Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

xa than bao ve to quoc la nghia vu cua moi cong dan va la ban linh cua nguoi viet nam ta ko dau hang con nguoi la con danh
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tàu cá báo cáo bị hải quân nước ngoài bắt giữ, tịch thu hải sản Chiều 14.7, ông Võ Mưa (83 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết qua máy ICOM, anh Võ Văn Sỹ (27 tuổi, ở cùng P.6, thuyền trưởng tàu cá PY-90369TS) đã điện báo tin là tàu cá PY-90368TS do anh Võ Văn Tú (31 tuổi, con ông Mưa, làm thuyền trưởng) cùng với 8 ngư dân trên tàu bị hải quân nước ngoài bắt giữ vào lúc 15 giờ ngày 13.7, trong lúc đánh bắt ở ngư trường Trường Sa. Hiện nay gia đình chưa có thông tin gì thêm về vụ việc trên. Ông Mưa đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ để các ngư dân trên tàu cá PY-90368TS sớm trở về. Chiều cùng ngày, đại tá Nguyễn Văn Thắm - Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết đang tiến hành xác minh nguồn tin báo của ngư dân về việc tàu cá PY-90368TS bị hải quân nước ngoài bắt giữ. * UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hôm qua cho biết tàu cá QNg-98868TS do ngư dân Nguyễn Thừa (38 tuổi, ở xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân khác đã bị tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 rượt đuổi, lấy hải sản và đánh đập trong khi đang hành nghề lưới cản tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa vào hôm 5.7. Theo thông tin ban đầu, sau một hồi rượt đuổi, tàu chiến Trung Quốc đã thả ca-nô gồm 10 người có trang bị súng, dùi cui xông lên tàu cá, đánh đập thuyền trưởng Thừa và lục soát khắp tàu lấy khoảng 1 tấn cá; sau đó đuổi không cho các ngư dân tiếp tục hành nghề tại vùng biển này nữa. Hiện tàu cá QNg-98868TS và các ngư dân vẫn chưa trở về địa phương.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

VN, Mỹ bắt đầu diễn tập hải quân bất chấp sự phản đối của Trung Quốc
05019317.jpg
Tàu khu trục USS Chung Hoon.

VOA-Việt Nam đã đón ba tàu chiến thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ (gồm tàu khu trục USS Chung-Hoon, USS Preble và tàu giải cứu - cứu hộ USNS Safeguard) tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để bắt đầu thực hiện một cuộc diễn tập hải quân chung kể từ ngày 15/7, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc sau nhiều tuần căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết trong một công bố rằng hai bên sẽ tiến hành 7 ngày huấn luyện ngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam.
Theo hãng thông tấn Pháp, các giới chức Hoa Kỳ mô tả các cuộc thao dượt này là các “hoạt động phi tác chiến” và tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi kỹ năng trong lĩnh vực điều khiển và bảo trì tàu.
Mặc dù vậy, trước đó, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cuộc thao dượt này.
Hôm 11/7, sau các cuộc trao đổi ở Bắc Kinh với người đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức, nói thời biểu các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ tại khu vực nhạy cảm Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, là không đúng lúc.
Theo Reuters, ông Trần cũng kêu gọi Hoa Kỳ 'chừng mực hơn và thận trọng hơn trong lời nói và hành động' giữa tình hình căng thẳng leo thang liên quan đến các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Hãng thông tấn Đức trích lời đô đốc Thomas Carney - tư lệnh lực lượng Đặc nhiệm 73 và tư lệnh lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương - nói rằng “sự kiện này không liên quan gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa và không có gì là bất thường hay mang tính khiêu khích.”
Đáp lại những chỉ trích của phía Trung Quốc, ông Carney nói rằng ông không biết khi nào thì mới là thời gian phù hợp cho các hoạt động mà theo ông vốn là những hoạt động nhằm giúp thủy thủ hai nước hiểu nhau hơn và xây dựng các mối quan hệ quan trọng giữa hải quân hai nước trong tương lai.
Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines nhận chủ quyền một phần tại Biển Đông, trong khi Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ khu vực này dựa trên một bản đồ có từ nhiều thế kỷ trước.
Trong vài tháng qua, cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng phản đối việc tàu bè của Trung Quốc gây cản trở cho những hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại những vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của nước họ.
Mới đây, Philippines cũng đã kết thúc 11 ngày diễn tập hải quân với Hoa Kỳ gần vùng biển mà họ gọi là Biển Tây Philippines, nhưng cả đôi bên đều nhấn mạnh sự kiện này là thường niên nhằm thắt chặt mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Hải quân Việt-Mỹ bắt đầu hoạt động chung


110715074725_viet_exercise_466x262_afp.jpg
Tin cho hay đợt hoạt động chung giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam đã bắt đầu sáng thứ Sáu 15/07 tại Đà Nẵng.

