Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

đả đảo...đả đảo...đả đảo chính sách vớ vẩn của Trung Quốc...
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Người Việt Nam chơi với Việt Nam không chơi với Tàu,gặp Tàu là dí :))
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa



- Lại thêm một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc trên biển Đông. Lúc 10g ngày 12-7 (giờ Việt Nam), Trung Quốc xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



Số này được chia thành hai biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á.


Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.


Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.



30 tàu cá Trung Quốc trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com

Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.


Trong diễn biến khác, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimaru cho biết Nhật Bản đã gửi thư phản đối thứ 2 đến chính quyền Bắc Kinh sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) lại phát hiện một tàu tuần tra Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku hôm 12-7.


Theo báo Japan Times, tàu Ngư chính 33001 bị phát hiện vào sáng ngày 12-7 tại đảo Kuba nằm trong lãnh hải thuộc quyền tài phán Nhật Bản. Đến giữa trưa có thêm 2 tàu khác kéo đến đây.


Khi lực lượng tuần tra Nhật Bản tra hỏi qua điện đàm về mục đích xuất hiện của tàu Ngư chính 33001 tại khu vực này thì phía tàu Trung Quốc phản hồi rằng “đang giám sát vùng biển của Trung Quốc”.


Ông Fujimaru cho biết đơn vị bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được ra lệnh “duy trì cảnh giác cao độ và tiếp tục giám sát tình hình”.


Trước đó một ngày, Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra gồm các tàu Ngư chính 35001, 204 và 202 đến gần quần đảo Senkaku ngày 11-7.
<------ Bổ sung bài viết ------->
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=ghV4pzmIWQk&feature=relatedC%E1%BA%ADp[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=x_e_fmjtQxU&feature=related[/YOUTB]​
<------ Bổ sung bài viết ------->
3 'nhát dao' chặt đứt đường lưỡi bò​


Về luật mà nói…
Chỉ nội cái việc chưa bao giờ dám thẳng thắn đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế đã cho thấy Trung Quốc tự biết họ yếu thế như thế nào trong luận điểm về chủ quyền Biển Đông. Đã là “cây ngay” thì cớ gì phải sợ “chết đứng”?! Tất cả những gì có thể “nặn ra” để bảo vệ đường lưỡi bò đều là cưỡng từ đoạt ý. Như đã biết, Trung Quốc đã “quốc tế hóa” luận thuyết “đường lưỡi bò” vài năm gần đây. Tháng 5-2009, Trung Quốc lần đầu tiên gửi kèm tấm bản đồ “đường lưỡi bò” trong lá thư đệ trình Ủy ban LHQ về ranh giới thềm lục địa (CLCS) với nội dung phản đối cách tính thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia. Ý tưởng “đường lưỡi bò” xuất hiện năm 1947 khi Trung Hoa Dân Quốc đưa ra một bản đồ với 11 vạch uốn éo tạo thành hình chữ U bao bọc gần như trọn khu vực Biển Đông. Sau khi tuyên bố độc lập năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sử dụng bản đồ trên, với sự “giản lược” bớt hai vạch (còn 9 vạch) sau năm 1953. Từ đó, cái “hình minh họa” với “đường lưỡi bò” 9 vạch bắt đầu được xem là bản đồ chính thức của Trung Quốc trong tất cả cuộc tranh luận về phân định biên giới lãnh hải tại Biển Đông với các nước khu vực. Lý lẽ tối giản của “đường lưỡi bò” là những gì nằm bên trong nó, từ các hòn đảo đến “đảo liền kề” và “vùng biển liên quan”, đương nhiên phải thuộc Trung Quốc, dù những thuật từ trên chưa bao giờ được sử dụng trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS)!
Xét về mặt luật, luận điểm “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có giá trị pháp lý quốc tế. Lori F. Damrosch, Giáo sư Công pháp quốc tế thuộc Đại học Columbia (Mỹ), đã vạch ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận riêng. Và nhận định về “đường lưỡi bò”, một trong những chuyên gia luật hàng hải hàng đầu châu Âu, Giáo sư Erik Franckx thuộc Vrie Universiteit Brussel (Bỉ), kết luận (trong một cuộc hội thảo Biển Đông tại TP HCM) rằng, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” hoàn toàn “thiếu cơ sở thuyết phục” và do đó nó sẽ “gây ra nhiều phiền toái nếu tiếp tục được xem như là một phần trong chính sách của Trung Quốc lẫn của Đài Loan”.

Và trong cuộc hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông tại Washington DC giữa năm 2011, giới nghiên cứu quốc tế tiếp tục đập bẹp cái “lý thuyết chủ quyền” bằng luận điểm đường lưỡi bò cùng những “cơ sở lịch sử của nó”. Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban thư ký ASEAN, nói: “Tôi không cho rằng UNCLOS có thể xem lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ nhận định: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS”. Rồi chuyên gia luật biển lừng danh Caitlyn Antrim, Giám đốc điều hành Ủy ban Pháp quyền đại dương Hoa Kỳ, bồi thêm: “Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó”…
Quan trọng nhất trong tất cả những điều quan trọng khi đề cập yếu tố (thiếu) cơ sở pháp lý của Trung Quốc là cái đường lưỡi bò của họ chẳng có tọa độ cụ thể gì cả. Liệu họ có thể nói chuyện một cách đứng đắn và có tư cách khi tranh luận về ranh giới chủ quyền cái mảnh đất nhà họ với người láng giềng, trong khi chẳng hề đưa ra rõ ràng và chính xác lằn ranh phân định diện tích mảnh đất mà họ đang giành, có thể nghe được như thế không? Họ chỉ tự tiện vẽ khoắng một khu vực rồi ngang ngược ngông cuồng nói nó thuộc về họ, có thể được chấp nhận sao? Liệu họ có đủ can đảm ra tòa không?
.



