Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ngàn năm căm hờn, tỷ năm không chịu khuất phục.
Người VN dòng máu rồng tiên, lịch sử chỉ ra rằng nước Nam lúc suy lúc trầm nhưng ngàn đời không chịu khuất phục bọn phương Bắc xâm lược.
Hãy đứng lên bĩnh tĩnh, đoàn kết đồng lòng vì 1 mục tiêu chung anh em.
Mất 1 tấc đất tức là mất đất để chim làm tổ rồi đấy.

À quên. góp ý với mod là mod bỏ ngay cái quả chữ ký nhé mod ngoctuan
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Cái tội phá hoại các nước láng giềng lại bị hậu quả thế này đây hehe :


Trung Quốc: Nổ sở cảnh sát gây chết người

Thứ Sáu, 10/06/2011 10:30
(NLĐO) - Số thuốc nổ tịch thu được để trong một sở cảnh sát ở thành phố Lũy Dương thuộc tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc bất ngờ phát nổ ngày 9-6, làm một người chết và hai người bị thương.
Vụ nổ xảy ra vào buổi trưa, làm sập một tòa nhà của sở cảnh sát và gây hư hại nhiều tòa nhà của người dân ở gần đó.

Nhà chức trách tỉnh Hồ Nam cho hay người thiệt mạng được xác định là một tài xế của sở cảnh sát, trong khi 2 người bị thương có 1 người là cảnh sát và 1 người là đầu bếp.
Thu Hằng (Theo Chinadaily)

3-HQ-2.jpg
Hải quân Việt Nam trong một đợt tập luyện. Ảnh: Tư liệu


 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Thế này thì ăn thua gì bác, cầu cho nó nổ luôn cái kho chứa bom đạn vũ khí chết cả hàng chục vạn thằng thì mới si nhê. Dân nó đẻ đông như côn trùng đẻ vậy. Cả thế giới, 1/2 dân số là của tụi Tàu khựa rồi.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hành động gây hấn và bá quyền của bọn Tàu phù .....với VIỆT NAM ta .........
.......Trích ......
Hacker TQ tấn công 1,500 trang web VN

HÀ NỘI (TH) – Sự căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mấy ngày qua không chỉ trên biển Đông hay các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội mà còn diễn ra ‘cuộc chiến’ trên mạng Internet.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, ‘Theo thống kê của một số diễn đàn tin học, đã có hơn 1,500 trang web của các cơ quan, đơn vị, công cụ tìm kiếm và cả của các doanh nghiệp VN bị tấn công trong những ngày qua.’


132315-TanCong-400.jpg
Đến ngày 9 tháng 6, nhiều trang web ở Việt Nam vẫn bị mất quyền kiểm soát và treo hình cờ Trung Quốc . (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo báo này, vào ngày 9 tháng 6, ‘tin tặc bắt đầu chuyển sang tấn công vào hệ thống phân giải tên miền website (DNS Server) để chuyển hướng website đến một địa chỉ khác theo ý thích của tin tặc và có thể chiếm luôn tên miền.’
‘Trước đó ngày 8-6, trang web của Trung tâm biên phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao VN tại địa chỉ ntc.mofa.gov.vn đã bị tin tặc xâm nhập và treo cờ Trung Quốc, đồng thời thay đổi nội dung các liên kết phụ bên trái.’

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, ‘Hàng loạt trang web khác cũng bị tấn công. Trong số đó, nhiều trang rơi vào tình trạng xuất hiện hình ảnh cờ Trung Quốc, nội dung viết bằng chữ Trung Quốc trên trang chủ.’

“Đến chiều 9 tháng 6, một số trang đã khắc phục được nhưng số còn lại vẫn trong tình trạng ngắt máy chủ để sửa chữa như trang ntc.mofa.gov.vn, gdt.gov.vn...’

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, nhận định ‘các trang web đang bị tấn công một cách có tổ chức và có định hướng.

