Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=43zJQ6JV4ms&feature=related[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Trung Quốc đang cố "Tỏ Ra Là Nguy Hiểm" trên vùng biển đông đó mà =))
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=XPTEJ9KBcYg&feature=related[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Nhạc Phẩm “Tổ Quốc Nhìn Từ Biển”

Nhạc Phẩm “Tổ Quốc Nhìn Từ Biển” được phổ nhạc trên nền thơ từ thi phẩm cùng tên của Nguyễn Việt Chiến, ký giả báo Thanh Niên.
Bài thơ này được đăng trên Báo Thanh Niên ngày 29 tháng 5 năm 2011 trong thời điểm Trung Quốc gia tăng áp lực xâm lấn lãnh hải của Việt Nam. Bài thơ sau đó được Quỳnh Hợp phổ nhạc. Trên nền nhạc hùng tráng bi thương qua sự trình bày của ban nhạc Artista, nhạc phẩm vang lên như một khúc quân hành của đoàn quân đang lẽ loi tiến về phía trước như định mệnh của cả một dân tộc vẫn cố sinh tồn hàng ngàn năm dưới sức ép của kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc.

Hãy lắng đọng tâm tư mình cùng nhìn về biển quê hương với tình yêu dào dạt thiết tha cho phần da thịt quê hương đang bị cắt rời.


Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi​
"Tổ quốc nhìn từ biển"
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=cJ7kAkXP18I[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=kCg-y_8rA54&feature=player_embedded[/YOUTB]
xem mà căm tức không chịu,xem cảnh quân của ta tay không bị quân Tàu bẩn giết một cách dã man,rồi sẽ có ngày chúng ta phải trả nợ món nợ máu này:bz
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=kCg-y_8rA54&feature=player_embedded[/YOUTB]
xem mà căm tức không chịu,xem cảnh quân của ta tay không bị quân Tàu bẩn giết một cách dã man,rồi sẽ có ngày chúng ta phải trả nợ món nợ máu này:bz
Cầu mong linh hồn các anh được yên nghỉ, Tổ quốc sẽ không bao giờ quên các anh đâu. Máu của các anh sẽ đổ xuống không vô nghĩa. Rồi sẽ có ngày...
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

liệu mấy bác bán đồ tàu khựa có tẩy chay ko các bác:)):)):))
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

6/29/2011 5:14:36 PM | Lượt xem: 0
emailButton.png


VietnamDefence - Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).
Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

hoangtrieu2.jpg
Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.

Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).

hoangtrieu3.jpg
Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.
Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An - Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh - Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13/3/1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.
Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

  • Nguồn: ĐĐK, ĐV, 29/06/2011
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

P1190874.JPG

Thanh niên đọc bản tuyên cáo trước nhà hát lớn Hà Nội 3/7/2011
3.7.2011: TOÀN VĂN TUYÊN CÁO TẠI NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI :



TUYÊN CÁO




CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM YÊU NƯỚC GỬI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN

VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG





Hôm nay, tại trung tâm thủ đô Hà Nội của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, chúng tôi, những người tham gia biểu tình đại diện cho hàng triệu người dân Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước cùng gửi tới nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố như sau:
-Cực lực lên án và tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế việc nhà cầm quyền Trung Quốc đã nổ súng và chiếm đóng phi pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong các năm từ 1956 đến 1974 cũng như 9 đảo ở Trường Sa của Việt Nam trong các năm từ 1988 đến 1992. Phản đối! (sau đó mọi người hô theo 2 lần: Phản đối, Phản đối).
-Cực lực lên án và phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn nhằm xâm chiếm Biển Đông, liên tục bắt bớ cướp bóc, phá hoại tàu bè của ngư dân Việt Nam; cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam với ý đồ biến vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển của Việt Nam thành vùng tranh chấp để hưởng lợi; diễn tập quân sự, điều tàu chiến lớn đến Biển Đông, đe dọa hòa bình an ninh trong khu vực. Phản đối! (sau đó mọi người hô theo 2 lần: Phản đối, Phản đối).
-Kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò 9 đoạn phi pháp của Trung Quốc. Tuyên bố đó không dựa trên bất cứ luận điểm công pháp quốc tế nào, vi phạm nghiêm trọng Luật Biển và Công ước về Luật Biển (UNCLOS) của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc đã ký năm 1982 cũng như vi phạm tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký năm 2002. Phản đối! (sau đó mọi người hô theo 2 lần: Phản đối, Phản đối).
-Kiên quyết phản đối những phát ngôn mang tính đe dọa và việc tuyên truyền đặt điều, xuyên tạc sự thật của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Phản đối! (sau đó mọi người hô theo 2 lần: Phản đối, Phản đối).
Chúng tôi, những người dân yêu nước Việt Nam quyết tâm làm tất cả, nguyện đem tất cả sức mình để chống lại các hành động xâm lấn hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất, biển, đảo của Việt Nam.