Ba tàu hải quân Mỹ, bao gồm tàu khu trục USS Chung–Hoon (DDG 93), tàu USS Preble (DDG 88) và tàu Giải cứu và Cứu hộ USNS Safeguard (ARS-50) đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu đợt hoạt động kéo dài tới ngày 21/07.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay, tham gia các hoạt động giao lưu và tập luyện chung với hải quân Việt Nam bên cạnh ba chiến hạm nói trên còn có thủy thủ của Lực lượng Đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, và Đội lặn và Cứu hộ Lưu động.
Riêng thủy thủ đoàn của ba tàu chiến đã là gần 700 người, kể cả dân sự.
Đứng đầu phía Mỹ trong hoạt động này là Chuẩn đô đốc Tom Carney, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 73 và Tư Lệnh, Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương.
Trước chuyến thăm, quan chức hai bên đưa ra các thông tin với lời lẽ cẩn trọng.
Việt Nam nhấn mạnh đây chỉ là 'hoạt động thường kỳ và đã được định sẵn', cho dù nó diễn ra trong bối cảnh gia tăng bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, khiến nhiều người bình luận rằng đây là hành động 'tìm đối trọng' của Việt Nam.
Các thông cáo từ phía Mỹ cũng chỉ gọi đây là "hoạt động giao lưu hải quân" và các cuộc huấn luyện như về cứu hỏa, hoa tiêu, lặn và cứu hộ... ngày 18/07-19/07 không cho báo giới tiếp cận quan sát và đưa tin.
Trung Quốc đã từng chỉ trích hoạt động chung lần này giữa hải quân Mỹ và Việt Nam, nói đáng ra nó phải được lên kế hoạch lại vì tình hình phức tạp trong khu vực.
Tăng cường quan hệ
Thông cáo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 15/07 nói chương trình hợp tác "sẽ tập trung vào các sự kiện phi tác chiến, các trao đổi kỹ năng trong lãnh vực điều khiển và bảo trì tàu", cùng với các dự án hành động dân sự y tế và nha khoa, các chuyến thăm tàu, các buổi biểu diễn âm nhạc, các dự án cộng đồng và các sự kiện thể thao.
Sẽ không có hoạt động tập trận hay bắn đạn thật.
Dù vậy, sự hiện diện của ba tàu hải quân Hoa Kỳ, trong đó có khu trục hạm hàng đầu Chung-Hoon, ngoài khơi Đà Nẵng cũng gửi đi thông điệp rằng Mỹ vẫn duy trì vai trò cường quốc hải quân tại châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời quyết tâm phát triển quan hệ quân sự với các nước nhỏ hơn trong khu vực.
Chuẩn đô đốc Tom Carney nói với các nhà báo có mặt tại lễ đón ở cảng Tiên Sa sáng thứ Sáu: "Chúng tôi đã hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông 50-0 năm nay, từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần II".
"Chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện nhiều thập niên nay, và không hề có ý định từ bỏ các hoạt động như vậy."
Trong những năm gần đây, hải quân Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam.
Năm 2009, các sỹ quan Việt Nam được mời ra thăm hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis (CVN 74) đậu ở ngoài khơi.
Tàu tiên phong của Hạm đội 7 USS Blue Ridge (LCC 19) và tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) do hạm trưởng Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt, chỉ huy đã thăm Việt Nam vào tháng 11/2009.
Đại sứ quán Mỹ nói năm 2010, đoàn cán bộ Việt Nam đã thăm tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) trong khi tàu USS John S. McCain (DDG 56) thăm Đà Nẵng. Tàu bệnh viện USNS Mercy cũng thăm Việt Nam vào tháng 5/2010 theo chương trình hỗ trợ nhân đạo đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership).
Tàu hải quân Mỹ cũng được sửa chữa tại Việt Nam, như tàu USNS Safeguard (T-ARS 50) đã được sửa chữa tại Sài Gòn vào tháng 8-9/ 2009; và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh, cảng Quốc Tế Ba Ngòi, vịnh Vân Phong vào tháng 2-3/2010.



