy bạn đừng thấy đó mà nản nhé. Hãy áp dụng các phương pháp sau đây.
- Tập chim dạng người bằng cách: Bỏ bột cho chim liên tục-1 ngày chỉ bỏ 1 ít thôi. Để chim hơi đói và mình bỏ bột thì về lâu Chim sẽ quen dần với bạn và thấy được an toàn.
- Nên nhẹ nhàng với chim, móc ở 1 nơi vừa tầm có khăn hoặc lớp giấy che 1 phần lồng để Chim đỡ phải tung quá nhiều.
- Hãy nhẫn nại đút cào cào từng con khi chim vừa tắm xong(lúc đói). Ban đầu hãy để cào cào ở ly bột-sau đó thả từng con cào cào lên cầu chim-rồi dần dần cầm ở tay để chim đến ăn.
Khi chim đã đứng lồng đồng nghĩa chú chim đã thuần người và càng tự tin thể hiện trên giàn thi đấu.
Ở các điểm trên thì bạn đã có trong tay ở một chú chim có thể thi đấu café rồi. Nhưng để có chế độ bền vững và tốt hơn thì bạn hãy tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé
- Từ chim Trời non
Cũng chẳng khác gì với chú chim trời già, chỉ là thua về mặt kinh nghiệm lâu năm và về độ dữ dằn ngay từ ban đầu, nhưng lại lợi thế về thời gian chơi.
Nguyên nhân: Vì chim trời non ít ở môi trường bên ngoài nên về phần thuần chim sẽ nhanh hơn và rất dễ bắt kịp giọng hót-thái độ thi đấu của các chú chim trong nhà của mình.
Cách thuần bạn hãy áp dụng như phương pháp thuần chim của Trời già phía trên. Thời gian sẽ rút ngắn lại rất nhiều hơn với Trời non này.
Ngoài ra, Trời non bạn nên cho tham gia với những lần thi đấu của các chú chim trong nhà bạn. Nhưng hãy để ra xa nhìn vào cách đấu nước chơi-sổ giọng-thái độ…
Dần dần bạn hãy đưa chú chim vào cuộc khi đã thấy Chim ức chế muốn thể hiện bản thân mình qua giọng hót-thái độ chơi.
Ở các chú chim bổi như này, bạn hãy xiêng cầm lồng đi dạo. Móc ở nhiều nơi khác nhau để tập thói quen Không bị ỉ nhà.
Nên dắt các chú chim ra cội-trường móc ở xa để tập lối đấu hay học giọng hót…
Thời gian nên đưa đi 1 tuần 3 lần. Mỗi lần 30 phút thôi, khi nào chim ở trường nhiều quá thì bạn hãy ngưng. Cứ như vậy để tập thói quen cho Chim sẽ có 1 trường chim quen hay đến và thời gian cố định.
Sau 3 tháng bạn có thể tăng thời gian dợt ở Trường lên 40-60 phút. Vì là trời non nên tính học hỏi rất cao, đừng ngại va chạm. Nhưng hãy cài đặt thời gian và lựa chọn đối thủ để chim bạn chơi lâu bền-và càng ngày càng hay hơn về lối chơi cũng như giọng hót.
Sau 5-8 tháng nếu chim bạn có thể chơi với thời gian tăng dần như trên thì lúc này có thể đã lên đến 100 phút rồi. Ở thời điểm này bạn cũng có thể kẹp vào dàn chim cứng đảm bảo Chim bạn sẽ không sợ bất cứ con nào, vì nó cảm giác như chơi ở 1 nơi quá quen rồi. Rất bình thường để chơi, và hãy theo dõi thật kĩ về những điểm yếu của chim mình.
Ví dụ: Chim bạn chơi từ phút 50 trở đi sẽ có sỉa lông vài cái hoặc sẽ ăn trái cây-ăn bột…
Cách khắc phục rất đơn giản: Đối với chim sỉa lông(hãy cho tắm với nước muối kèm phơi nắng- hoặc sử dụng các loại thuốc tắm ở các cửa hàng để cho Rận bên trong sẽ chết hết).
Đối với chim ăn giữa chừng thì bạn hãy tập thói quen bằng cách: Thả lực thời gian buổi sáng-kèm giam đói. Chỉ cho chim ăn vào buổi chiều để chim có thói quen buổi sáng là để Thi đấu, chiều mới là bữa ăn. Đừng sợ chim sẽ đói nhé, chỉ cần bạn tập đúng chế độ thì không có vấn đề gì cả.