Đất nước Việt Nam muôn năm! (sau đó mọi người hô theo 2 lần: muôn năm)
Dân tộc Việt Nam muôn năm! (sau đó mọi người hô theo 2 lần: muôn năm)
Hết

CHÙM ẢNH CỦA NGUYỄN XUÂN DIỆN GHI LẠI NHỮNG
KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ TẠI NHÀ HÁT LỚN HN
.







Hình ảnh từ Hồ Gươm lúc 11h00.

1309670140.2512.jpg

1309670139.6942.jpg

1309670139.8402.jpg

1309670139.9823.jpg

1309670140.1223.jpg

1309670140.2512.jpg

1309670140.3641.jpg

1309670140.4544.jpg
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=TvH3oBRF69g&feature=player_embedded[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu...=33539&Style=1

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1954-1975


Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này nằm phía nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời thuộc sự quản lý của chính quyền miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử. Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền miền Nam Việt Nam sau là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra tiếp quản các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


2011_157_6_ANH1.jpg


Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu Việt Nam
ra quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974


Tháng 4-1956, khi Hải quân VNCH ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa thì phát hiện một số đảo phía đông trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody) đã bị quân lính Trung Quốc bí mật chiếm đóng trái phép. Chính quyền VNCH trên thực tế chỉ kiểm soát được các đảo phía tây. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, VNCH vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các đảo mà Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép phía đông quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, trên đảo Pattle (Hoàng Sa) có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng trong hệ thống quốc tế, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, quân lính Đài Loan cũng đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi trấn giữ các đảo chính ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, quân đội VHCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo cờ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống VNCH thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam (Nam Việt). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành lập một đơn vị hành chính cấp xã và lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.

Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lý. Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố tình sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lý và lịch sử để đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ý đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông. Chúng tôi sẽ có dịp trình bày vấn đề này trong một bài mang tính chuyên đề khác].

2011_157_6_ANH2.jpg

Bia chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974


Rạng sáng ngày 21-2-1959, nhiều ngư dân Trung Quốc lên một số đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị Hải quân VNCH phát hiện bắt giữ sau đó hoàn trả lại cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của VNCH, đây không phải là lần đầu ngư dân Trung Quốc tìm cách lên các đảo của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền VNCH ký Nghị định sửa đổi việc quản lý hành chính đối với quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tới 4 tháng sau, ngày 11-1-1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của VNCH là sự lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc và nhắc lại các yêu sách vô lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12-1-1974, Chính phủ VNCH ngay lập tức ra Tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lý của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15-1-1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá có máy bay yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH cũng điều động tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) đến Hoàng Sa để tăng cường sự canh phòng khu vực. Ngày 16-1-1974, HQ-16 phát hiện sự có mặt của Hải quân Trung Quốc đang dựng cờ trên các đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật... HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Phía Trung Quốc đáp trả bằng yêu cầu VNCH rời khỏi "lãnh hải” Trung Quốc. Trước sự gia tăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc, Hải quân VNCH tăng cường khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hòa và một vài đảo khác.