 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước


Ngoài biển: Cấm đánh bắt cá. Ra lệnh cho cướp biển vào phá hoại
Trên đất: Ồ ạt thu mua nông lâm sản. Nắm giữ các dự án trọng điểm
Trong rừng: Ngoài việc trồng cây công nghiệp, nay trồng cả khoai lang
Trên cao nguyên: Chiếm trọn những khu vực có mỏ bauxite
Xã Hội: Thành lập nhiều khu phố của riêng người Hoa
Biên giới: Tung tiền giả, hàng giả, hàng độc hại​
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Đã đến lúc chúng ta phải vực lại Hào Khí Diên Hồng…”
Vào ngày 5 tháng 7, Trung Quốc sử dụng quân đội cướp phá, đánh đập ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngày 14 tháng 7, 9 ngư dân Việt Nam bị bắt đi mất tích trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Những hành động ngang ngược này tiếp diễn không ngừng, dù trên lãnh vực ngoại giao gần đây đã có những thông báo về “sự đồng thuận” của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.
Ngư dân Việt Nam còn chịu cảnh này đến bao giờ?
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Này người anh em

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=PNaSHpNqipg&feature=player_embedded[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=T7aKx_2HzTw&feature=player_embedded#at=16[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=cR0a_T-wNXI&feature=related[/YOUTB]

Quả đấm thép của Không quân Việt Nam. steel punch Vietnam Air Force
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=f8hgu_FMKJE&feature=related[/YOUTB]

Suc manh quan su Viet Nam 2011-Power of SRVN Force (2011-2020).mpg
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=e2afa21nQTE&feature=related[/YOUTB]

video clip về sức mạnh quân sự Việt Nam được người nước ngoài bình luận nhiều nhất !
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=pTRWV-TCXxE&feature=related[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

DIỆT THÙ TRÊN HOÀNG - TRƯỜNG SA​

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=0ZyxqmnYCww&feature=related[/YOUTB]

SINH VIÊN VIỆT NAM BẢO VỆ HOÀNG SA TRƯỜNG SA​

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=6U4WAnv7Wa8&feature=related[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

SDC14261.JPG

Ảnh : CTV Dân Làm Báo


Ảnh : Người Buôn Gió


====================











HÌNH THÀNH CUỘC BIỂU TÌNH TRÊN PHỐ NHỎ TÔN THẤT THIỆP (HN):

















 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Biểu tình chống Trung Quốc lần 7 (17/7)

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=ODkm1rV0yqg&feature=player_embedded[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Không lùi bước ở Hoàng Sa

.vietnamnet.vn/Sau bao sóng gió, sau bao nhọc nhằn mưu sinh, bao kinh hoàng khi bị những kẻ bất lương bắt giữ thu tàu, đánh đập tàn bạo tại đảo Hoàng Sa, giờ đây, hùng binh Mai Phụng Lưu mới thở phào nhẹ nhõm khi được cộng đồng và những doanh nghiệp giúp đỡ đóng tàu mới trở lại Hoàng Sa…[/FONT][/B]
Con tàu mơ ước
Chúng tôi trở lại Lý Sơn tìm gặp Hùng binh Mai Phụng Lưu. Hay nói đúng hơn là tìm gặp cho bằng được người mà những ngư dân nơi vùng đất đảo này gọi là “sói biển”. Nhưng giữa những ngày này, “sói biển” Mai Phụng Lưu vào ra đất liền để hoàn tất thủ tục vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Đông Á, để đóng tàu mới ra lại Hoàng Sa.
“Mấy ngày ni vợ chồng tui mất ăn, mất ngủ không phải vì lo, mà vì mừng rơi nước mắt khi những tấm lòng sẻ chia của đồng bào cả nước và các doanh nghiệp giúp để đóng lại tàu mới ra lại Hoàng Sa…” - hùng binh Mai Phụng Lưu tâm sự trong nước mắt hạnh phúc.
20110718153627_MPL.jpg
Bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ “sói biển” Mai Phụng Lưu dàn máy ICM và tiền mặt để giúp ông thực hiện mơ ước trở lại Hoàng Sa.


Số tiền 300 triệu đồng từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Đông Á sẽ là điểm tựa để hùng binh Mai Phụng Lưu thực hiện ước mơ và khát vọng trở lại Hoàng Sa sau 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Lần thứ 4 vào cuối năm ngoái, chiếc tàu - kế sinh nhai của hàng trăm con người trên bờ và phương tiện ra Hoàng Sa cuối cùng của ông Lưu đã bị bắt giữ tại Hoàng Sa.
20110718153627_MPL-4.jpg
Niềm vui đoàn tụ ngày trở về của “sói biển” Mai Phụng Lưu.