‘Theo ông Thắng, việc tấn công hệ thống phân giải tên miền rất nguy hiểm bởi DNS Server là điểm yếu, dễ tấn công nhưng để lại hậu quả rất lớn.’

Trung Quốc trả đũa?

Việc nhiều trang Web của Việt Nam bị tấn công được cho là hành động trả đũa của Trung Quốc khi một số website của Trung Quốc được nói bị hacker Việt Nam tấn công.

Theo Vietnamnet hôm Thứ Tư, đã có một số website của chính phủ Trung Quốc, với đuôi gov.cn, bị tấn công và hacker để lại hình ảnh cùng các thông điệp như 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'...

Cho tới nay, một số website như của chính quyền thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, vẫn còn tê liệt.

Theo BBC, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm thứ Tư cũng đăng tin về việc hacker Trung Quốc đánh sập trang web của Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. (KN)



 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước


Người Việt nam rất yêu chuộng hòa bình vì bốn ngàn năm qua ở cạnh một ông bạn láng giềng khổng lồ này niềm vui thì ít mà khổ đau thì nhiều, chiến tranh mà họ gây ra cho chúng ta gối nhau như sóng vỗ bờ hết đợt này đến đợt khác vì thế có thể cắt nghĩa được là vì sao người Việt nam rất yêu quý hòa bình? Nhưng ở gần kẻ cướp thành ra dân tộc này có nhiều kinh nghiệm hơn, càng cảnh giác cao hơn. Bạch đằng giang mấy trăm năm nhìn mầu nước đỏ máu giặc nay dù đã thay mầu nhưng máu tanh hôi vẫn chưa thể hết, nay chắc dòng sông đó cùng biển kia sẽ mở ra đón chờ những tên cướp biển để vùi thây chúng. Trung quốc cần phải nhớ những trang sử ấy, dòng sông đây và biển Đông kia sóng giờ đã dâng lên rất cao.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Mọi người cố gắng góp công sức nhỏ bé của mình,đoàn kết dân tộc trong lúc khó khăn này,ranh giới giữa chiến tranh và hoà bình rất mong,không ai muốn chiến tranh yêu hoà bình nhưng chúng ta sẽ không sợ chiến tranh nếu kẻ thù buộc chúng ta không còn con đường nào khác.Tôi yêu Việt Nam quê hương tôi,nguyện hiến dâng tất cả cho đât nước khi tổ quốc kêu gọi.Con Lạc cháu Rồng,đồng bào yêu thương hãy cùng nhau Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết ,thành công thành công đại thành công Giặc Tàu kia ắt nhận lấy thất bại thảm hại
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tầu "khựa" có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam?

Thùng rỗng kêu to , diễn binh rất đẹp, mồm hét,mồm hò chỉ là trình diễn bề ngoài ! Bọn Tầu khựa từ trước tời giờ đánh đấm có ra gì đâu,bản chất rất hèn nhát, ngoài cái ác không ai bằng . Mang lửa vào VN sẽ bị dân tộc VN dập tắt ngay, như trước kia tổ tiên của tụi nó tràn qua xâm lăng Đất Nam bị chết banh xác bỏ thân lại để làm phân bón cho ruộng đồng VN thêm xanh tươi .Khi có chiến tranh xẩy ra, Tàu phù như con bạch tuộc vươn vòi muốn chụp bắt Quân Dân VN . Đánh bạch tuộc đừng đánh ngay vòi vô ích, vì mất vòi này vòi khác sẽ vươn tới thay thế , đánh bạch tuộc phải đánh ngay đầu tự khắc các vòi khác sẽ thun ngay lại trước khi chết : Hãy dọng bom, hỏa tiễn (tên lửa) tối đa vào ngay 2 đập Tam Hiệp và Tiểu Loan của chúng làm ít nhất 1/3 đất Tàu chìm trong biển nước ,là chúng rối loạn ngay từ hậu phương. Bọn línhTàu khựa ở VN bị mất tinh thần nơi quê nhà sẽ làm chúng bạc nhược thua trận . VN tuy là nước nhỏ, vũ khí không bằng Tàu phù, nhưng tinh thần dân tộc VN mạnh như bão táp,vô cùng sắt thép,nam cũng như nữ, già cũng như trẻ ,ý chiến quật cường dũng mãnh, ăn đứt lũ chệt