Về lịch sử mà nói…

Cần nhấn mạnh, tấm bản đồ đường lưỡi bò năm 1947 (có tài liệu ghi năm 1948) của Tưởng Giới Thạch là nằm trong một tập bản đồ tư nhân chứ không phải do nhà nước xuất bản. Và cần nhấn mạnh thêm rằng, những tấm bản đồ phổ biến hiện nay có vẽ đường lưỡi bò và được trưng ra làm “cơ sở lịch sử” đều được Trung Quốc phát hành từ năm 1950 trở về sau, chứ chẳng phải bản đồ cổ được in lại. Nó cho thấy rõ ràng là ngay cả việc vận dụng yếu tố lịch sử chủ quyền của Trung Quốc đã có một lỗ hổng to. Năm 1951, trong Hội nghị San Francisco, đại diện Việt Nam đã nêu rõ: “Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam… xác nhận (rằng) chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Chẳng quốc gia nào trong 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco phản bác ý kiến trên. Là vì, chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã quá rõ ràng.

Năm 1974, trong quyển Les archipels de Hoàng – Sa et de Trường – Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d’ histoire et de géographie” (Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam về lịch sử và địa lý – ảnh), nhà Nghiên cứu Võ Long Tê đã đưa ra nhiều tài liệu cổ, từThiên Nam tứ chi lộ đồ thư (có lẽ được soạn thời Chúa Trịnh); Phủ biên tạp lục của cụ Lê Quý Đôn, rồi Lịch triều Hiến Chương Loại chí của cụ Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định đại nam hội điển sử lệ,Đại Nam nhất thống chí, đến Quốc triều sử toát yếu… để chứng minh hùng hồn và xác thực rằng Hoàng Sa và Trường Sa (hai trong vô số quần đảo ở Biển Đông nằm trong cái đường lưỡi bò) là thuộc Việt Nam… Và trong luận án tiến sĩ đề tài chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa năm 2002, sử gia Nguyễn Nhã cũng nói rõ như sau:
Một là, nhà nước Việt Nam trong ba thế kỷ từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã tổ chức đội Bắc Hải đi tìm kiến hải vật ở khu vực Bắc Hải tức khu vực quần đảo Trường Sa và cả Côn Đảo, Hà Tiên cũng ở phía Nam của Đại Việt. Phủ Biên Tạp Lục (1776) của Lê Quý Đôn và rồi Đại Nam Nhất Thống Chí (khởi soạn 1848, in năm 1910) của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đều khẳng định: “Đội Bắc Hải, khiến đội Hoàng Sa kiêm quản, ra Bắc Hải, các đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật”. Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 của Lê Quý Đôn còn cho biết thêm rằng, sở dĩ nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm quản đốc đội Bắc Hải này vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi tức là những mặt hàng đồi mồi, hải ba, đôn ngư (cá heo lớn như con heo), lục quý ngư, hải sản (con đỉa biển), còn những vàng bạc và các của cải quý báu khác thì ít khi họ tìm kiếm được. Vậy là do đội Bắc Hải ít khi tìm kiếm được các sản vật quý trong đó có vàng bạc hay súng ống nên các chúa Nguyễn đã để cho cai đội Hoàng Sa kiêm quản (…).
Hai là, Trường Sa chịu sự quản lý hành chính của Quảng Ngãi. Bởi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là một. Tỉnh Bình Thuận chỉ cung cấp suất đinh cho đội Bắc Hải mà thôi. Mà chúng ta đã biết Hoàng Sa nằm trong cương vực, vùng biển của Quảng Ngãi, do Quảng Ngãi quản hạt. Đến năm 1933, quần đảo Trường Sa mới được tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) quản lý về mặt hành chính. Năm 1956, tỉnh Bà Rịa được đổi tên là Phước Tuy (Nam Bộ). Năm 1982 lại do tỉnh Phú Khánh (Trung Bộ) quản lý và trở thành một huyện đảo.
Ba là, những hoạt động liên tục, định kỳ của thủy quân từ đầu nhà Nguyễn, cụ thể bắt đầu từ năm 1816 tại quần đảo Hoàng Sa mà như ta đã biết thời kỳ này Hoàng Sa và Trường Sa là một. Đó là những việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ của thủy quân, việc cắm mốc chủ quyền, dựng bia thành lệ hàng năm đến từng hòn đảo được ghi trong sách Hội Điển triều Minh Mạng.
Bốn là, năm 1933 khi chưa có nước nào, kể cả Trung Quốc đặt vấn đề chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây. Như thế, nhân danh Vương quốc An Nam theo Hiệp ước Pháp – Việt 1874 cũng như Hiệp ước 1884, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu (…). Điều cần nói thêm là, khi chính quyền thực dân Pháp tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây vào năm 1930 đến 1933, thì cũng chưa có một quốc gia thứ ba nào đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (Spratley).
Năm là, ngoài sự sáp nhập Trường Sa về mặt hành chính của chính quyền thực dân Pháp vào cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, đất Nam Kỳ theo Hiệp ước Pháp Việt 1862, 1874. Chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã có những hành động cụ thể như xây dựng bia chủ quyền, xây dựng trạm khí tượng, trạm vô tuyến ở đảo Itu – Aba cùng trại binh ở quần đảo Trường Sa. Suốt thời gian từ năm 1927 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã thường xuyên tổ chức khảo sát hay khai thác ở quần đảo này.
Sáu là, các chính quyền ở Việt Nam có trách nhiệm quản lý vùng Biển Đông trong các thời kỳ chủ quyền bị xâm phạm cũng luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (…). Chúng ta cần lưu ý rằng, chế độ cai trị ở Nam Kỳ mà quần đảo Trường Sa được sáp nhập là chế độ thuộc địa, trực trị khác với chế độ bảo hộ ở miền Trung. Vì thế cung cách xử lý chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Pháp cũng khác với Hoàng Sa, ngoài việc nhân danh Vương quốc An Nam theo Hiệp định 1884, Pháp còn nhân danh chính quyền thực dân trực trị để chiếm hữu Trường Sa, nên đã làm thủ tục nghi thức truyền thống phương Tây. Song dù với danh nghĩa gì đi nữa thì việc sáp nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, lãnh thổ của Việt Nam là một thực tế, đã có một giá trị pháp lý quốc tế trong khi chưa có một nước thứ ba nào chiếm hữu thực sự quần đảo Trường Sa.
Bảy là, từ sau tháng 4-1956, khi quân viễn chinh Pháp rút, các chính quyền ở Nam Việt Nam quản lý Trường Sa, luôn có những hành động bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đến năm 1975, khi giải phóng miền Nam Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản, tiếp tục trấn giữ, thực thi chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên quần đảo Trường Sa. Mọi sự xâm chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc cũng như các nước khác trong các thời kỳ đã qua cũng như hiện nay đều vi phạm pháp lý quốc tế.
Phần mình, Trung Quốc đưa ra bằng chứng gì? Một trong những bằng chứng của họ là dấu vết những đồng bạc và cổ vật Trung Quốc rải rác tại Hoàng Sa – Trường Sa (cũng như một số hòn đảo khác trong Biển Đông). Rõ quá còn gì, không có người Trung Quốc đặt chân đến sống thì làm sao có những đồng xu và vật dụng Trung Hoa ở đó! Quả thật là cực kỳ thuyết phục! Hảo lý, hảo lý! Thế, liệu các cuộc khảo cổ cũng tìm thấy đồng xu Pháp hoặc Tây Ban Nha tại Thượng Hải thì Thượng Hải thuộc chủ quyền Pháp và Tây Ban Nha à? Vậy liệu Hải Nam (Trung Quốc) khai quật được tiền xu cổ của người Việt thì nên chăng Việt Nam bây giờ cũng có thể “đương nhiên” khẳng định, với “chứng cứ lịch sử không thể chối cãi”, rằng Hải Nam là của Việt Nam?