Trở về trong tay trắng. Nhưng không chịu đầu hàng, hùng binh mai Phụng Lưu cùng hai con trai mỗi người chia mỗi ngả xuống tàu bạn làm thuê trở lại Hoàng Sa mang theo nỗi khát vọng một ngày sẽ tích góp chút tiền và đóng lại tàu mới để đạp sóng ra khơi, nguyện làm cột mốc sống khẳng định chủ quyền nơi biển đảo. Những gì 'sói biển' nói, giống như lời ông từng tâm sự trong những đêm trắng cùng tôi, rằng Hoàng Sa đối với ông và những bạn nơi đất đảo này là máu thịt, là một phần không thể thiếu của một cơ thể.
Năm 16 tuổi, ông cùng bạn chài đã lên tàu ra Hoàng Sa trên những con tàu nhỏ bé, thiếu trang thiết bị. Ngày đó, nỗi lo với ông chỉ là bão tố. Nhưng, những đôi khi, những cơn bão kinh hoàng như Chan Chu vẫn không làm ông sợ bằng việc bị Trung Quốc bắt giữ, thu tàu.
Bởi, con tàu với những ngư dân như ông là sự sống còn của miếng cơm manh áo cho vợ con trên bờ và hơn thế nữa là chủ quyền của tổ quốc mà ông cũng như hàng vạn ngư dân khắc cốt ghi xương.
20110718153617_MPL-1.jpg
Cờ Tổ quốc vẫn tung bay giữa biển Hoàng Sa


Nhớ lại lần
ông cùng những bạn chài khác bị Trung Quốc bắt giữ trở về nơi cảng Dung Quất, nhìn gương mặt hốc hác sau những tháng ngày bị cầm giữ, hỏi ông có trở lại Hoàng Sa hay không? Một chút suy nghĩ, ông bảo: “Có chết tui cũng chết ở Hoàng Sa…”. Một câu trả lời mộc mạc nhưng kiên định sau bao biến cố nơi đảo Hoàng Sa mà ông gánh chịu... Và bây giờ, ước mơ của ông sau hơn 1 năm đã thành hiện thực. Ông đã có đủ số tiền cần thiết để đóng lại con tàu mơ ước từ tấm lòng của những doanh nhân và đồng bào cả nước chung tay góp sức.
Không lùi bước
Khao khát của hàng triệu ngư dân vùng ven biển luôn mơ ước đóng được những con tàu to, được đánh bắt trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Một ước mơ, một khao khát cháy bỏng đã và đang được tiếp sức bởi triệu triệu trái tim đất Việt đang hòa nhịp đập cùng Hoàng Sa - Trường Sa.
20110718153617_MPL-2.jpg
Khát vọng về những con tàu to vươn ra biển của con em ngư dân đất đảo Lý Sơn.


Con số 20 tỷ đồng từ chương trình đồng hành cùng ngư dân đã được Ngân hàng Đông Á ưu tiên giành cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu mới và mua sắm trang thiết bị để ra khơi đã được khởi động. Hùng binh Mai Phụng Lưu là người đầu tiên nhận nguồn vốn 300 triệu đồng để biến ước mơ thành hiện thực: Một con tàu mới để trở lại Hoàng Sa. Một Quỹ hỗ trợ ngư dân cũng đang được tỉnh Quảng Ngãi thành lập. Và nhiều lắm những tấm lòng của đồng bào cả nước đang hướng về Hoàng Sa - Trường Sa, hướng về những ngư dân nghèo khó, về những cột mốc sống chủ quyền của Tổ quốc trên biển đông.
Chỉ tính riêng từ câu chuyện tường trình từ Hoàng Sa của VietNamNet đầu năm ngoái đã kết nối độc giả với những ngư dân Hoàng Sa. Đã có 4 dàn máy ICOM, cùng hàng trăm triệu đồng của đồng bào cả nước gửi về khởi đầu cho chương trình đồng hành cùng ngư dân Hoàng Sa.
20110718153607_MAI-PHUNG-LUU.JPG
Khát vọng con tàu lớn để không còn lo sợ bão tố của “sói biển” Mai Phụng Lưu đã sắp thành hiện thực


Tôi vẫn còn nhớ như in hôm thuyền trưởng Mai Phụng Lưu nhận nguồn vốn ưu đãi để chuẩn bị đóng con tàu mới. Nhìn gương mặt ông vừa mừng, vừa lo. Rồi nước mắt lăn dài nơi gương mặt sạm đen vì nắng gió.
Ông bảo: "Với con tàu nghĩa tình này từ nguồn vốn ưu đãi, tui sẽ đạp sóng trở lại Hoàng Sa, sẵn sàng đương đầu với những tai ương. Dù có chết tui cũng chết ở Hoàng Sa, quyết không lùi bước…”.
Đã từng trắng đêm với những hùng binh Hoàng Sa giữa biển khơi xa, tôi thấu hiểu những khát vọng, những ước mơ cháy bỏng của họ...
Vũ Trung
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