------------------------0-----------------------
1/--Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.
Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.
2/-Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.
Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.
Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?
Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.
3/-Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.
Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.
4/-Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng . Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.
Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.
5/-Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.
Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.
6/-Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).
7/-Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.
8/-Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga .. (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Kadafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.
9/-Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?
Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.
Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

chú Thụy có vẻ khí thế dâng cao quá nhỉ hjhj.đúng là lính VN có sẵn máu chiến trong người mà
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

chào các bác. em thấy bữa giờ ngày nào báo, đài cũng đăng tin nói về việc này hết. nhưng theo ý kiến của em thì vn mình nên hành động quyết liệt hơn, chẳng hạn như cho mig hay su gì đó ra kè lại tàu của tq như bên phil đã từng làm. chứ mình cứ phát ngôn yêu cầu tq chấm dứt gây sự thì hình như chỉ càng làm cho nó nghĩ là mình sợ nó hơn thui. p/s: mỹ cũng đã cho tàu khu trục tới biển Đông rùi, tình hình càng lúc càng hấp dẫn thì phải :-??
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tầu "khựa" có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam?

Thùng rỗng kêu to , diễn binh rất đẹp, mồm hét,mồm hò chỉ là trình diễn bề ngoài ! Bọn Tầu khựa từ trước tời giờ đánh đấm có ra gì đâu,bản chất rất hèn nhát, ngoài cái ác không ai bằng . Mang lửa vào VN sẽ bị dân tộc VN dập tắt ngay, như trước kia tổ tiên của tụi nó tràn qua xâm lăng Đất Nam bị chết banh xác bỏ thân lại để làm phân bón cho ruộng đồng VN thêm xanh tươi .Khi có chiến tranh xẩy ra, Tàu phù như con bạch tuộc vươn vòi muốn chụp bắt Quân Dân VN . Đánh bạch tuộc đừng đánh ngay vòi vô ích, vì mất vòi này vòi khác sẽ vươn tới thay thế , đánh bạch tuộc phải đánh ngay đầu tự khắc các vòi khác sẽ thun ngay lại trước khi chết : Hãy dọng bom, hỏa tiễn (tên lửa) tối đa vào ngay 2 đập Tam Hiệp và Tiểu Loan của chúng làm ít nhất 1/3 đất Tàu chìm trong biển nước ,là chúng rối loạn ngay từ hậu phương. Bọn línhTàu khựa ở VN bị mất tinh thần nơi quê nhà sẽ làm chúng bạc nhược thua trận . VN tuy là nước nhỏ, vũ khí không bằng Tàu phù, nhưng tinh thần dân tộc VN mạnh như bão táp,vô cùng sắt thép,nam cũng như nữ, già cũng như trẻ ,ý chiến quật cường dũng mãnh, ăn đứt lũ chệt

------------------------0-----------------------
1/--Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.
Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.
2/-Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.
Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.
Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?
Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.
3/-Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.
Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.
4/-Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng . Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.
Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.
5/-Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.
Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.
6/-Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).
7/-Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.
8/-Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga .. (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Kadafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.
9/-Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?
Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.
Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.
Một bài viết mang tính chiến lược khá vững vàng. Cám ơn chủ thớt đã phân tích và mọi người đã phần nào hiểu được sự tương quan QS giữa mình và đối thủ
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

