Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

mod ơi! vận động anh em mình đổi avarta đi! avarta về chủ quyền đất nước ta!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

upppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Lòng ái quốc ! Tại sao không ?
Thà làm qu nước Nam / Còn hơn làm vương đất Bắc . (Trần Bình Trọng) Câu nói nổi tiếng của danh ttướng nhà Trần đã trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt, bất cứ một học sinh nào khi tuổi còn thơ cũng cảm thấy tự hào khi học trang sử đó. Chính các thầy cô đã dạy dỗ chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc cha mẹ đã giáo huấn chúng tôi lòng yêu nước,chính các bậc tiền nhân đã hun đúc chúng tôi lòng yêu nước. Vậy, hôm nay tại sao
không ? Hãy lật lại lịch sử Việt Nam 4000 năm qua.
Năm Quý Mão 43, Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi khởi nghĩa bị quân Hán của Mã Viện đánh bại, tương truyền vì không muốn bị làm nhục, Hai Bà đã nhảy xuống Hát Giang tự tử.

Đó là sự thật.

Năm 248, Bà Triệu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận, thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo sử sách, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì phải lui về xã Bồ Điền và cùng đường tự tử. Khi ấy Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Cũng giống Trưng Trắc và Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh quyết không để bị khuất phục. Chết, nhưng không nhục.

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kìnhBiển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!"

Câu nói bất hủ của người con gái anh hùng của dân tộc Việt đã tỏ chí khí mà ngàn sau dân Việt mãi còn kính phục.

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Đó là sự thật.

Năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống, viêt nên bài “Thơ Thần” bất hủ nói rõ chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Đó là sự thật.

Thế kỷ thứ 13,Trần Hưng Đạo ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân-Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui quân về Vạn Kiếp. Vua Nhân-Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng

"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn-Miếu Xã-Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đã!”

Đó là sự thật.

Thế kỷ 15, Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Triều đình nhà Minh, vốn rất muốn xâm lăng Đại Việt, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên TrừngHồ Hán Thương. Vương triều Đại Ngu sụp đổ. Nhà Minh thực hiện chính sách xoá bỏ nền văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận.

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng phất cờ khởi nghĩa. Tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Lê Lợi chiến thắng quân Minh, trở thành vị vua đầu tiên của nhà hậu Lê. Bản thiên cổ hùng văn “Bình Ngô Đại cáo” của đại thần Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Đó là sự thật.

Thế kỷ 18, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Cuối năm 1788, vua Thanh Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, huy động từ lưỡng Quảng, Vân Nam, Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , vào chiếm đóng Thăng Long.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đập tan hơn 20 vạn quân Thanh, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn sau thảm bại trận Ngọc Hồi, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ ấn tín cuốn cờ mà chạy.

Đó là sự thật.

Thế kỷ 20, năm 1979, Trung Quốc xâm chiếm biên giới phía Bắc, quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bật âm mưu bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Đó là sự thật.
Những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21

Ngày 30-12-1999, Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã làm nóng lòng hầu hết những người Việt Nam còn nghĩ đến quê hương đất tổ khi Ải Nam Quan không còn trên lãnh thổ Việt Nam.

Những ngày đầu tháng 12-2007, Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Còn hôm nay, những ngày tháng của năm 2011 ngư dân Việt bị Tàu Trung Quốc bắn giết chính trên hải địa của mình, tàu dầu khí Việt Nam bị cắt thiết bị chính ngay trong thềm lục địa Việt Nam, lẽ nào chúng ta cũng chỉ im lặng cúi đầu?

Sự thật là: Trong thế kỷ 20, 21 chúng ta đã nhiều lần lùi bước, Trung Quốc nhiều lần lấn lướt coi khinh, phần đất của dân tộc mà cha ông ta đã đổ bao xương máu gìn giữ nay có nguy cơ không còn nữa.

Đó là sự thật.

Đã đến lúc chúng ta không thể khuất phục.
800 năm trước, Trần Quốc Tuấn đã từng viết nên bài “Hịch tướng sĩ" khuyên răn các binh lính học tập, rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần thứ 2, nội dung áng hùng thư đó, ngày nay đọc lại sao vẫn còn nhiều điều cho ta suy nghĩ: “… ta cùng các ngươi sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan, trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ… Ta đây, ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng… Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm…”

Ngày nay, nước ta có phải vậy không?
Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.

Đừng để chúng tôi hổ thẹn với tiền nhân.