$-) Đây là hình ảnh có công góp sức ae diễn đàn ta và thấy đc tinh thần yêu nước của người Việt, đồng thời đáng để người hàng xóm truyền kiếp "Tung Của" suy ngẫm...
Ảnh này CT chụp hơn 1 tháng rồi, về hàng Giang Tây rởm giữa trung tâm dt Mường sinh sống hòa thuận cùng các dt anh em VN cùng chung sức đồng lòng vì Tổ Quốc. (Xin bật mí luôn: Tất cả các hàng sứ GT bán sang VN đều loại 3,4 bị lỗi hoặc nung non lửa nên ng dùng dễ bị nhiễm độc chì, nhìn tuy sặc sỡ bắt mắt nhưng mau nhạt mầu và k an toàn>lời 1 người Việt bán hàng thuê)
Tuy bán rẻ như cho nhưng vắng teo, k ai muốn mua vì quá hiểu tâm địa của người Tàu muốn gì...

Vì đi ctac lâu quá quên mật khẩu nên bây giờ CT mới có đk up đc ảnh lên dđ.
img0002.jpg



img0003.jpg



img0005.jpg



img0006.jpg



img0007.jpg



img0008.jpg



img0009.jpg



img0010.jpg



img0011.jpg



img0012.jpg



img0013.jpg



img0014.jpg



img0015.jpg


Chơi hàng như vậy khác nào anh e chơi phải con chim bị tật lỗi: Ngoái lộn, gãy móng, cong chân, bong gân, sâu lông, vỡ trận...vv mua rồi mới biết tức nổ pha mà k nuốt trôi cục hận...
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

TIN GIẬT GÂN !!! LẠ LẠ LẠ ....ĐÂY : Trung Quốc xin lỗi Việt Nam‬‏ (HỐI HẬN ! ĂN NĂN! ...)
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=9hQMm5ZDe-8&feature=player_embedded[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

"Trái Tim Việt Nam" (Sáng tác: Tuấn Khanh

Em có yêu không, tuổi xuân thờ ơ?
Vui sống vô tri cứ như cầm thú
Không hay chung quanh nỗi đau con người
Miệt mài ca hát, đói khát niềm tin

Em có hay không trái tim Việt Nam
Qua bao đau thương vẫn nguyên lẽ sống
Có rớt nước mắt vẫn ngẩng cao đầu
Người người chia sớt để qua bể dâu

*** Nếu có chết ngày mai
Chỉ xin được thấy đất nước tôi tự do
Hãy nắm chặt bàn tay
Để gieo mầm sống ước mơ ngày mai
Việt Nam phải vẹn nguyên
Không thẹn cùng tổ tiên

Em có nghe không, nước non Việt Nam
Rên siết phân ly trong tay kẻ gian
Hãy cất tiếng nói để mãi lưu truyền
Lời thề giữ lấy nước Nam vẹn nguyên

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=qMndBB_PKFI&feature=related[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Dong Mau Viet Nam - Vi Truong Sa Hoang Sa​

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=I-DIlIzNqlc&feature=related[/YOUTB]​
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Theo các bác nước "láng giềng" nào mà lại xảo quyệt nham hiểm "gắp lửa bỏ tay người" dã man độc ác như vậy nhằm mục đích gì...??? ( hàng chữ đỏ ấy ) Có phải làm ngu hóa và nghèo hóa nước ta một cách "hữu hảo" như vẫn thường rêu rao vậy không...???/


Rùng mình chè bẩn!



Trộn cháo bột sắn vào chè, rồi đem phơi trên đường, trên sân, trên bãi đất trống như phơi thóc, phơi rơm, mặc cho xe tải cán qua, chó chạy, lợn ủi, trâu dẫm, gà bới… Chè phơi bốc mùi hôi như mùi phân xanh ủ để bón ruộng! Đó là thực tế ở vùng chè phía Bắc.

Chế biến chè bẩn.

Nhà nhà làm chè bẩn

“Tôi vừa ở Văn Chấn về. Không thể tưởng tượng được những người dân ở đây lại liều lĩnh đến thế!”, ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam mở đầu câu chuyện về chè bẩn ở Yên Bái và một số tỉnh phía Bắc với sắc giọng đầy lo lắng.