Ngày 16-1-1974, Chính phủ VNCH ra tuyên bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, hai bên bắt đầu bố trí lực lượng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến hạm của hai bên chỉ còn cách nhau khoảng 200m.

Ngày 19-1-1974 lúc 10 giờ 25 phút, cuộc hải chiến bắt đầu. Một chiến hạm của Trung Quốc bị bốc cháy trước hỏa lực của hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Các chiến hạm Trung Quốc dồn sức đánh trả khiến HQ-10 bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, bốc cháy, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử nạn. Hai bên đấu súng khoảng 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông tin cho biết một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG của Trung Quốc từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Nhận thấy tương quan lực lượng không cân xứng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH bằng vũ lực kể từ thời điểm này.

2011_157_6_ANH3.jpg

Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa

Sau trận hải chiến, VNCH đã ra nhiều tuyên bố cũng như cung cấp các chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20-1-1974, quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước ký kết Hiệp định Paris 1973, VNCH nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp một phiên đặc biệt về vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và tuyên bố lập trường về "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.

Ngày 1-2-1974, chính quyền VNCH quyết định tăng cường phòng thủ ở quần đảo Trường Sa, đưa thêm lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila (Philippines), VNCH khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 1-2-1974, Đoàn đại biểu của VNCH ra Tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Caracas khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tế - Tài chính Viễn Đông họp tại Columbia. Ngày 14-2-1974, Bộ Ngoại giao VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, nhận thấy thời cơ chiến lược đã tới, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc... trên Biển Đông. Trung ương đặc biệt quan tâm tới việc nhanh chóng hoàn thành việc giải phóng, tiếp thu các đảo và quần đảo nói trên về tay Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Ngày 9-4-1975, có tin Hải quân VNCH rút khỏi các đảo và quần đảo trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân QĐNDVN đã ngay lập tức cho lực lượng ra tiếp thu các đảo và quần đảo. Từ ngày 14 đến ngày 28-4-1975, Hải quân QĐNDVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản các đảo trên Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa.

Chính quyền Việt Nam thống nhất sau đó vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhóm PV Biển Đông

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu...=33539&Style=1

Những chứng cứ Lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa
Kỳ 1: Vài nét địa lý tự nhiên thuộc vùng biển Việt Nam
Kỳ 2: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
Kỳ 3: Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử
Kỳ 4: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch triều Nguyễn
Kỳ 5: Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam
Kỳ 6: Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền
Kỳ 7: Hoàng Sa-Trường Sa: Tư liệu cổ phươngTây
Kỳ 8: Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa
Kỳ 9: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc
Kỳ10: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954
Kỳ 12: Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Nghĩ về đất nước khi mua một món hàng


Hàng Trung Quốc - trong đó có không ít là hàng nhập lậu - xuất hiện nhiều tại thị trường VN. Đi đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, quản lý thị trường sờ đến là phát hiện nhiều lô hàng không có hóa đơn chứng từ.

Thời gian vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM liên tục bắt giữ nhiều loại hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc, nhưng đó chỉ là phần nhỏ trong hàng núi hàng lậu có xuất xứ từ nước này.

Vì sao hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường trong nước tưởng cũng nên tìm cho ra lẽ. Họ làm hàng giả, hàng nhái cực tài, giá lại rẻ nên đã qua mặt được không ít người tiêu dùng.

Dân mình không biết hàng lậu, cứ thật giả lẫn lộn nên lao vào mua, gặp hàng nhiễm độc cũng không biết. Dân mình khoái xài hàng ngoại nên thấy chữ nước ngoài là ưng ý. Hàng lậu xâm nhập nhiều là do một bộ phận gác cửa tiếp tay hại dân, hại nước. Cuối cùng là do cộng đồng doanh nghiệp VN không có khả năng sản xuất hàng hóa cạnh tranh lại hàng của Trung Quốc. Xét cho cùng, cả bốn lẽ đều do lỗi tại ta mọi đàng.