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
(Chiếu xuất quân - Quang Trung – Nguyễn Huệ)

 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

MÁU TA ĐÃ SÔI LÊN KHI XEM CÁI NÀY .......

Trung Quốc Lên Kế Hoạch Đánh Việt Nam
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=nQSps6ViI_0&feature=player_embedded[/YOUTB]

Xem đoạn phim trên cần đọc thêm bài này, thì mới sôi lên được:

China công bố chi tiết Kế hoặch tấn công VN trong 31 ngày:

“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”
* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.

* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.

.......

* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”

Trung Quốc tập và giàn trận trên mạng "Sina" - Phần I

Điều nghiên chiến lược

Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.

Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam.

Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.

Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.

Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.

Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.

Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.

Làm thế nào chế phục được Việt Nam ”con rắn kỳ quái này?" Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.

Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.

Trung Quốc tập và giàn trận trên mạng "Sina" - Phần II



Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá---mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.

Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bổ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.

Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:

1- Bố trí binh lực:




Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam.

Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.

Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.

Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.

Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.

Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.

Trung Quốc tập và giàn trận trên mạng "Sina" - Phần III



2 - Thực hiện tác chiến:



Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:

a - Giai đoạn tiến công chiến lược:


* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.

* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.

* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.

b - Giai đoạn tiến công chiến thuật:



* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.

* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.

c - Giai đoạn tác chiến trên mặt đất:



* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.

* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.

* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.

Trung Quốc tập và giàn trận trên mạng "Sina" - Phần IV



* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.

* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.

* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .

* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.

* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.

* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam

* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:



Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.

Trước hết tình chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.

Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.

Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.

Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”

Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.

Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.

Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.

Donnerstag

HồngKông


Sau đây là đường link của một số bài báo và blog đang kêu gọi phát động chiến tranh chống Việt Nam ngay tại Trung Quốc:

Kêu gọi phát động một cuộc chiến tranh ngay lập tức với Việt Nam

http://bbs.news.sina.com.cn/tableforum/App/view.php?bbsid=1&subid=0&fid=64521...
http://bbs.news.sina.com.cn/tableforum/App/view.php?bbsid=4&subid=3&fid=93393...>

Những tham vọng không cần giấu diếm

http://bbs.news.sina.com.cn/tableforum/App/view.php?bbsid=4&subid=3&fid=93393...

http://www.siteadvisor.com/restricted.html?domain=thethirdmedia.com&ref=safeh ...

Một bài viết khác cần tham khảo:

http://www.siteadvisor...com/restricted.html?domain=thethirdmedia.com&ref=saf.. .
http://bbs.news.sina.com.cn/tableforum/App/view.php?bbsid=3&subid=1&fid=54046...

Một bài kích động khác

http://bbs.news.sina...com.cn/tableforum/App/view.php?bbsid=3&subid=1&fid=540...

Chúng ta cần gấp chiến tranh

http://bbs.news.sina.com.cn/treeforum/App/view.php?fid=64521&tbid=8037&bbsid=...

http://blog.sina.com.cn/s/blog_5976f4380100abr5.html

Trung quốc đã sẵn sàng đánh chiếm toàn bộ VN南

http://blog.sina.com.cn/s/blog_5976f4380100abr5.html
http://www.chnqiang.com/article/

Quânđội Trung quốc hãy dùng phương án A定

http://www.chnqiang.com/article/

Đặng Tiểu Bình chỉ rõ: Từ nay TQ sẽ không còn bị VN đe dọa

http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d7e51e40100a3p5.html

Chiến Tranh với VN, sự lựa chọn chiến lược:

http://bbs.news.sina.com.cn/treeforum/App/view.php?fid=93622&tbid=4200&bbsid=...

标签:军事
http://search.blog.sina.com.cn/blog/search?q=%BE%FC%CA%C2&tag=n&t=tag

中国准备彻底拿下越南

对于中国来说,如果要实行南海战略,必须要解决掉越南问题。什么是越南问题?简单说,就是南沙群岛问题。占 领南沙群岛的国家有几个,为什么我们要单单挑越南呢?原因很简单:第一、越南占据的南沙群岛岛礁数量最多, 达到28个。打掉越南就拿回了南沙群岛的大多数,而且,对菲律宾、印尼、马来等都形成了很强的威慑力;第二 、越南的态度最嚣张、最张狂。虽然在对越自卫反击战和两山轮战中越南被打怕了,但中国并未取得压倒性的绝对 胜利,胜负的概念大概就在 4.5~5.5分之间,可以说很模糊,因此越南人还是很嚣张。