Để minh chứng cho lời ông Tuân, Chánh Văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Hoàng Long cho chúng tôi xem đoạn băng ghi hình “công nghệ làm chè bẩn” của một bộ phận không nhỏ người dân Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên)…

“Công nghệ" làm chè bẩn ở Hàm Yên còn sốc hơn: Họ trộn phân lân hoặc nước bùn đất vào búp chè tươi già, qua công đoạn vò, phơi thì được loại chè khô vừa nặng, vừa dẻo, cánh chè xoăn và xanh.

Ở Đồng Hỷ, người dân làm chè bẩn liều hơn: Trộn bột đất quặng vào búp chè tươi trước khi đem vò, phơi, đóng gói, đóng bao sản phẩm đưa đi tiêu thụ.

Vì sao hơn 2 tháng nay, ở một số vùng chè, đất chè thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang v.v… làm chè bẩn đã bùng phát thành “phong trào” rộng khắp? Câu trả lời rất dễ thấy: Vì làm chè bẩn lãi quá!

Anh Long cho biết: Để có 1 kg chè khô sạch, phải có 5 kg chè búp tươi đúng chuẩn (1 tôm 2 lá hoặc 3 lá). Chè bẩn chỉ cần 3 kg chè búp tươi, lại không cần chọn 1 tôm 2 lá, 3 lá mà cứ hái bừa 1 tôm 7 lá, 8 lá (tức là búp chè già câng).

Một hộ gia đình làm chè bẩn chỉ cần bỏ ra 4-5 triệu đồng mua máy móc, dụng cụ làm chè là đã trở thành ông chủ, bà chủ của 1 xưởng chè. Và chỉ sau 1 tuần sản xuất chè bẩn, họ đã thu hồi toàn bộ vốn.

Siêu lợi nhuận như thế nên giờ đây ở các địa phương nêu trên đã thành phong trào “nhà nhà làm chè, người người làm chè” (bẩn). Ở Văn Chấn có anh đang làm nghề lái xe tải, tháng thu nhập hơn 10 triệu đồng, nay bỏ tay lái, làm chè bẩn, tháng thu nhập gấp 3 lần!

Có một điều rất lạ là chè bẩn làm ra bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu! Thương lái đổ xô đến tận nhà người làm chè chế biến, chầu chực chờ mua, tranh mua. Chè bẩn đóng bao, đóng gói được kìn kìn chở đi.

Cả ông Chủ tịch và Chánh Văn phòng HHCVN cho biết: Toàn bộ chè bẩn được xuất sang 1 nước láng giềng qua đường tiểu ngạch! Họ mua chè bẩn về với số lượng lớn như thế để làm gì thì… chưa ai biết?

Ông Chủ tịch HHCVN kể 1 chuyện xảy ra cách đây 3-4 năm. Dạo đó, nước láng giềng cho người sang tỉnh biên giới H. hướng dẫn nông dân làm chè khô vàng, và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá mua rất cao! Sau đó, đúng dịp lễ khai mạc Đại hội Olympic 2008, họ đem chè khô vàng… ra đốt và mời các nhà báo trong và ngoài nước chứng kiến. Và tuyên bố rằng: Đây chính là chè khô “Made in Vietnam” gây ra bệnh x, y, z gì đó! Họ còn mời cả ông Chủ tịch UBND tỉnh H. sang chứng kiến cảnh họ đốt chè!

Trở lại chuyện người dân làm chè bẩn hiện giờ đã thấy tận mắt bao tác hại. Vài tháng nay, nguyên liệu (chè búp tươi) cho các nhà máy chè đột ngột trở nên ngày càng khan hiếm.

Một nhà máy chè ở huyện Văn Chấn từ 1/7 đến 12/7/2011 chỉ mua được 7 tấn chè búp tươi. (Trước đó, mỗi ngày nhà máy mua được trên dưới 60 tấn, đủ nguyên liệu cho công xuất chế biến của nhà máy).

Một nhà máy khác, cũng ở huyện Văn Chấn, mỗi ngày cần 40 tấn chè búp tươi, gần 2 tháng nay không thu mua được… kg nào!

Ông Chủ tịch HHCVN chua chát thốt lên: Cứ đà “đói” nguyên liệu thế này, các nhà máy chế biến chè ở các tỉnh phía Bắc có nguy cơ phá sản! Hàng vạn người lao động thất nghiệp kéo theo hàng chục vạn người khổ theo.

Lại nữa, các hợp đồng xuất khẩu chè theo đó cũng sẽ rơi vào tình trạng bị hủy và bị phạt. Theo Hiệp hội Chè Việt Nam theo hợp đồng xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2011, ngành chè nước ta phải sản xuất 90.000 tấn chè búp khô! “Đói” nguyên liệu sản xuất như thế không biết có đủ lượng chè xuất khẩu không?