Như vậy là khoảng 1 năm với chim Trời non bạn có thể chơi chim giàn được rồi, thêm vài chế độ chim Thi đấu nữa là Móc số thử nhé!
- Từ chim Lứa non
Định nghĩa lứa non là gì?
Lứa non là chú chim từ khi có thể bay được cho đến lúc 2 má 2 bên trích lông đỏ. Lúc này chim sẽ được gọi là chim trời hoặc là chim trưởng thành.
Hiểu nôn na về lứa non có nghĩa là Chim chưa trưởng thành. Chim lứa non này đa phần sẽ có vài chú chim ra giọng hót 3-4-5, và hầu như là chim chưa ra giọng.
Vậy thì làm sao để có thể gọt 1 chú Lứa non lên thành 1 chú chim có thể chơi giàn café hay giàn thi đấu. Hãy cùng mình tìm hiểu như sau:
Lứa non thường có 1 mùa nhất định vào cuối tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Từ thời gian này nếu được bạn hãy đi sưu tầm các loại lứa bẫy đấu hoặc bẫy lưới có vùng miền như chim: Huế-Quảng trị…
Đầu tiên hãy lựa chim, hãy đặt ra các yếu tố như sau: Dài chim-đầu to-mào rậm(lân-cui-tê), chân cao, ướm đẹp…
Bạn hãy mua tầm 4-8 con và có thể lựa các mẫu mào khác nhau. Giá giao động từ 200~300/con, nếu mua nhiều có thể giá sẽ rẻ hơn!
Từ đây, bạn hãy sắm thêm 1 chiếc lồng Avi(được coi là chuồng chim lớn). Trong đó bạn hãy thiết kế cây cối nếu được, và kèm thêm 1 chú chim có tố chất giọng-cách chơi tốt nữa nhé.
Vì sao phải làm như vậy. Lứa non là như 1 đứa trẻ đang tuổi mới lớn, việc học hỏi là điều đầu tiên nó sẽ tiếp thu. Do đó đòi hỏi con chim Thầy phải là chú chim có tố chất sẵn trong người để đủ khả năng truyền đạt lại cho các chú lứa non.
Khi mua về sau 3-4 tháng chim lứa non sẽ thay lông và bắt đầu đỏ má. Thời điểm này bạn hãy tăng cường trái cây và cám nhiều dinh dưỡng hơn 1 chút nhé.
Chế độ thì bạn cứ vô tư, 2 ngày cho thức ăn-nước 1 lần. Đến khi bộ lông của chú chim ra hoàn toàn 100% thì đây là cơ hội trỗ tài rồi đó các bạn ạ!
Chim được thả lồng avi thì vừa có sức lực- vừa được huấn luyện giọng hót- lối đánh của chú chim thầy như thế nào thì khi tách lồng bạn nhớ lựa lọc lại 1-2 em nổi bật để chăm chim thi thố.
Sau khi đã tách lồng, bạn sẽ phải đưa chim vào chế độ lửa như ở bài viết trước
Cứ như vậy, chim lứa rất nhanh dạn người. Và thời gian này vẫn là thời gian học hỏi, nên bạn áp dụng như mục (b) từ chú chim trời non nhé!
Ở chim lứa có 1 điểm lưu ý rằng: học điểm tốt khá lâu, nhưng điểm xấu thì rất nhanh đấy. Nên hạn chế tiếp xúc với các chú chim tật lỗi và khi thả avi thì bạn hãy bỏ 1 cái xào bằng tre hay sắt bên cạnh để tập thói quen cho chim lứa khỏi đỡ sợ trụ-cột nha.
Đến ngang đây thì chim bạn sẽ khoảng 9~11 tháng rồi, nếu ở nhà bạn vào lửa tốt. Có thái độ thì hãy dợt dần dần ở các cội gần nhà và cứ như vậy mà chiến lên thành 1 chiến binh.
Những điểm trên cũng chỉ là kinh nghiệm của mình từng áp dụng và thành công, có thể không thi thố có giải được vì là chim Bổi. Nên bạn cũng đừng thất vọng nhé, đi đường tắt thì cần phải có quy trình và áp dụng rõ ràng mới thành công được.