但是,任何事情都有其两面性,越南人的嚣张也给中国人的再次打击提供了最好的借口。作为地缘战略的现实状况 和中国海洋战略的选择,中国人在海洋上更好的出路都是在南海。南海是中国人首选的突破口,那么,越南人必然 会成为中国人突破口之中的突破口。越南人所倚仗的无非是希望借助美国的介入与支持来对抗中国,从而保有其目 前在南海的既得利益。对中国来说,关键是航母。如果有了航母的话,可以一战而定南海!如果越南想用一种海上 游击战来和中国持久对抗的话,中国可以通过南北夹击的方式对越南进行封锁和打击。毕竟越南只是一个南北狭长 ,东西纵深很浅的国家,中国如果派潜艇部队对越南实行打头、掐尾、截腰的战术的话,越南的日子也是很难过的 。其实中国所真正要顾虑的是美国的介入,如。

果美国派航母以国际仲裁人的角色前来干涉的话怎么办?我觉得,即便对美国我们也没什么好怕的。毕竟我们在西 沙群岛有机场,这是一个很强的支援。我觉得关键是中国人要有不怕丢航母的胆略和勇气。当年李鸿章怕白花花的 银子堆出来的北洋水师全军覆没,就把军舰全部锁进了刘公岛,结果还是没逃脱全军覆没的命运。航母是什么?是 武器!既然是武器,就有战损的可能。如果你觉得它是花瓶,摆设用的,那你就别造它;造了它你就别怕它沉!如 果你有了这样的勇气,你就敢和美国人的航母拼命了!你敢拼命了,美国人就不怕吗?所以,我觉得关键是,第一 、咱们得有航母;第二、咱们不必怕美国人。

现在在中国,已经不存在造不造航母的问题,而是航母什么时候出来的问题。航母出来了,那么南海战略是一个必 然的选择,紧接着越南问题也是一个必然的选择。这是国家利益的竞争和较量,不是以个人意志为转移的!越南一 定,南海一定,则中国在亚洲的领导权地位鼎定!到时候,不能说日本对中国立马俯首称臣,但中国走强、日本走 弱的战略态势必将显现。那时候,中国所要做的,就是准备在日本对中国的一场砰然爆发、猝不及防的类似于珍珠 港的袭击事件中展开对日本的致命打击!(文章来源:军事之窗。
http://www.miljinhua..com/

China prepared to take Vietnam thoroughly regarding China, if must implement the South China Sea strategy, must solve the Vietnamese problem. What is the Vietnamese question? Said simply that is Nansha Islands question. How many seizes Nansha Islands' country to have, why can we solely select Vietnam? The reason is very simple: First, Vietnam occupies the Nansha Islands, island reef quantity are most, achieves 28. Wiped out Vietnam to bring back Nansha Islands' majority, moreover, to the Philippines, Indonesia, Malaya and so on has formed the very strong deterrent force; Second, Vietnam's manner is most rampant, most insolent. Although in Vietnam has been frightened to the war of counterattack in self-defense and in two Shan Lunzhan, but China has not gained the overwhelming absolute victory, the victory and defeat concept probably between 4.5~5.5 points, may say is very fuzzy, therefore the Vietnamese is very rampant.

But, anything has its dual character, the Vietnamese rampant also gave the Chinese to attack once more has provided the best excuse. As the geography strategy's realistic condition and the Chinese sea strategy's choice, the Chinese on the sea a better outlet is in the South China Sea. The South China Sea is the Chinese first choice breach, that the Vietnamese definitely will become in the Chinese breach the breach. The Vietnamese depends on nothing but is the hope resists China with the aid of US's involvement and the support, thus holds its presence in South China Sea's vested interest. To China, the key is the aircraft carrier. If had aircraft carrier, as soon as may fight decides the South China Sea! If Vietnam wants to use one kind of marine guerrilla warfare to come with Chinese lasting resistance, China may carry on the blockade and the attack through the north and south converging attack's way to Vietnam. Vietnam is only after all north and south is long and narrow, thing depth very shallow country, China, if sends the Submarine force to implement the drivehead to Vietnam, to pinch the tail, truncation waist tactic, Vietnam's day is also very sad. Actually what the Chinese institute must worry truly is US's involvement, like....