Về tính chính danh mà nói…
Bởi lập luận của họ thiếu tính pháp lý và cũng chẳng đủ bằng chứng lịch sử nên cuối cùng cái sự nhăng cuội của họ đã làm họ mất đi cái tính chính danh. Mà đã không có tính chính danh thì không đáng mặt quân tử – văn hóa triết học Trung Hoa cổ đã chỉ ra như vậy. Xin nhớ cho rằng, “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận; ngôn bất thuận tắc sự bất thành”!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

PHẢI GỌI LÀ "CƯỚP" CHỨ KHÔNG ĐƯỢC GỌI LÀ "BẮT"



000.jpg


Trí Nhân Media: Một đề nghị rất xác đáng. đồng tình với đề nghị này. Xin quí bạn đọc phổ biến
-----------
Các bạn ạ! Quân Tàu ngày càng ngang ngược, càng ngày chúng càng điên cuồng thực hiện mưu đồ muốn cướp biển Đông của ta. Dã tâm của đám quân bành trướng kia thì ai cũng đã rõ, (có thể có người không rõ!).
Báo chí nhà mình thời gian gần đây cũng đưa nhiều tin, bài liên quan đến chủ quyền biển đảo hơn, đây là điều đáng mừng. Đặc biệt là tin tức liên quan đến các hoạt động phi pháp của quân Tàu khi chúng ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh hải của ta ở HS-TS luôn được nhiều người dân quan tâm. Nhưng có một điều mình mong các anh chị phóng viên viết bài về những bà con ngư dân bị CƯỚP tàu, bị giam giữ trái pháp luật, bị đánh đập, bị đòi tiền chuộc...bởi đám quân "tàu lạ" (có người thì gọi là tàu quen) là:

Các anh chị ạ, khi đưa tin các anh chị không viết " ngư dân bị TQ BẮT tàu;...tàu của ngư dân lại bị TQ BẮT..." mà xin các anh chị hãy thay từ bắt thành từ CƯỚP. C-Ư-Ơ-P (nhớ thêm dấu) để thành CƯỚP. Nhất định là cướp chứ không phải bắt.