đánh nhau với Tàu giờ mình cũng chưa chắc được như chú Thuỵ nói đâu,vì giờ dân thành thị của mình cũng nhiều,nhiều công tử thành phố ăn chơi ,hút chính,lắc giờ làm sao mà đánh nhau được,mà lãnh đạo của 2 nước cũng không muốn đánh nhau đâu vì chỉ để các nước khác hưởng lợi thôi,bọn nó không đánh nhau tập trung phát triển kinh tế chỉ có Việt Nam và Tàu chậm lại.mà Trung quốc cũng không dám đánh nhau tổng lực với Việt Nam vì Tàu giờ khắp biên giới chỗ nào cũng có kẻ thù,Ấn Độ trước chiến tranh biên giới mất khá nhiều đất,bị Tàu cướp,Nhật thì tranh chấp mấy đảo,Nga thì vùng XIbiri,rồi mấy vùng Tay tạng,Nội Mông,kinh tế khó khăn,hạn hán,thiếu công ăn việc làm,chênh lệch giàu nghèo giai cấp,nếu giờ mà đánh nhau VN có thể chơi ngang Tàu,nhưng chỉ sợ nó chỉ chơi đánh lấn ở biển Đông chiến tranh trên biển mình khó mà thắng nó
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ta đã thấy, không giả mù được nữa!
Máu cha ông chảy suốt bốn nghìn năm
Màu đỏ ấy ướt nhoè từng trang sử
Đỏ núi Chi Lăng, đỏ sóng Bạch Đằng
Ta đã nghe, vì làm sao giả điếc!
Tiếng hùng ngâm sông Như Nguyệt hồn xiêu
Tiếng gươm khua Nhị Trưng, tiếng voi rống Nhuỵ Kiều
Tiếng roi sắt Phù Đổng vút qua mười thế kỷ
Ta đã nói, vì không câm được nữa!
Khi tiếng nấc An Tư ngẹn thắt họng ta rồi
Khi trống trận Quang Trung, lời hô xung trận Ngọc Hồi
Khi Hịch tướng sĩ, Chiếu xuất quân trở thành ca dao nuôi dân ta lớn dậy
"Yêu chuộng hoà bình!" – mấy ngàn năm quân xâm lăng lải nhải!
Cha ông ta nghe, đến con cháu ta sẽ vẫn còn nghe
Đất nước dựng lên sau bóng mát lũy tre
Lấy tre làm nhà, làm cày, làm bút, làm sách, làm đũa, làm lồng chim, lồng đèn…
và làm vũ khí!
Hoà bình là khát vọng Việt Nam
Nhưng chằng kẻ nào có thể đưa ra lừa mị
Lời đồng chí, hữu hảo, láng giềng… nhớt lưỡi bò
Và vũ khí tận răng!
Từ Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
Đến Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa
Đều một "sách" miệng chí nhân lương tâm kẻ cướp
Không thể nhớ số lần chúng khởi binh xâm lược
Nhưng dân ta biết tất cả những khi chúng phải dừng bước
Đều là những lần bị cha ông ta đánh bại tả tơi!
Tám mươi hai triệu người Việt Nam
Dù trong nước
Hay tha hương góc biển chân trời
Bất kể bạn đang cầm lá cờ gì khi biểu thị tình yêu Tổ Quốc
Tôi tin trong mỗi trái tim đều ngân lên tiếng thiêng liêng nhất:
VIỆT NAM!​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Chúng ta, một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng trong con tim mỗi người dân đất Việt luôn luôn ghi nhớ trên từng thước đất của Tổ quốc thân yêu bất cứ nơi đâu cũng thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của cha ông. Bởi vậy bằng bất cứ giá nào chúng ta phải bảo vệ chủ quyền của dân tộc, bảo vệ giá trị cao đẹp mà tiền nhân đi trước đã giao lại trọng trách cho chúng ta. Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết”. Chúng ta yêu chuộng hòa bình và thấu hiểu nỗi khổ đau của một dân tộc bị đô hộ mà lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã ghi lại. Nhưng cũng chính từ những bài học lịch sử trải qua bao cuộc chiến tranh với các nước lớn, các thế lực thù địch, bản lĩnh Việt Nam đã được chứng minh, với hàng nghìn năm bị đô hộ mà người Việt Nam vẫn gìn giữ được non sông gấm vóc của mình mà không bị các dân tộc khác đồng hóa.