How does the fruit US send the aircraft carrier the words which comes by the international arbitrator's role to interfere to manage? I thought that even if we also does not have anything to American well to fear. We have the airport after all in the Xisha Islands, this is a very strong support. I thought that the key is the Chinese must have did not fear loses aircraft carrier's mettle and the courage. In the past Li Hongzhang feared the white and shiny money piles the Beiyang naval forces are annihilated, completely locked the warship Liu Kung Island, the result had not escaped the destiny which was annihilated. What is the aircraft carrier? Is the weapon! Since is the weapon, has the possibility which the war damages. If you thought that it is the vase, the ornaments uses, then do not make it. Made it if you not to fear that it sank! If you had such courage, you dared with American's aircraft carrier to go all out! You dared to go all out, the American did not fear? Therefore, I think the key am, first, we must have the aircraft carrier; Second, we do not need to fear the American.

Now in China, already did not exist "the making aircraft carrier" question, but is the question which when the aircraft carrier does come out. The aircraft carrier came out, then South China Sea strategy is an inevitable choice, is following closely the Vietnamese question is also an inevitable choice. This is the national interest competition and the contest, is not take individual will as the shift! Vietnam is certain, the South China Sea is certain, then China decides in Asia's leadership status tripod with two handles! When the time comes, cannot say that Japan bows the head to China to profess allegiance immediately, but China will be strong the strategic position which, Japan will weaken to will certainly to appear. At that time, China must do, is the preparation erupts, in the unexpected similar Yu Zhen pearl harbor attack in Japan to China to launch with a crash to Japan's fatal blow! (article origin: Window of the military)...

A Rough Translation with Babel Fish
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Phải tĩnh tĩnh nhưng không được lung lay ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc khi cần.
Nhỏ bé không có nghĩa là dễ bắt nạt. Mọi trái tim Việt sẽ cùng chung nhịp đập khi Tổ quốc cần, đập tan mọi âm mưu kế hoạch xâm chiếm nước ta.
1 phần nữa là mong các bạn trẻ nước ta, hay các bạn du học sinh đang học bên Trung Quốc hãy tuyên truyền cho người dân TQ hiểu cái chính nghĩa của VN ta và bác bỏ luận điệu xuyên tạc, sự phi nghĩa của chính phủ TQ. Không phải người TQ nào cũng xấu cả vấn đề là ta phải cho họ hiểu, họ ủng hộ VN mình.
Các bác nào biết tiếng Trung sao ko lập nên 1 trang web tiếng Trung quốc. Tất nhiên trang web nên mang ý nghĩa ôn hòa, đi vào lòng người. Không phê phán TQ nhưng ko nói để ủng hộ ta quá (lại bị cho là lập web đánh vào tư tưởng văn hóa TQ). Mà cái chính là phân tích cho họ (người dân TQ) hiểu và ủng hộ VN mình.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Góp 1 chút ít đến bài viết của các bác, mình rất thích chi tiết bản đồ của tổ tiên TQ ko có TS và HS
http://www.youtube.com/watch?v=fDcP0tiXO6s

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=fDcP0tiXO6s[/YOUTB]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

xin hỏi các bác , kế hoạch của TQ là từ bao giờ ạ, clip của bác Phoenix108 từ năm nào hả bác
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

đây là 1 đoạn trong 1 bài báo mà tôi đọc được. Hãy đọc và cảm nhận nhé !

trưa 1/6, khi đi công tác và dừng chân tại một quán cơm tp hải phòng, tôi thật sự bất ngờ vì một người đàn ông tàn tật cụt một chân đang tìm tòi những thức ăn thừa hỏi: “các chú từ hà nội xuống, có gì mới từ trường sa không?”. Cái bụng ọp ẹp của người đàn ông trên 60 tuổi này tạm ngừng réo và đôi mắt vốn chỉ chăm chăm đến ít thức ăn thừa khi nhìn thật sâu chờ câu trả lời của chúng tôi.

ông nói ông là một nông dân khu bốn cũ, đi chiến tranh biên giới phía bắc, không vợ không con và lang thang đến thành phố cảng ăn xin kiếm sống:

“dù đói cũng phải quan tâm chớ. đất nước là một mái nhà, mất nó rồi có no đủ cũng chẳng biết ở đâu”.

bầu máu nóng, trái tim yêu nước của những người dân việt nam đang tạm thời quên đi cái lạm phát phi mã, cái giá tiêu dùng tăng cao để có một tiếng nói chung: chống lại trung quốc dã tâm xâm chiếm biển đông.
hãy thể hiện lòng yêu nước bằng cách tẩy chay hàng tq...không sử dụng bất cứ hàng hóa nào của tq...kể cả đồ dùng cho chim cảnh...hãy sử dụng hàng việt nam
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tầu "khựa" có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam?