Mình xin mạo muội dẫn giải cái điều mà ai cũng biết như thế này: nếu có 1 hành vi phạm tội xảy ra (trên lãnh thổ VN) thì người ta hay nói cơ quan chức năng đã BẮT giữ đối tượng A, B, C...hoặc cơ quan chức năng đang tiến hành truy BẮT...nếu 1 người bình thường có hành vi "khống chế" sau đó "nhốt" 1 người khác thì người ta gọi là BẮT và giam giữ người trái pháp luật. Những kẻ giựt túi sách ngoài đường hay kẻ đột nhập nhà người khác chôm tài sản...thì người ta gọi hành vi đó là CƯỚP tài sản.

Nếu các bạn, các anh chị dùng từ BẮT thì hóa ra ngư dân nhà mình vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của ai đó nên bị chúng BẮT...mà phải dùng từ CƯỚP để nói lên rằng quân bành trướng đã vi phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật VN. Bởi vì bà con ngư dân của mình đánh bắt ngoài khơi vùng biển HS chủ quyền của Tổ quốc mình mà bị kẻ khác (đám lưu manh tàu lạ) có hành vi "KHỐNG CHẾ" + "GIAM GIỮ" + "LẤY + CHÔM" tài sản thì những hành vi này là hành vi "CƯỚP tài sản" và "GIAM GIỮ người trái pháp luật", bởi tất cả những hành vi trên xảy ra trên lãnh thổ nước VN.

Từ nay hy vọng bà con ngư dân không bị "tàu lạ" CƯỚP của, giam người, đòi tiền chuộc mạng nữa.
Sau cùng mong rằng các bạn, các anh chị hãy ủng hộ chương trình "Tấm lưới nghĩa tình" với bà con ngư dân đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

http://nguyentayninh.blogspot.com/2012/07/phai-goi-la-cuop-chu-khong-uoc-goi-la.html
Posted by TRÍ NHÂN MEDIA ngày 15.7.12
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

GOOGLE MAPS ĐÃ XOÁ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ


Kết quả kiến nghị Google Maps xóa Đường lưỡi bò


THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 18 tháng 7 năm 2012
Kết quả kiến nghị yêu cầu công ty Google xóa Đường Lưỡi Bò và tên “Trung Hoa” bên cạnh tên Hoàng Sa và Trường Sa trên Google Maps
Kính thưa quý đồng bào trên toàn thế giới:​
Cuộc vận động của chúng ta đã thành công!
Để nắm rõ tình hình, chúng tôi xin sơ lược về Google Maps. Đây là một ứng dụng và kỹ thuật về dịch vụ bản đồ trên Internet của công ty Google. Ngoài bản quốc tế bằng tiếng Anh, Google có hai phiên bản Google Maps bằng tiếng Trung Hoa. Một phiên bản có trụ sở đặt ở Hồng Kông và bản kia, gọi là Google Ditu, được đặt tại Trung Hoa lục địa.
Trước cuộc vận động, hai phiên bản tiếng Trung Hoa đều có Đường Lưỡi Bò, cả 3 phiên bản đều ghi tên Trung Hoa bên cạnh tên Hoàng Sa và Trường Sa khi truy cập tên các quần đảo này trên các dịch vụ bản đồ đó. Hiện nay, sau cuộc vận động, Google đã lắng nghe sự lên tiếng của đồng bào:
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-...gger.com/blogger.g?blogID=5224983214693072435
• Đường Lưỡi Bò đã bị xóa bỏ trên phiên bản tiếng Trung Hoa đặt ở Hồng Kông.
• Tên “Trung Hoa” đã bị xóa bỏ khi truy cập tên Hoàng Sa và Trường Sa trên tất cả các phiên bản.
• Đường Lưỡi Bò vẫn còn hiện diện trên phiên bản Google Ditu đặt tại Trung Hoa lục địa vì phiên bản này nằm trong sự kiểm soát của chính quyền Trung Hoa, theo giải thích của Google. Đó là lý do tại sao lại có hai phiên bản tiếng Trung Hoa. Xin được nhắc ở đây về xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Hoa, trong phiên bản ở Trung Hoa lục địa thì phần ranh giới tranh chấp được ghi theo sự khống chế của chính quyền Trung Hoa nhưng các phiên bản khác thì không.
Cuộc vận động thành công là nhờ sự lên tiếng của đồng bào, bloggers, các cơ quan truyền thông, và đặc biệt là một số trí thức và nhân sĩ đã gửi thư cho công ty Google trước đó.
Trân trọng kính chào và cám ơn quý vị,
Kiều Anh
Ban Điều Hành
Nguyễn Thái Học Foundation