Lỗi thì phải sửa. Trước hết là tuyên truyền mạnh mẽ để cho dân mình biết hàng giả, hàng nhái, hàng lậu chất lượng kém, có khả năng nhiễm độc để người tiêu dùng biết mà cạch mặt chúng ra. Thứ hai là minh bạch thông tin, tạo nhiều diễn đàn về “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, từ trong nhà trường, đoàn thể, cơ quan để thay đổi nhận thức trong dân chúng. Mỗi người tự nhắc nhở mình và thuyết phục người khác hãy bày tỏ lòng yêu nước bằng cách không xài hàng giả, hàng lậu của nước ngoài, tẩy chay thẳng thừng các loại hàng mang mối họa cho dân mình, nước mình. Ngăn chặn hàng lậu, xử lý nghiêm những kẻ vì tham lợi tuồn hàng lậu từ Trung Quốc vào VN, điều tra và đưa ra ánh sáng những cán bộ quản lý tiếp tay cho hàng lậu.

Riêng với doanh nghiệp, chẳng lẽ không có ai sản xuất được đồ chơi trẻ em và các sản phẩm linh tinh mà Trung Quốc đang bán đầy đường đầy chợ? Phải có ai đó làm được, không chỉ vì sản xuất kinh doanh đơn thuần, mà vì danh dự, lòng tự trọng của một doanh nhân.
Năm 2010 nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 12,7 tỉ USD, nếu tính thêm hàng lậu chắc chắn cao hơn nhiều. Không ai có thể yên lòng được khi thấy mình bị lấn lướt ngay cả đối với món đồ chơi trẻ em. Cho nên mỗi lần mua một món hàng, hãy nghĩ về đất nước.