Thùng rỗng kêu to , diễn binh rất đẹp, mồm hét,mồm hò chỉ là trình diễn bề ngoài ! Bọn Tầu khựa từ trước tời giờ đánh đấm có ra gì đâu,bản chất rất hèn nhát, ngoài cái ác không ai bằng . Mang lửa vào VN sẽ bị dân tộc VN dập tắt ngay, như trước kia tổ tiên của tụi nó tràn qua xâm lăng Đất Nam bị chết banh xác bỏ thân lại để làm phân bón cho ruộng đồng VN thêm xanh tươi .Khi có chiến tranh xẩy ra, Tàu phù như con bạch tuộc vươn vòi muốn chụp bắt Quân Dân VN . Đánh bạch tuộc đừng đánh ngay vòi vô ích, vì mất vòi này vòi khác sẽ vươn tới thay thế , đánh bạch tuộc phải đánh ngay đầu tự khắc các vòi khác sẽ thun ngay lại trước khi chết : Hãy dọng bom, hỏa tiễn (tên lửa) tối đa vào ngay 2 đập Tam Hiệp và Tiểu Loan của chúng làm ít nhất 1/3 đất Tàu chìm trong biển nước ,là chúng rối loạn ngay từ hậu phương. Bọn línhTàu khựa ở VN bị mất tinh thần nơi quê nhà sẽ làm chúng bạc nhược thua trận . VN tuy là nước nhỏ, vũ khí không bằng Tàu phù, nhưng tinh thần dân tộc VN mạnh như bão táp,vô cùng sắt thép,nam cũng như nữ, già cũng như trẻ ,ý chiến quật cường dũng mãnh, ăn đứt lũ chệt

------------------------0-----------------------
1/--Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.
Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.
2/-Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.
Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.
Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?
Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.
3/-Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.
Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.
4/-Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng . Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.
Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.
5/-Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.
Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.
6/-Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).
7/-Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.
8/-Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga .. (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Kadafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.
9/-Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?
Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.
Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.

Bài viết của bác quá hay :))
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

hok thấy nói gì đến Hoàng Sa các Pác nhỉ ? Pác nào có thông tin Up cho anh em với !
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

-Việt Nam cưỡi rồng bay trong gió.... trung quốc cưỡi chó sủa GÂu Gâu
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Lộ diện kẻ thù