Chúng ta hãy tiếp tục kiến nghị với Google maps để "South China Sea" trở thành chuẩn mực "East Sea"!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Trung Quốc leo thang bầu 'chủ tịch Tam Sa'
Theo Mạng Tin tức Trung Quốc, "hội đồng nhân dân khóa I" của cái gọi là "TP Tam Sa" sáng 23/7 đã tổ chức phiên họp đầu tiên tại đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một hành động mang tính chất leo thang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Tin cho biết tất cả 45 ủy viên vừa được bầu thuộc ba đoàn đại biểu Tây Sa (huyện đảo Hoàng Sa, thuộc TP. Đà Nẵng, Việt Nam), Trung Sa (tên quốc tế là bãi Macclesfield) và Nam Sa (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) đều có mặt tham dự cuộc họp trên.
Theo chương trình, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ nghiên cứu, thảo luận và thông qua báo cáo phân công công tác, dự thảo công tác bầu cử… Đáng chú ý, các đại biểu tại phiên họp lần này cũng sẽ tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Thị trưởng đầu tiên của "Tam Sa".
20120723175457_tamsa.jpg
Tòa nhà mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thuộc quyền quản lý của TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Trước đó, các cơ quan truyền thông Trung Quốc cho biết các cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử tại các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) đã đi bỏ phiếu bầu ra 45 đại biểu hội đồng nhân dân khóa I của cái gọi là "thành phố Tam Sa" do Chính phủ Trung Quốc thành lập bất chấp phản đối của dư luận.
Song song với đó, giới chức quân sự Trung Quốc cũng đã phê chuẩn việc thành lập và triển khai một đơn vị đồn trú tại cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Đây là những hành động leo thang liên tiếp, thậm chí là quân sự hóa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập BTS 3G trái phép ở Hoàng Sa
Ngày 22/7, công ty truyền thông mạng liên hợp China Unicom Hải Nam đã đưa vào hoạt động trái phép trạm thu phát sóng di động (BTS) 3G trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thông tin này được đăng tải trên nhật báo Hải Nam của Trung Quốc số ra ngày 23/7.
Hôm 19/7, cơ quan khí tượng tỉnh Hải Nam cũng thông báo đã có các thiết bị quan trắc khí tượng bằng rađa thế hệ mới trên mặt đất và trên không tại đảo Phú Lâm.
Những hành động liên tiếp này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo này. Mới đây nhất, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp của phía Trung Quốc khi thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa," làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.
Nhân vật quân sự TQ lãnh đạo Tam Sa

120723131202_fu_zhuang_304x171_chinenews_nocredit.jpg

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tam Sa xuất thân từ quân đội
Tân Hoa Xã đưa tin cuộc họp đầu tiên của 'hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa' đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7 với việc bầu ông Bố Tráng làm Chủ tịch, ông Tiêu Kiệt làm Thị trưởng thành phố.
45 thành viên Hội đồng Nhân dân, vừa được bầu lên một hôm trước đó, đã bỏ phiếu ủng hộ ông Bố, một nhân vật hoạt động lâu năm trong quân đội, làm người đứng đầu cơ quan lập pháp của thành phố cũng mới được thành lập.
Việc đưa người có kinh nghiệm quân sự lên đứng đầu thành phố tỏ ra là nhất quán với quyết định lập bộ chỉ huy và đặt quân đồn trú tại Tam Sa của chính phủ Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, ông Bố Tráng sinh tháng 1/1956, hiện đang giữ chức Phó Giám đốc cơ quan Phòng không của tỉnh Hải Nam.
Ông từng kinh qua các chức vụ: trưởng phòng quân bị Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Nam; Phó chỉ huy trưởng bộ binh quân dự bị tỉnh Hài Nam; Phó chỉ huy trưởng đoàn bộ binh số 132; Phó tham mưu trưởng Quân đoàn Hải Nam; Chỉ huy trưởng Binh đoàn Hải Khẩu và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam.
Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm các quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) hồi tháng Sáu.
Phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc vì cho rằng ‘thành phố Tam Sa’ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ đó tới nay, trong chỉ có một tháng, Trung Quốc đã cấp tập thực hiện nhiều động tác như bầu hội đồng nhân dân, thiết lập bộ chỉ huy quân sự... để khẳng định chủ quyền.
Tuyên truyền
Tàu hải giám TQ tuần tra ở Trường Sa
120723143348_maritime_surveillance_640x360_cctv_nocredit.jpg

Kênh CCTV-13 chiếu phóng sự nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền cho hoạt động tuần tra của nước này tại Biển Đông, mà Việt Nam cho là 'vi phạm chủ quyền lãnh thổ' của mình.
Cư dân mạng Việt Nam đang chuyền nhau một đoạn phóng sự chiếu hôm 22/7 trên kênh CCTV-13, tức kênh thông tin đối nội bằng tiếng Trung của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Đoàn phóng viên của CCTV đã được bố trí theo tàu hải giám số 83, được cho là tàu chủ lực của biên đội hải giám Hải Nam, để trực tiếp theo dõi đưa tin với mục đích tuyên truyền.
Điều đáng chú ý là cũng chuyến tuần tra của tàu hải giám 83 nói trên đã được phản ánh trong một phóng sự hồi đầu tháng trên kênh CCTV bằng tiếng Anh, với nội dung 'Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu Việt Nam', khiến Việt Nam phải lên tiếng bác bỏ.
Trong đoạn phóng sự mới bằng tiếng Trung, CCTV-13 mô tả chi tiết cuộc tuần tra vào lúc khoảng 10h sáng 27/6 tại khu vực Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa cũng như cuộc điện đàm giữa nhân viên hải giám Trung Quốc và phía Việt Nam.
Người phụ trách bộ đàm nói bằng tiếng Việt với phía Việt Nam và dịch lại bằng tiếng Trung cho đồng nghiệp của anh ta cũng như phóng viên có mặt trên tàu.
Có thể nghe thấy nhân viên hải giám Trung Quốc nói rõ bằng tiếng Việt: "Tàu Việt Nam, chúng tôi là tàu chấp pháp hải giám Trung Quốc 83... xin cung cấp tên gọi, số hiệu và vị trí của tàu [các] anh. Over".
Phía Việt Nam, được nói là tàu cảnh sát biển ở cách tàu Trung Quốc chừng 2,5 hải lý, trả lời gì đó không rõ. Tàu Trung Quốc nhắc lại: "Chúng tôi là tàu công vụ chính phủ Trung Quốc, chúng tôi rất tiếc về những ngôn ngữ thô lỗ và mất lịch sự của tàu anh. Tàu anh nên chú ý thân phận (?) và ngôn ngữ của mình".
Phía Việt Nam phản ứng bằng một số câu chửi về việc Trung Quốc 'quấy nhiễu hết trên bờ lẫn xuống biển' và một người tuyên bố: "Đề nghị Trung Quốc cút ngay khỏi lãnh thổ Việt Nam, không chúng tao bắn chết!".
Tàu 83 nằm trong đội tàu hải giám mà Trung Quốc đã điều từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa bắt đầu từ ngày 26/6.
Trước đó, ngày 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc trắng trợn vi phạm chủ quyền Việt Nam