Theo Lê Thanh Phong
Lao Động

Trong số hàng lậu tràn vào Việt Nam không ít lồng và phụ kiện, thức ăn dành cho chim cảnh.
Xin anh chị em chơi chim cảnh cân nhắc trước khi mua.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Anh như thế là đ éo được!
Anh Trung ạ, sau khi cắm mốc trên đất liền xong xuôi, em thở phào thế là xong được một việc, dù có chịu tí thiệt thòi nhưng dù sao cũng đã xong cái vụ lằng nhằng này, giờ anh tuy có to xác thật đấy, nhưng anh hết trò nhổ mốc lấn đất nhé.
Xong rồi giờ sang chuyện giải quyết cái ao làng, trước nay vì anh to như con tịnh nên em nhịn để cho êm xong xuôi vụ đất cát, giờ đất cát xong rồi, sổ đỏ đâu vào đấy rồi, anh định lè cái lưỡi bò bẩn của anh liếm nốt cái ao làng thì em thật, như thế đéo được đâu, một vừa hai phải thôi chứ anh, tham gì tham quá thể vậy?
Cho nên là vụ 2007 lần cuối em nhịn nhục muối mặt với đám cháu chắt dại dột biểu tội biểu tình phản đối anh cái chuyện anh tuyên bố láo lếu cái ao là của anh tất, lúc đấy khổ nhục kế em tóm đại một vài thằng làm trò, đét cho mấy roi vào mông đít cốt cho cho anh vui lòng anh em mình còn làm cho xong cái sổ đỏ. Nay sổ đỏ xong rồi thì em kệ mẹ, anh động vào cái ao là em bù lu bù loa bật đèn xanh cho chúng nó đào mả bố anh lên đấy, em đéo biết.
Em thật, anh em mình thì nói chung đéo vấn đề, nhưng bọn dân đen của em, chúng nó quẫn quá rồi, anh mà làm quá thì nó bật nốt cả em, chúng nó bảo nhau bố mình mà hèn nữa thì cho bố hưu non, chúng mình cho bố vào viện dưỡng lão luôn. Đành rằng anh em mình môi hở răng lạnh sau mấy vụ đất cát bán chác này nọ cũng rủng rỉnh túi, con cái cũng du học đâu vào đấy cả rồi, nhưng bọn cháu chắt dân đen thì chúng nó đang kêu giời vì giá cả leo thang lạm phát lạm phiếc đau hết cả đầu em chưa biết phải làm sao. May quá anh lại giở trò đúng lúc này thì em thật, anh to xác thật đấy, thâm thật đấy, nhưng quả này anh định chơi em thì anh hơi bị ngu, chó cắn áo rách là chó ngu chứ còn gì. May quá giờ chúng nó có chỗ để xả xì troét rồi, mấy tờ lá cải mõ làng vừa la làng lên phát anh thấy đấy, bọn trí thức nửa mùa phây búc phây biếc hoắng hết cả lên đòi giết chết hơn tỉ thằng nhà anh ngay. Vua thua thằng liều, nhất là dạng Chí Phèo vô sản như mấy thằng cháu chắt nhà em chó cùng dứt dậu nó húng lắm, con sâu xéo mãi cũng quằn, anh công nhận không?
Mà đéo biết bên nhà anh thế nào, chứ nhà em thì phây búc phây biếc vẫn vô sờ tư anh ạ, cấm thế đéo, anh có muốn bị chơi một quả như thằng Mubarack hay thằng Gadhafi thì anh cứ bảo em một câu, em đảm bảo ờ cái ao làng cứ cho là của anh, nhưng dậy sóng thần ngay, đèo mẹ, em bật đèn xanh cho chúng nó tương gạch vỡ vào thì đến váng bèo anh cũng đéo có mà húp, đừng nói chuyện khoan dầu với cả lượn tàu ngầm tàu nổi anh nhé, gần trăm triệu thằng nhà em ít đéo đâu, mỗi thằng nửa gạch vỡ thì lấp mẹ ao làng luôn, thế cho nhanh.
Cho nên là anh cứ suy nghĩ đi, anh đang làm ăn ngon lành thì cứ tập trung mà kiếm tiền đi, chứ bây giờ đánh nhau chưa biết thằng nào ăn được thằng nào trừ phi anh chơi hết gần trăm triệu thằng nhà em và mấy tỉ thằng còn lại trên quả đất này, anh định làm thằng Hitler thứ 2 hả anh? Ờ thì cứ cho là anh thịt được em thật, nhưng để thịt được thì chuyện làm ăn của anh cũng coi như tiêu luôn, anh nhớ nhé, đau đầu phết đấy anh.
Cứ cho là em yếu, cứ cho là em nhịn nhục giỏi em chỉ muốn được yên thân, mấy lần anh có mang súng hoa cải ra bắn mấy thằng quăng chài ở cái ao làng em cũng dắm mắt cho qua, nhưng anh bẻ cần cắt cước của mấy thằng thuyền thúng dò ổ câu cá kiếm cơm ngay bờ ao sát đất của em thì một lần nữa em thật, đéo được đâu, thằng ấy là anh cả nó đang đi kiếm cơm cho em đấy anh, nhân đây em cũng thông báo với anh tin buồn là thằng thứ Vinashin nhà em nó tèo rồi, cả nhà giờ trông đợi vào mấy con mè ranh thằng cả giăng câu thôi. Anh làm thế, đèo mẹ, bọn buôn cá chúng nó sợ chúng nó té hết, cá em ươn thì cả nhà em chết đói à? Anh đã thấy anh vừa tham vừa ngu chưa anh?
Cho nên anh ạ, đêm nay anh cứ nằm vắt trym lên trán mà suy nghĩ cho kỹ rồi từ từ anh em mình nói chuyện phải quấy, rồi có gì em sẽ dạy dỗ bảo ban mấy thằng cu nhà em nó thôi chửi bới lồng lộn rồng lộn lên đòi chiến, chứ em thật, súng hoa cải thì em không có chứ phóng lợn thì nhà em lúc nào cũng sẵn anh ạ, chúng nó mà hô hào tru tréo phây búc phát nữa thì ngay cả em cũng đéo đỡ được cho anh đâu, em thật.
vna_thay_ghet.gif

Vài lời tâm sự, có gì không phải anh bỏ quá cho.
vna_xin_loi_nghe.gif



Em Việt, thằng em khờ dại bé bỏng của anh.