Sóng dậy biển Đông chỉ là mắc xích nhỏ trong chuỗi âm mưu làm suy yếu tinh thần quật khởi của giống nòi Việt hầu biến nước ta thành chư hầu như nghìn năm trước. Sự kiện biển Đông chỉ là giọt nước làm tràn ly,
sự kiện biển Đông là biến cố lớn không thể bưng bít, nó đã thở thành vòng thòng lọng lắc lư trước mặt Việt Nam, là mắc xích cuối cùng của chiến lược bao vây, cô lập đã bao năm ngấm ngầm ru ngũ với lớp hào nhoáng 16 chữ vàng 4 tốt của nước xã hội chủ nghĩa anh em Trung Quốc. Chúng âm thầm phá hoại tiềm năng kinh tế, đầu độc tuyên truyền văn hoá đại Hán, mua chuộc lũng đoạn quan chức nhà nước Việt Nam, cài cắm tình báo chi phối quyền lực chính trị
Đa phần dân Việt Nam đều biết, Trung cộng là căn cứ địa của in ấn tiền giả tuôn vào tiêu thụ trong nước Việt Nam cùng với hàng giả hàng nhái, hàng hoá có chất độc hại trong sản phẩm tiêu dùng không thể bán qua các nước phương Tây nên đổ vào thị trường Việt Nam. Kinh khủng nhất là hoá chất tăng trưởng thực, động vật, hoá chất sử dụng trong công nghệ chế biến trái cây, rau cải, thực phẩm,nhu yếu phẩm. Mức độc hại cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn quốc tế cho phép. Báo chí vô tư đưa tin và các cơ quan chức năng vô trách nhiệm không cố tâm truy tìm nguyên nhân, nhìn sự việc nghiêm trọng như người ngoại cuộc. Có ai quan tâm những chất độc hại đó, nếu tác động trực tiếp là gây ngộ độc chết người tức thời, kế đến là hủy hoại, ảnh hưởng lên sức khoẻ lâu dài, phát sinh mầm mống bệnh ung thư, nó độc hại gấp nhiều lần hơn chất độc màu da cam
Không những thế, nguồn hàng nhập khẩu chính ngạch lẫn không chính ngạch từ Trung quốc không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, làm nhiễu loạn chính sách kinh tế, phá hoại kinh tế vĩ mô của Việt Nam, khiến khâu quản lý yếu kém của cán bộ nhà nước càng bề bộn, bát nháo, bất lực hơn.
Bên cạnh hoá chất độc hại là sản phẩm phim ảnh, trò chơi điện tử, tranh hoạt hình... mang tính tuyên truyền cho văn hoá Trung quốc được sự tiếp tay, hưởng ứng rất tích cực của các phương tiện truyền thông,vtuyên truyền,Chúng chiếm nhiều thời lượng lẫn giờ giấc thuận lợi cho mọi tầng lớn khán giả nam, phụ, lão, ấu trong nhiều kênh truyền hình của cả nước, suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, không trên kênh truyền hình này thì ở kênh khác.
Chắc chắn, nếu không có biện pháp ngay từ bây giờ thì trong vòng năm, mười năm nữa những trẻ nhỏ lớn lên trong trào lưu phim ảnh Trung quốc sẽ không còn biết đến những tấm gương hào hùng yêu nước của tổ tiên như “Ta muốn cưỡi cơn sóng dữ chém cá tràng kình ở biển đông chứ không khom lưng làm tỳ thiếp cho người ” của Bà Triệu; hay lời can gián lẫm liệt, oai hùng của Hưng Đạo Đại Vương: “Nếu bệ hạ hàng giặc xin hãy chém đầu thần trước đã”; hoặc tiếng thét bất tử của tướng quân Trần Bình Trọng khi được giặc đem danh vọng đến dụ hàng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc.” Tất cả hoà cùng bản hùng văn Bình Ngô Đại Cáo “Lấy chí nhân thay cường bạo, đem đại nghĩa thắng hung tàn” của Đức Nguyễn Trải.
- Đó là những máy móc công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất, cũng cách mua chuộc “lại quả” để Trung Quốc bán được cho Việt Nam những máy móc lạc hậu từ 20 năm đến 30 năm so với các nước trong khu vực và ở Trung Quốc giá trị của nó không hơn những đống sắt vụn. Vì thế đã có nhiều nhà máy tầm vóc lớn như nhà máy đường, nhà máy nhiệt điện... cùng nhiều công nghệ khác nữa, phải trùm mền, không đưa vào hoạt động được. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách và tạo ảnh hưởng nghiêm trọng cho chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa của nhà nước Việt Nam.
-- Mặc dù vậy, những hành động đó không đáng sợ bằng những công dân Trung Quốc tự do, nghênh ngang đi lại khắp nước Việt Nam. Họ có là người dân bình thường hay họ là đội quân đặc tình cài cấm tại Việt Nam trong tổ hợp đa tuyến tình báo hải ngoại chuyên về chiến lược quốc phòng, kinh tế, chính trị... Chắc chắn với địa bàn thuận lợi có được , chiến lược bao vây từ bên ngoài thực hiện trong nhiều năm gần như hoàn tất. Đây là lúc gọng kiềm biểu dương sức mạnh từ từ khép lại. Bên mạn sườn phía tây, tây nam gồm Lào, Tây nguyên, Cam Bốt cũng như phía nguồn Cửu Long, họ đã làm chủ tình hình. Phía đông, đông nam họ đang tiến ngày càng sát hơn bờ biển Việt Nam. Phần bên trong với mạng lưới tình báo đa diện gồm quốc phòng, kinh tế, chính trị của Việt Nam nằm gọn trong lòng bàn tay của họ nên họ không hề ngần ngại đụng chạm gây áp lực mạnh mẽ lên nhà nước Việt Nam. Trước tình thế này, nếu không có đối sách thích hợp ngay từ bây giờ thì chuyện mất nước đã đến thật gần, và khó tránh khỏi.
Câu chuyện biến động biển Đông vừa xảy ra, được đưa lên diễn đàn an ninh Châu Á, Thái Bình Dương ở Shangri La và Trung Cộng không ngớt kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh hải trong hoà bình, lên án bạo lực với những ngôn từ nhã nhặn khá thuyết phục. Liệu có tin được lời tuyên bố của Lương Quang Liệt, khi quan chức Việt Nam Thiếu tướng công an Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược nhận định lời tuyên bố của Trung Quốc trên diễn đàn Shangri La, Singapor như sau: “Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lặp lại tuyên bố cam kết gìn giữ hoà bình ở khu vực, giống như ở Đối thoại Shangri La năm ngoái 2010, vẫn một luận điệu cũ không có gì mới cả.