vnm_2012_469167.jpg















Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo này.
(VnMedia) - Trung Quốc sáng nay (23/7) tiếp tục có những hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam khi tiến hành họp hội đồng nhân dân tại cái mà nước này gọi là “thành phố Tam Sa”. Đây là “thành phố” được thiết lập trái phép tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
45 đại biểu của của cái gọi là “Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa” đã tham dự cuộc họp đầu tiên của “Hội đồng Nhân dân Khóa I” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tin từ Tân Hoa xã cho biết, những đại biểu tham gia cuộc họp nói trên đến từ 3 nhóm, gồm đoàn đại biểu Tây Sa (thực chất là huyện đảo Hoàng Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), Trung Sa (tên quốc tế là bãi Macclesfield) và Nam Sa (thực chất là huyện đảo Trường Sa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Theo chương trình nghị sự của cuộc họp, các đại biểu tham gia cuộc họp “Hội đồng Nhân dân Khóa I” sẽ bầu chọn ra Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Thị trưởng đầu tiên của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Trước đó, hồi tháng 6, Hội đồng Nhà nước (nội các Trung Quốc) đã ngang ngược thông qua việc thành lập “thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam), Việt Nam đã lên tiếng phản đối gay gắt hành động vô lý này.
Lãnh đạo UBND Đà Nẵng và Khánh Hòa khẳng định, việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp đó.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và quyết liệt của Việt Nam cũng như sự lên án của dư luận quốc tế, mới đây, hôm 17/7, Trung Quốc lại ngang nhiên tiến hành những bước đi nhằm dựng lên một chính quyền ở cái gọi là "thành phố Tam Sa". Cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu bầu ra 45 đại biểu của cái gọi là Hội đồng Nhân dân Khóa I của “thành phố Tam Sa”. 1.100 cư dân Trung Quốc, trong đó phần lớn họ đang sinh sống bất hợp pháp ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đã tham gia cuộc bỏ phiếu này.
Trắng trợn hơn nữa, hôm 20/7, tờ Tân Hoa xã đưa tin, giới lãnh đạo quân sự trung ương của Trung Quốc vừa mới thông qua kế hoạch thành lập và triển khai một đơn vị quân đội đồn trú ở cái mà nước này gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Các nguồn tin từ Ban Chỉ huy Quân khu Quảng Châu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) hôm qua cho biết, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) đã ra lệnh cho quân khu này thành lập một đơn vị quân đội đồn trú ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Ban chỉ huy của đơn vị quân đội mới sẽ ngang cấp với ban chỉ huy của một sư đoàn và sẽ được quản lý bởi tiểu ban chỉ huy của PLA ở tỉnh Hải Nam và chính quyền của cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Nhiệm vụ của đơn vị quân đội này là chịu trách nhiệm thực hiện việc huy động binh lính và tiến hành các chiến dịch quân sự, tờ Tân Hoa xã cho hay.
Động thái mới trên của Trung Quốc tiếp tục là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Rõ ràng, trong thời gian qua, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động hiếu chiến, gây hấn, bất chấp luật pháp quốc tế và dư luận thế giới trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông. Điều này đã gây lo ngại cho không chỉ người dân thế giới mà cả người dân ở chính đất nước Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được ngay cả với chính người dân của nước này.
Mới đây, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.
Hôm 17/7, đúng ngày Trung Quốc tiến hành những bước đi nhằm dựng lên một chính quyền ở cái gọi là "thành phố Tam Sa", nhà báo Chu Phương đã cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong bài báo này, ông Chu Phương viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra ‘thành phố Tam Sa’ là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).
Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.
Trước đó, ngày 29/6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.
Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.
Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.
Việc thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.
Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ ‘thành phố Tam Sa’, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.


 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Trung quoc bối rối trước tấm bản đồ cổ.

dd0332d4c54f4eb7b168e1bff0cb4b70.jpg

Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.

Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

33c9644c9a1440aebc2437345f4e6ac6.jpg

Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.

9445f972fd5d490b80444c26ac987d2e.jpg

Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…



3f93af47d82e4ddc92379face8b8af71.jpg


Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.