trgsa7_fac45.jpg

Vững tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc (Ảnh: Tào Hòa)

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, tôi, các bạn và chúng ta - tất cả những người con dân đất Việt, bất kể tầng lớp, tôn giáo, giai cấp hãy cùng nhau bỏ qua những bất đồng chính kiến, hãy tạm gác những lợi ích trước mắt của từng cá nhân để cùng hướng về Biển Đông, nắm chặt tay nhau để tăng thêm sức mạnh bảo vệ vùng biển máu thịt của Tổ quốc. Chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng công lý sẽ được thực thi.

Bởi thế, bất kỳ một một thế lực nào đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của Luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của chúng ta thì những người con dân đất Việt không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.

Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm đã chứng minh rằng khi đất nước có nguy cơ bị xâm phạm đến chủ quyền thì lòng yêu nước luôn luôn được kết tinh thành một khối vô cùng vững chắc và mạnh mẽ có thể cuốn phăng bất cứ kẻ thù nào. Dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền. Chúng tôi tin rằng trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt đều khắc sâu lời thơ tại “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”

NamQuốc Sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


Luật sư Lê Thanh Sơn
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Bọn Tàu đang rối từ bên trong rồi,thêm tí thời gian nữa là Tàu bị nội chiến thôi
Miền trung Trung Quốc tả tơi vì mưa lụt
Cập nhật lúc 11/06/2011 04:55:44 PM (GMT+7)
Một đợt mưa lụt mới đã tấn công miền trung Trung Quốc trong hai ngày 9-10/6, làm tổng cộng 50 người thiệt mạng và 40 người khác mất tích ở 4 tỉnh.

Mưa xối xả đã gây lụt và lở đất, san phẳng nhiều ngôi nhà, làm vỡ các con đê ngăn sông ở tỉnh Hồ Bắc, cướp mạng sống của 25 người và làm ít nhất 12 người mất tích tính đến đêm 10/6, theo một phát ngôn viên của Ủy ban Các vấn đề dân sự địa phương.

20110611165715_1Hobac.jpg

Một con đường ngập nước ở Wuhan, tỉnh Hồ Bắc. (Ảnh: THX)

Người phát ngôn này cho biết thêm, tính đến nay, hơn 127.500 người đã buộc phải sơ tán và lụt lội gây thiệt hại kinh tế trực tiếp vào khoảng 866 triệu Nhân dân tệ (133 triệu USD) ở Hồ Bắc.

Hầu hết các trường hợp tử vong là ở thành phố Hàm Ninh, nơi hứng chịu mưa rào suốt nhiều tiếng đồng hồ liên tục. Ngoài ra có hơn 100 người bị thương, một phát ngôn viên của trung tâm kiểm soát ngập lụt và hạn hán thành phố cho hay.

Giao thông trên địa bàn huyện Tongcheng bị tê liệt do nước ngập sâu 60-90cm; một số khu vực trũng còn bị ngập trong hơn 2m nước. Các dịch vụ điện thoại và điện lực nơi đây bị gián đoạn.

Ở tỉnh Hồ Nam cạnh đó, 19 người chết và 28 người mất tích sau khi các trận lở đất do mưa xảy ra vào đầu giờ sáng ngày 10/6 tại các thành phố Linxiang and Yueyang.

20110611165715_2QuyChau.jpg


Bùn rác sau mưa lụt ở tỉnh Quý Châu. (Ảnh: THX)

Tỉnh Giang Tây cũng trở thành nạn nhân của mưa lụt. Vào buổi chiều, lực lượng cứu hộ đã cứu được 1.200 cư dân bị mắc kẹt ở huyện Xiushui, nơi gần 30.000 người phải sơ tán để tránh nước dâng cao. Giao thông và các nguồn cung cấp điện ở nhiều địa phương trong tỉnh cũng bị tê liệt.