 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

hok thấy nói gì đến Hoàng Sa các Pác nhỉ ? Pác nào có thông tin Up cho anh em với !

HOÀNG SA !!! ...Là CỦA VIỆT NAM .......

Hơn 300 năm trước, các Chúa Nguyễn đã đưa người đến Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền Việt Nam đối với cả hai quần đảo. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838 của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo này với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa. Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền và từ đó người Pháp hiện diện ở đây liên tục. Tháng 11-1946, khi người Pháp bắt đầu chiến tranh trở lại với Việt Minh, chỉ có thể đưa quân kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa, Tưởng Giới Thạch đã cho đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba, thuộc Trường Sa. Sau khi bị Mao đuổi khỏi lục địa Trung Hoa, năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai hòn đảo mà họ giữ gần 4 năm trước đó.

Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng, tháng 4-1956, khi lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị “Quân giải phóng Trung Quốc” chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên thực tế, cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa); Robert (Cam Tuyền); Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa, về mặt pháp lý, vẫn khẳng định chủ quyền trên phần bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tháng 4-1972, khi miền Bắc dồn lực trong một chiến dịch thảm khốc ở Quảng Trị. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ để họ dội bom ra vĩ tuyến 20. Ngày 4-4-1972, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để “trao một bức điện bằng lời”, nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm”. Người Trung Quốc hiểu, nếu họ đánh Hoàng Sa, người Mỹ sẽ án binh bất động. Từ ngày 16-1-1974, Trung Quốc bắt đầu cho tàu ép sát Hoàng Sa. Theo Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Nhưng, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn độc chống lại Trung Quốc xâm lăng. Theo tướng Thoại: “Hạm Đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn”. Kể từ ngày 19-1-1974, phần còn lại của Hoàng Sa Việt Nam bắt đầu bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tướng Giáp nhận được tin mất Hoàng Sa khi ông đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Năm 1975, sau “chiến thắng Buôn Ma Thuột”, Tướng Giáp kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo” mà miền Nam đang chiếm giữ. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: “Tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: “Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết”. Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện “tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện này một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”. Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân Đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản tất cả những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ.

Cho dù, theo lệnh ngày 13-4-1975 của Tướng Giáp, Quân đội miền Bắc đã không đụng vào các hòn đảo do Trung Quốc khi ấy đang chiếm giữ. Nhưng, ngày 5-5-1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, “Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa”, một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Ling Dequan đang thường trú tại Hà Nội đã thấy “đắng chát ở trong miệng”. Ling Dequan, sau đó, nói Nayan Chanda: “Tin Việt Nam chiếm các hòn đảo đến như một cú shock vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy”. Mân Lực, tác giả cuốn sách “Mười năm chiến tranh Trung-Việt”, cũng gọi hành động tiếp quản Trường Sa của Hải Quân Việt Nam là “ngang nhiên chiếm đóng 4 đảo trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc”. Vì theo Mân Lực: “Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai, rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam”.
Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.

Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Công ước LHQ về Luật Biển định nghĩa quyền, trách nhiệm của các nước

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một thỏa ước quốc tế định nghĩa quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng các đại dương trên thế giới và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 3 về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc đạt được thỏa thuận về một hiệp ước vào năm 1982 sau 9 năm thương thảo.

Công ước có hiệu lực vào năm 1994 sau khi có ít nhất 40 quốc gia theo như con số tối thiểu đòi hòi, phê chuẩn. Tính cho đến tháng 5 năm 2011, có 161 quốc gia và Liên hiệp châu Âu đã phê chuẩn hiệp ước.

Công ước đặt giới hạn của nhiều vùng biển khác nhau, tính từ đường cơ sở bờ biển của các nước. Những vùng này bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng biển các quần đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Vùng nội thủy bao gồm tất cả vùng biển và hải lộ trên vùng biển về phía đất liền của đường cơ sở bờ biển một quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn về những vùng biển như thế.