0e2fd3f27e1645eba8899a816055b604.jpg



Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng.

Đủ cách “đầu độc”

Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.

e758c9e34a534b668e8d56406d4a7bbd.jpg

Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.

f0ca604d00214617b8f6ea876418843b.jpg

<------ Bổ sung bài viết ------->
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM



TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỀ CÁ VIỆT NAM


Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam


SGTT.VN - Trước thông tin Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên Biển Đông hôm 1.8 và đưa hàng chục ngàn tàu đánh cá đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tổng thư ký hội Nghề cá Trần Cao Mưu nhấn mạnh, nếu Việt Nam phản đối yếu ớt thì Trung Quốc sẽ càng lấn tới.


Việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra biển Đông là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Thưa ông, việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra Biển Đông thể hiện điều gì?

Chúng tôi gọi đó là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sao lại có chuyện kéo ào ào vào vùng biển của nước khác?

Thời gian vừa rồi, Trung Quốc có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như là đưa 30 tàu cá đến Trường Sa, nêu ý định quân sự hoá dân sự, chuẩn bị bắn đạn thật quần đảo Hoàng Sa… Tất cả các hành động đó là gây rối và đến lệnh cấm đánh bắt đơn phương hết hiệu lực vừa rồi, kéo theo 23.000 tàu cá ra Biển Đông.

Hội đã có phản ứng thế nào?

Hôm 2.8 chúng tôi đã phát đi tuyên bố của hội, kịch liệt phản đối việc Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, vi phạm các nội dung trong Tuyên bố DOC và yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động trên.

Đồng thời, hội Nghề cá cũng kêu gọi các hội viên, ngư dân cả nước yên tâm tiếp tục bám biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng biển này. Bởi nếu không có ngư dân bám biển thì không khẳng định được chủ quyền của Việt Nam, nếu không có ngư dân bám biển thì an ninh trật tự sẽ bị ảnh hưởng.

Thưa ông, ngư dân bám biển còn vì mưu sinh. Nếu các tàu cá Trung Quốc được hỗ trợ về vũ trang sẽ gây nguy hiểm cho ngư dân Việt Nam?

Việc nguy hiểm hay xảy ra cái gì đó thì chưa thể nói trước được, nhưng rõ ràng có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sản xuất của ngư dân. Một số tỉnh hội báo cáo chúng tôi về việc bị tàu Trung Quốc khống chế, lục soát tàu, đập phá tài sản, quay phim, chụp ảnh, xua đuổi ngư dân Việt Nam ra khỏi khu vực đánh bắt thuộc chủ quyền Việt Nam. Việc đó đã diễn ra nhiều lần và lặp lại, tình hình sản xuất ở biển xáo động như vậy thì an toàn tính mạng ngư dân không được bảo đảm, hiệu quả sản xuất không cao. Đó không chỉ là thiệt hại trước mắt, mà còn thiệt hại đến năng suất làm ăn lâu dài và tinh thần của họ nữa.

Việc Trung Quốc đưa số lượng tàu lớn ra Biển Đông lần này là đáng báo động. Theo ông, chúng ta cần làm gì?

Để ngư dân yên tâm hơn thì đương nhiên phải phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Nhà nước, phụ thuộc vào lực lượng và tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Nhà nước. Hội Nghề cá chỉ có thể đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để phản đối việc làm phi pháp của Trung Quốc. Đồng thời cần có các chính sách, các cơ chế hỗ trợ ngư dân yên tâm, không phải thấp thỏm, lo chạy vì bị “khách lạ” đuổi bắt ngay trên biển của mình.

Vậy hội có đề xuất chính sách cụ thể gì với Chính phủ?

Tôi cho rằng các cơ quan hữu quan phải coi trọng mặt tuyên truyền, để người dân, ngư dân hiểu rõ mưu đồ của Trung Quốc đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam. Chúng ta phải nói rõ, nói đầy đủ, chẳng hạn như vừa rồi có các chứng cứ lịch sử chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt, đầu năm 2013 luật Biển của Việt Nam sẽ có hiệu lực thì trước đó phải tuyên truyền sâu rộng để ngư dân chấp hành nghiêm, không vi phạm, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung trên biển. Ngư dân cần hiểu chủ quyền của mình ở đâu, đến đâu và cần giữ như thế nào.
Chúng ta phải có cơ chế, chính sách tổ chức đoàn đội cho ngư dân, cùng hợp tác ngoài khơi, hỗ trợ nhau khi có thiên tai, hoạn nạn. Nhà nước cũng cần có biện pháp mạnh mẽ hơn như là hải quân, cảnh sát biển... phải có tàu hỗ trợ ngư dân.

Vì sao đến nay lực lượng hải quân, cảnh sát biển hay kiểm ngư vẫn chưa có tàu đi theo ngư dân?

Câu chuyện kiểm ngư đã đưa ra hơn một năm nay mà vẫn chưa thành lập được. Và khi thành lập ra thì hiệu quả thế nào cũng là vấn đề.

Ông có lo ngại sắp tới Trung Quốc tiếp diễn việc đưa tàu cá ồ ạt ra Biển Đông?