Trong khi đó ở tỉnh Quý Châu, mưa lớn cướp mạng sống của 3 người trong bối cảnh đã có hơn 50 người tử vong hoặc mất tích vì ngập lụt hồi đầu tuần.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch khẩn cấp đối phó với lũ lụt, đồng thời cử các nhóm làm việc tới Hồ Bắc và Hồ Nam để trợ giúp các hoạt động cứu trợ thảm họa.

Bốn tỉnh bị ngập lụt kể trên nằm trong số những nơi bị hạn hán nghiêm trọng trong vài tháng gần đây, dọc theo các phần trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử, với hàng triệu hecta đất nông nghiệp bị ảnh hưởng.

Thanh Hảo (Theo THX)
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

anh em hạ hỏa một cái xem nào,bác Tuân mở topic để kêu gọi anh em,đồng chí,đồng bào cả nước đóng góp công sức,trí tuệ,vật chất,tinh thân.chứ có muốn anh em khiêu khích,chửi bới,nói xấu nước khác đâu.
bên ban tuyên giáo mà đọc được là không hay cho cả diễn đàn đâu.hihihihi.
có gì sai anh em bỏ qua cho mình nhé.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Nếu như nước mình kêu gọi mỗi người dân đong góp chút kinh tế để mua vũ khí và đào tạo thì xin ủng hộ luôn. Muốn để không bị các nước khác lấn át thì ngòai việc dùng quan hệ ngoại giao thì tiềm lực quân sự phải mạnh để đối phó và đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Chỉ cần một tiếng gọi chắc chắn không người dân Việt Nam nào quay đầu với tổ quốc cả.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

đọc bài này thấy ......chuẩn

Lòng yêu nước

Tác giả: T.S Phạm Gia Minh
Bài đã được xuất bản.: 11/06/2011 06:00 GMT+7

Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.

Từ lâu chúng ta đã quen với ý nghĩ rằng lòng yêu nước của dân tộc Việt nam là một loại tình cảm và một thứ năng lượng rất mãnh liệt, luôn dồi dào và gắn kết máu thịt kể từ khi ta cất tiếng khóc chào đời . Chính vì đặc tính đó mà sau mấy ngàn năm, chúng ta vẫn bất khuất tồn tại và kiên cường phát triển như một quốc gia- dân tộc có chủ quyền, có văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết riêng, trong khi 99 tộc Việt khác cùng ra đời ở nam sông Dương tử đã bị Hán tộc đồng hóa từ lâu.

Nhưng lịch sử đau thương cũng chứng kiến những thời khắc mà bách tính đã quay lưng với triều nhà Hồ để giặc Minh dễ bề thôn tính giang sơn, hủy diệt nền văn hóa huy hoàng khiến dân đen chịu muôn vàn đau khổ. Hay như cuối triều Nguyễn chỉ với mấy chục tên lính Pháp đã có thể chiếm hầu hết các thành trì ở Bắc Bộ. Nhục nhã hơn là ở nhiều nơi đã có cảnh " quân Pháp đi đến đâu, thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bị bọn tham quan ô lại hà hiếp, bóc lột" ( 1 ).

Dân thì như vậy, còn vua quan cũng đã có những " bọn gian tà còn bán nước cầu vinh" (2) như Trần Ích Tắc , Lê Chiêu Thống...

Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.

phapluattp_1307695441.jpg


Giống như mọi tình cảm khác của con người lòng yêu nước cũng cần có những cơ hội để phát huy thành sức mạnh cộng đồng mang khí thế " dời non, lấp biển". Nhiệt huyết bảo vệ giang sơn, bờ cõi vốn thường trực trong tim mỗi người dân khi có dịp thể hiện ra dù là tự phát, thiết nghĩ, phải được giới lãnh đạo trân trọng đón nhận và hưởng ứng một cách thông minh nếu như họ vẫn là những đại diện yêu nước còn đủ 3 phẩm chất Nhân, Trí, Dũng. Hội nghị Diên Hồng và Hịch tướng sĩ mãi mãi là biểu tượng cho sức mạnh của tình đoàn kết trên dưới một lòng khi đất nước gặp gian nguy.

Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú khác khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Yêu nước còn là phấn đấu cho hàng Việt nam mang tính cạnh tranh cao, yêu nước là góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .

Chúng ta đã thực sự yêu nước chưa khi tâm lý " chuộng hàng ngoại xa xỉ " và tiếp tay buôn lậu qua biên giới đang rất phổ biến khiến tình trạng nhập siêu trở nên nghiêm trọng , dẫn đến kết cục đáng buồn là sản xuất trong nước ngày càng sa sút ?

Chúng ta đã yêu nước chưa khi cho các nhà thầu nước ngoài những dự án EPC " chìa khóa trao tay" sử dụng hầu như 100% nhân lực và vật liệu của họ mà trong nước hoàn toàn có thể thay thế và xuất khẩu khoáng sản với tư duy nhóm lợi ích, thiếu tầm nhìn xa ?

Chúng ta có yêu nước hay đã trở thành vong bản khi học sinh thuộc sử TQ hơn sử VN và biểu tượng văn hóa của dân tộc cứ dần dần bị thay thế bởi những đèn lồng, con nghê hay tượng Quan công, Khổng tử ...?

Đến như cuốn phim lịch sử về Lý công Uẩn, có ý nghĩa như một niềm tự hào dân tộc, cũng mang nặng dấu ấn ngoại lai mà người ta còn định đem ra trình chiếu trên kênh truyền hình trung ương thì câu hỏi về lòng yêu nước đã tới hồi cất lên khẩn cấp.

Yêu nước là một tình cảm thiêng liêng và hơn thế nữa nó còn là trách nhiệm của cả lãnh đạo và người dân . Khi cả hai giai tầng đó của xã hội có cùng nhịp đập trái tim và trí tuệ hướng về cùng mục tiêu thì dũng khí dân tộc sẽ bốc lên ngút ngàn và không kẻ thù hay trở ngại nào lại không thể vượt qua. Còn không , giặc ngoại xâm sẽ tái áp đặt ách đô hộ cương tỏa, và trên đống tro tàn đổ nát, lòng yêu nước của dân tộc Việt nam rồi cũng có ngày sẽ được nhen nhóm lại, bùng lên để thiêu rụi kẻ thù.

Nhưng đến lúc đó cái giá phải trả đối với dân tộc sẽ không nhỏ.
* tẩy chay hàng Tàu.*
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

TQ chắc quên 3 trận Thuỷ chiến trên Bạch Đằng hay cố quên đây ,gửi tặng cho người " hàng xóm To Xác-Xấu Bụng" bãi cọc này.

images57702_2.jpg


0.Bai_coc_Bach_Dang.jpg.jpg


“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.
trích: " bạch đằng giang phú"
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Nhiều trí thức Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn
vietnam_0.
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, (trái) và nhà văn Phạm Xuân Nguyên (phải) tham gia biểu tình ở Hà Nội, phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông REUTERS




RFI
Hôm nay, 12/06/2011, hàng chục người đã tụ tập lại trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Đây là lần biểu tình thứ hai trong vòng một tuần qua, do căng thẳng giữa Hà Nội và người bạn láng giềng cộng sản xung quanh vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. AFP cho biết, tại Hà Nội, hàng chục người mang cờ Tổ quốc đã hát vang những ca khúc yêu nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo một số nguồn tin cho biết thì có khoảng hơn 1000 người tham gia biểu tình, đặc biệt có sự hiện diện của một số trí thức như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Chu Hảo, nhà văn Phạm Xuân Nguyên và giới nghệ sĩ như nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
Trong khi đó, một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra, tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công an đã ngăn chặn đoàn biểu tình khoảng 250 người này đến gần Lãnh sự quán Trung Quốc.
 
Bên trên