(siu van tam)
Nguồn : http://www.clbcaucadangoaihanoi.com
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

việt nam muôn năm
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=zYTCb2LuF08&feature=related[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

khởi đầu là kêu gọi đóng góp để xây dựng biển đảo và từ đó làm nơi đầu sóng bảo vệ Tổ quốc, kèm theo là lời nhắn gửi kg bàn luận chíng trị, nhưng kg lẻ các bài viết kg liên quan đến chim cò mà lôi tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền, bàn luận tẩy chay hàng hóa bác Hồ cẩm đào là kg liên quan đến chính trị sao?
May là topic do chính admin mở ra đấy!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

khởi đầu là kêu gọi đóng góp để xây dựng biển đảo và từ đó làm nơi đầu sóng bảo vệ Tổ quốc, kèm theo là lời nhắn gửi kg bàn luận chíng trị, nhưng kg lẻ các bài viết kg liên quan đến chim cò mà lôi tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền, bàn luận tẩy chay hàng hóa bác Hồ cẩm đào là kg liên quan đến chính trị sao?
May là topic do chính admin mở ra đấy!

Do tình hình nóng lên của biển đảo quê hương Việt Nam nên anh em BQT đã quyết định mở một toppic của chimcanhvn góp phần nhỏ bé đóng góp công sức bảo vệ quê hương,anh em chơi chim nhưng luôn luôn lo lắng cho an nguy của tổ quốc,tổ quốc không còn thì không thể lao động,hưởng thụ,đam mê chim cò được.Chỉ cho mọi người biết tội ác của giặc ngoại xâm,công sức máu xương của bao lớp cha anh đi trước đã ngã xuống giữ từng tắc đất quê hương nên anh em không thể để mất được,không thể làm ngơ cho kẻ thù cướp mất đất đai tổ tiên
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

"Lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là bất khả xâm phạm"
06/07/2011 20:38:18
- “Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” - GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết.

Tính toán có chủ đích của Trung Quốc
GS nghĩ gì về hành động Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 26/5 và 9/6?
Tàu Bình Minh 02 và Viking 02 tiến hành khảo sát địa chấn trong phạm vi thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Rõ ràng việc cắt cáp hai tàu đó của Trung Quốc là hành động khiêu khích xâm phạm chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã tham gia. Hơn thế nữa, hai vụ xảy ra chỉ cách nhau 14 ngày, chứng tỏ tính nghiêm trọng của sự vi phạm và sự tính toán có chủ đích của Trung Quốc.
Theo GS, tính nghiêm trọng của vụ việc và chủ đích của Trung Quốc biểu thị ở chỗ nào?
Sau vụ thứ nhất, Việt Nam đã tuyên bố phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động vi phạm, kêu gọi hai bên cùng tôn trọng Luật Biển năm 1982, trở lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, thực thi những thỏa thuận của lãnh đạo hai nước trong gìn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
images730897_1.jpg
GS Phan Huy Lê. Ảnh: TTXVN