Công ước qui định một quốc gia nằm cạnh biển có quyền thiết lập vùng lãnh hải cách đường cơ sở 22 kilômét hay là 12 hải lý. Quốc gia có quyền tự do hành sử chủ quyền trên vùng biển này nhưng phải ban quyền đi lại vô hại qua vùng này cho tàu thuyền của tất cả các nước khác.

Quyền đi lại vô hại được định nghĩa như là việc di chuyển tiếp tục và nhanh chóng của một tàu nước ngoài không làm nguy hại cho “hòa bình, trật tự và an ninh” của quốc gia vùng biển.

Những hoạt động được xem như làm nguy hại bao gồm do thám, tập trận, làm ô nhiễm và đánh cá.

Công ước cho phép các quốc gia vùng biển thiết lập một vùng tiếp giáp lãnh hải qua khỏi vùng lãnh hải để ngăn ngừa tàu bè nước ngoài vi phạm luật của quốc gia đó về hải quan, thuế vụ, ô nhiễm và di trú.

Vùng tiếp cận lãnh hải không thể vượt quá 44 kilômét kể từ đường cơ sở.

Quốc gia bao gồm một quần đảo có thể thiết lập những đường biên giới bằng cách vẽ những đường cơ sở nối liền những mỏm của các đảo xa nhất, miễn là những điểm đó đủ gần với nhau.

Công ước định nghĩa những khu vực được bao trong những đường cơ sở đó là vùng biển của những quần đảo và quốc gia được có chủ quyền hoàn toàn ở những vùng này. Công ước cũng thiết lập quyền đi lại bình thường qua vùng biển đó cho tàu bè của các nước khác.

Vùng đặc quyền kinh tế được định nghĩa như là một khu vực vượt quá vùng lãnh hải của một quốc gia nằm ven biển và có thể nới rộng đến 370 kilômét hay là 200 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia đó.

Trong vùng đặc quyền này, công ước nói quốc gia bờ biển có quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên trong khi tôn trọng quyền của những quốc gia khác.

Các nước khác có quyền hải hành, bay trên vùng trời và đặt những dây cáp ngầm dưới đáy biển và những đường ống tuân theo những qui định của quốc gia bờ biển.

Thềm lục địa được định nghĩa như là vùng nối dài tự nhiên của vùng đất liền của một quốc gia vùng biển đến ngoài cùng của vùng biên lục địa, hay là một khoảng cách 370 kilômét tính từ đường cơ sở của quốc gia , tùy khoảng cách nào dài nhất.

Thềm lục địa không vượt quá 648 kilômét tức là 350 hải lý kể từ đường cơ sở.

Công ước qui định một quốc gia cạnh biển có quyền thu hoạch khoáng chất và những chất liệu không có sự sống tại đáy biển thềm lục địa.

Không có tàu bè nước ngoài nào được thực hiện những hoạt động như vậy nếu không có sự đồng ý của quốc gia cạnh biển.

Trong những tháng qua, Philippines và Việt Nam phúc trình một số biến cố liên hệ đến tàu của Trung Quốc trong phạm vi đặc quyền kinh tế của hai quốc gia này tại biển Đông.

Trung Quốc nói biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ nay nhưng Philippines, Việt Nam, Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng công nhận chủ quyền trên một phần biển và một số đảo nhỏ không người ở và những phần đất nổi trên mặt nước ở vùng này.

Trung Quốc phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc vào năm 1996.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=yNFGHjrRgHc&feature=player_detailpage[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

ai củng có cuộc sống riêng ai củng có nổi khổ riêng chỉ có chung 1 tiếng nói
không có gì quý hơn độc lập tự do
dù phải máu chảy đầu rơi củng không thể làm nô lệ người khác
mình là người con đất việt là dòng máu đỏ da vàng
sẳng sàn hi sinh đẻ bảo vệ đất nước
(thân)
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Sao càng đọc càng thấy tức vậy trời. Sao chính phủ mình chẳng có hành động gì đáp trả vậy, chỉ lần hộp báo đòi TQ bồi thường mới ghê bó tay luôn. Tôi yêu Việt Nam, Mong chính phủ đáp trả lũ tàu khựa
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

ủng hộ hàng Việt Nam,ko mua hàng tàu nữa,hàng tàu toàn tàu lao ko hà
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=ENOK4NRIFS8&feature=player_embedded#at=71[/YOUTB]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=RfAAEnEENvE&feature=related[/YOUTB]
 
Bên trên