Một tác hại nữa cũng nhãn tiền: Nhà nước thất thu thuế. Đơn cử như ở huyện Văn Chấn, do “nhà nhà làm chè bẩn” (mỗi ngày tiêu thụ khoảng 150 tấn chè búp tươi), chè bẩn thành phẩm bán thẳng cho thương lái, không có hóa đơn, không nộp thuế nên ngành thuế huyện bị “lọt” ít nhất 60 triệu đồng/ tháng.

Phong trào “nhà nhà làm chè, người người làm chè” (bẩn) đang lan rộng ở các vùng chè, đất chè các tỉnh phía Bắc. Hiệp hội Chè VN cho biết đã vào cuộc ngăn chặn chè bẩn nhưng cố gắng này là chưa đủ nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.

Theo Ngọc Tình
Tiền Phong


(Nguồn sưu tầm: Báo Dân trí.com)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hình ảnh Quân Đội TC Tập Kết Về Biên Giới Trung-Việt



Ngày 8/8/2011 các hãng truyền thanh Hương Cảng đồng loạt đưa tin việc xuất hiện bất thường của quân đội Giải Phóng Quân Trung Cộng tập kết về biên giới Trung Việt . Ngay sau đó, Bộ Quốc Phòng Trung Cộng đã có lời giải thích mập mờ là "diễn tập quân sự thường niên". Tuy nhiên, sự kiện bất thường này là lần đầu tiên diễn ra sau chiến tranh biên giới Trung-Viêt.
Được biết hiện nay Đảng CSTC đã điều động hầu như toàn bộ các quân khu ở miền Nam vào cuộc "tập trận". Đảng CSTC phát lệnh cảnh giới toàn diện trên các đường biên giới Trung-Việt và nghiêm cấm du khách qua lại cửa khẩu Hữu Nghị Quan.
Các quân khu được điều động gồm có:
- Quân khu (QK) Thành Đô Quảng Tây tập kết về Vân Nam phối hợp với QK Tứ Xuyên.
- QK Tề Nam, QK Nam Kinh, QK Quảng Châu tập kết về TP Bằng Tường, cửa khẩu Hữu Nghị Quan.

Như một lời đe dọa từ ngàn xưa, Trung Cộng đã gọi tên cho cuộc điều binh này là "Giải Phóng Quân Tập Kết Trấn Nam Quan".

Một số hình ảnh thật sự tại Bằng Tường loan truyền trên các trang mạng TC:

20110809190004_66.jpg


13456997.jpg



wol_error.gif
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1600x1066.
S0D20110808013029MT553154.jpg


0_2011081015120195dNlN.jpg


Việt Nam bên mép bờ sóng gió: trong khi Biển Đông chưa lặng sóng vì Hải Quân TQ đưa mẫu hạm hàng không vào, thì quân Trung Quốc đã áp sát biên giới phía bắc rồi.
Bản tin BBC hôm Thứ Tư 10-8-2011 ghi nhận rằng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.
BBC cũng nói, “Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.”
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

VN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc
Cập nhật: 03:28 GMT - thứ năm, 11 tháng 8, 2011

110811032502_bien_phong_304x171_sggp_nocredit.jpg

Việt Nam có 12 tỉnh biên giới phía Bắc
Tin cho hay Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa có cuộc họp với 12 tỉnh biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ chủ quyền biên giới.
Báo Nhân dân đưa tin Hội nghị Tăng cường An ninh Biên giới Đất liền, Bờ biển vừa được tổ chức sáng thứ Tư 10/08 tại TP Sapa, tỉnh Lào Cai.

Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã có tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường niên.

Tuy thời điểm của cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu tổ chức không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Không rõ cuộc họp của lực lượng biên phòng Việt Nam có liên quan gì tới hoạt động của nước láng giềng hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Bản tin ngắn trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho hay hội nghị do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức có sự tham gia của "12 tỉnh, thành phố có biên giới đất liền, bờ biển ở phía Bắc là: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình".

Thế trận biên phòng toàn dân
Được biết Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã có bài phát biểu tại hội nghị, trong đó ông nhấn mạnh "tầm quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới" và sự phối hợp giữa lực lượng biên phòng và chính quyền các địa phương.
Thông điệp của bộ đội biên phòng là trong thời gian tới, trọng tâm sẽ được đặt vào việc "tập trung xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, đảm bảo an ninh-trật tự biên giới quốc gia".
Lãnh đạo bộ đội biên phòng Việt Nam nói chủ trương của lực lượng vẫn là "giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển".
Bảy tỉnh phía Bắc của Việt Nam có biên giới đất liền với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.
Ngoài ra, một số tỉnh có biên giới trên biển với Trung Quốc và biên giới đất liền với Lào.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

( Theo báo vnexpress đưa tin :http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/08/thuoc-con-nhong-nghi-lam-tu-xac-tre/)

Thuốc con nhộng nghi làm từ xác trẻ

Ảnh: Sbs.co.kr.