Vụ thứ hai cho thấy Trung Quốc bất chấp tất cả và đang theo đuổi một mục tiêu chiến lược của mình. Đó là việc đơn phương và ngang ngược áp đặt rồi từng bước hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý. Đây là mối đe dọa không chỉ chủ quyền Việt Nam mà cả lợi ích của nhiều nước trong khu vực và các nước trên thế giới trong sử dụng con đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương qua vùng biển Đông Nam Á.
Nước lớn không có quyền áp đặt nước nhỏ
Trước tình hình đó, theo GS, Việt Nam nên ứng xử và đối phó thế nào?
Những hành động của Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông nóng dần lên. Dĩ nhiên Việt Nam phải theo dõi sát sao, xây dựng chiến lược ứng phó lâu dài, đồng thời cần chủ động đối phó kịp thời với từng việc cụ thể. Tôi muốn nêu lên mấy suy nghĩ và đề xuất sau đây:
1. Lập trường bất biến của chúng ta là coi việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trên lĩnh vực này, mọi quốc gia – dân tộc đều bình đẳng, không có phân biệt nước lớn – nước nhỏ và càng không có quyền nước lớn áp đặt cho nước nhỏ.
Lịch sử Việt Nam còn ghi lại bao lời tuyên bố vang vọng mãi với non sông đất nước, thấm sâu trong tâm trí các thế hệ con người Việt Nam như lời thề non nước. Đó là lời thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thời chống Tống thế kỷ XI, lệnh của hoàng đế Lê Thánh Tông “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ… Kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di” năm 1473, lời kêu gọi “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ (đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng và có chủ)” của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chống Thanh thế kỷ XVIII, lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”.
Lịch sử Việt Nam cũng chứng tỏ rằng Việt Nam tuy là nước nhỏ (so với nhiều nước xâm lược, nhỏ hơn nhiều lần về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế, quân sự) nhưng vẫn có thể tạo nên sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đó là chiến lược giữ nước “dĩ đoạn chế trường (lấy ngắn chế dài)” theo Trần Quốc Tuấn, “dĩ nhược chế cường, dĩ quá địch chúng (lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều)”, “dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chi nhân nhi địch cường bạo (lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo)” theo lời Nguyễn Trãi.
2. Hết sức coi trọng việc giữ gìn hòa bình, ổn định cho đất nước và khu vực, biết tự kiềm chế, kiên trì sử dụng các giải pháp ngoại giao, chính trị để giải quyết các vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông bằng công pháp quốc tế và bằng con đường đấu tranh ngoại giao, bằng đàm phán giữa các nước có quyền lợi liên quan. Cần triển khai mạnh mẽ, chủ động mặt trận đấu tranh ngoại giao, nhất là ngoại giao pháp lý, trên các diễn đàn và trong các tổ chức khu vực và quốc tế, làm cho dư luận thế giới thấy rõ lẽ phải và chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng ASEAN và các nước trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh này, không phải sức mạnh quân sự mà là sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa và của trí tuệ có sức thuyết phục cao nhất.
3. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhân dân, của mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy cần thông tin kịp thời, công khai mọi diễn biến tình hình Biển Đông cho nhân dân biết để tạo nên sự đồng thuận và tham gia của toàn dân, của cả dân tộc Việt Nam.
4. Lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ đất nước cho thấy sức mạnh tiềm tàng lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy hay bị đe dọa, mọi người Việt Nam đều sẵn sàng gạt bỏ lợi ích riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết để chung sức bảo vệ đất nước. Chúng ta không bao giờ được quên những tổng kết của tổ tiên như lời Trần Quốc Tuấn, muốn giữ nước phải lo “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức”, “chúng chí thành thành (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước)”, lời Nguyễn Trãi “sức dân như nước”, “thuyền bị lật mới thấy dân như nước”…
Sức mạnh quốc phòng rất quan trọng, sự liên kết quốc tế rất cần thiết nhưng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc luôn luôn là nền tảng giữ vai trò định đoạt. Vì vậy, nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông và cơ sở lịch sử - pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là rất cần thiết và quan trọng. Rất tiếc, cho đến nay, những ấn phẩm nghiên cứu và phổ cập về những vấn đề này còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nằm trong mong muốn đóng góp một phần giải quyết nhu cầu này.
(Theo Tạp chí Xưa và Nay số 381, tháng 6/2011)
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

nếu chiến tranh xẩ ra ! em xin cầm súng bắn bọn tàu dàu tiên!! bắn bỏ mẹ bọn chúng!!!
uppp cho chuyện dó không xẩy ra!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

mấy cụ kêu gọi này chắc cũng kiếm chác được đấy nhỉ?
 
Bên trên