Kết quả xét nghiệm cho thấy thành phần của một số thuốc con nhộng có xuất xứ từ Trung Quốc này có đến 99,7% phù hợp với ADN của con người. Báo chí Hàn Quốc cho rằng chúng được làm từ xác trẻ sơ sinh.
Bộ Y tế Trung Quốc cho biết đã mở một cuộc điều tra khẩn cấp trước những thông tin này.

Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Deng Haihua-người phát ngôn Bộ y tế Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Cát Lâm khẩn trương điều tra sự việc. Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về xử lý thi thể của trẻ sơ sinh, bào thai và nhau thai. Chúng tôi cũng kiên quyết phản đối việc buôn bán nội tạng hoặc các bộ phận cơ thể con người".

Theo Global times, cuối tuần trước, đài truyền hình SBS của Hàn Quốc đưa tin một bệnh viện tại Trung Quốc đã bán xác trẻ và nhau thai cho một nhà máy để sản xuất thuốc.

Trong chương trình đó, phóng viên đài đã theo chân một nguồn tin giấu tên đến một ngôi nhà ở Trung Quốc. Tại đây, một người phụ nữ tuyên bố có cất giữ xác trẻ trong tủ lạnh như một thành phần để làm thuốc.

Họ cũng đã mua một vài viên thuốc dạng con nhộng từ người phụ nữ này và gửi đến Trung tâm pháp y của Hàn Quốc để kiểm tra. Kết quả cho thấy, thành phần của những viên thuốc này có đến 99,7% phù hợp với ADN của con người.

Trước đó, tạp chí Shin- Dong-A của Hàn Quốc cũng đưa tin các công nhân sẽ làm khô xác trẻ trong lò vi sóng trước khi nghiền chúng thành bột để làm thuốc. Thuốc được bán cho các thương nhân Hàn Quốc với giá 500 won (khoảng dưới 10.000 Việt Nam đồng) mỗi viên. Sau đó những thuốc này được bán dưới tên gọi "viên nhộng trẻ con" hoặc "bột bào thai" ở Hàn Quốc, tại đây giá mỗi viên có thể gấp 16 lần.

"Chính phủ Hàn Quốc cũng tiến hành điều tra vụ việc. Hải quan đang thử lần theo dấu của những người mua hoặc bán. Cơ quan chức năng cũng chưa có bất kỳ bằng chứng nào khẳng định tính chính xác của những thông tin trên. Tuy nhiên, nếu đó là đúng thì đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng", một quan chức của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc kinh cho biết.

Jia Qian, người đứng đầu dự án Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, nhau thai và dây rốn đã được sử dụng để làm thuốc cổ truyền Trung Quốc.

"Nhưng theo như tôi được biết, thuốc của Trung quốc chưa bao giờ sử dụng xác trẻ hoặc bào thai trong thành phần", Jia nói.

Theo Li Shizhen, một trong những bác sĩ nổi tiếng của Trung Quốc thế kỷ 16 thì nhau thai có hàm lượng dinh dưỡng cao, việc tiêu thụ nó trong một thời gian dài có thể giúp tinh mắt, thính tai và sống thọ.

Tháng 8/2009, một tờ báo cũng đưa tin ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, một vài cửa hàng có món được làm từ nhau thai với giá khoảng 500 nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu Việt Nam đồng).

Theo tờ báo này thì rất nhiều người đến thử món ăn vì họ nghe nói về khả năng bồi bổ sức khỏe của nhau thai. Nhau thai được mua với giá khoảng 300 nhân dân tệ từ các bệnh viện địa phương.

Theo luật Trung Quốc, xác con người không được giao dịch hay xử lý như rác thải y tế. Cơ sở y tế được yêu cầu gửi chúng đến lò thiêu hoặc liên hệ với gia đình để thương lượng cách xử lý.

Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp tại nước này, xác của những trẻ đã chết vẫn bị xử lý sai. Vào tháng 3 năm ngoái, 21 chiếc quan tài trẻ em được tìm thấy ở một con sông ở Tế Ninh, Sơn Đông sau khi chúng bị hai công nhân ở một bệnh viện tỉnh ném xuống như một rác thải y tế.

Phương
 
Bên trên