Tôi tin rằng nếu chúng ta yếu thì họ sẽ mạnh hơn, nếu chúng ta mạnh thì họ yếu đi. Nếu chúng ta không phản đối mạnh mẽ thì họ sẽ lấn tới.
Việt Anh (thực hiện)


Tuyên bố của hội Nghề cá Việt Nam


Chủ tịch hội Nghề cá Việt Nam Trần Việt Thắng đã ký văn bản tuyên bố của hội. Nội dung của tuyến bố khẳng định: Thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và gần đây khi Lệnh cấm biển đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực (1.8.2012) thì hàng chục ngàn tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc đã vi phạm Công ước luật biển năm 1982 và những nội dung trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). Yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động trên.

Hội Nghề cá Việt Nam kêu gọi hội viên, ngư dân cả nước yên tâm bám biển, sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Kính đề nghị các cơ quan chức năng cần tiếp tục có biện pháp hữu hiệu mạnh mẽ hơn phản đối việc làm phi pháp trên của Trung Quốc, đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ảnh: quân Trung Quốc chiếm đóng Đá Chữ Thập, Trường Sa


GDVN - Trong bối cảnh Biển Đông đang trở nên căng thẳng sau hàng loạt động thái leo thang từ phía Bắc Kinh, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa tin, đăng ảnh tuyên truyền sai sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhằm vạch trần âm mưu thâm độc muốn chiếm biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh, xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt ảnh chụp hoạt động của quân Trung Quốc trên các bãi đá chiếm đóng trái phép ngoài Trường Sa mà Bắc Kinh đang ra sức tuyên truyền.


Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa đầu năm 1988, Trung Quốc đã lập tức cho xây dựng công sự kiên cố để đóng quân chốt giữ trái phép lâu dài. Ngày nay, Đá Chữ Thập là nơi quân Trung Quốc đặt sở chỉ huy đầu não của lực lượng quân sự chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.


Quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập, nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng chiếm đóng một số bãi đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam


Công sự kiên cố quân Trung Quốc xây trộm trên Đá Chữ Thập sau khi chiếm đóng phi pháp bằng vũ lực.


Những hình ảnh như thế này được truyền thông nhà nước Trung Quốc khai thác tối đa để tuyên truyền bóp méo về cái gọi là "bảo vệ chủ quyền Nam Sa". Nhân dân nhật báo, 2006.


Hình ảnh mới nhất về hệ thống công sự, cơ sở hạ tầng hiện đại quân Trung Quốc vừa tăng cường trên Đá Chữ Thập. Ảnh PV Tân Hoa Xã chụp tháng 7/2012.


30 tàu cá Trung Quốc khi ra Trường Sa thăm dò và đánh bắt trái phép cũng tranh thủ rẽ qua Đá Chữ Thập cho các phóng viên đi cùng chụp ảnh tuyên truyền bóp méo về cái gọi là "chủ quyền Nam Sa".


Tàu cá chở phóng viên Trung Quốc chụp ảnh căn cứ Đá Chữ Thập.​


30 tàu cá Trung Quốc diễu qua Đá Chữ Thập.​


Một góc doanh trại quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Đá Chữ Thập được tờ Nhân dân nhật báo sử dụng tuyên truyền cho ý đồ thâm hiểm độc chiếm biển Đông.

Quân Trung Quốc trồng rau, tăng gia thêm trên Đá Chữ Thập chiếm đóng trái phép.​


Sân tập thể thao cho lính Trung Quốc ngay tấm bia phi pháp đặt trên Đá Chữ Thập mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Thử Tiêu.

Lính Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập chào cờ đầu tuần.​

Cầu tàu quân Trung Quốc xây trái phép trên Đá Chữ Thập.​


Hồng Thủy



TỰ NGUYỆN II
Ta thà làm cỏ cây, một loài rau độc
Chúng bay ăn, chết sạch, lũ xâm lăng
Là máy bay, ta liều mình đâm bổ
Nổ vang rền, lũ chúng bay phơi xác
Yêu hoà bình, ta làm loài...ác điểu !
Mổ chúng bay, không cón mắt bắn ngư dân (VN)
Nếu là bom, ta sẽ là bom nhiệt-hạch
Cho đảo kia chìm xuống đáy đại dương
Không cho bay, một tấc đất làm mồ
Mộ chúng bay, lòng đại dương, ruột cá
Của chúng tao: biển cả, đảo thiêng liêng​
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

a e oi hay tay chay hag trung quoc di.hay dung hang viet cac ban a
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Một cá nhân tuy nhỏ bé nhưng tất cả chúng ta hãy đoàn kết, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng ắt chúng ta sẽ có sức mạnh, sức mạnh đó sẽ đủ để chúng ta bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đủ để đập tan mọi âm đen tối của các thế lực thù địch.
VIỆT NAM MUÔN NĂM
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

"Viet nam cuoi rong di trong gio.Trung quoc cuoi cho duoi theo sau.Thai lan hoi Trung quoc di dau.Trung quoc tra loi la di hau Viet Nam"
<------ Bổ sung bài viết ------->
bien la que huong ,dao la nha cua viet nam
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

up cho topic lên nào mọi người ời. Việt Nam Muôn Năm :D !!! Hãy Cùng Nhau Đồng Tâm Hợp Lực Bảo Vệ Đất Nước Thân Yêu :D !!!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Trung Quốc tăng tốc xây thành phố Tam Sa

01.10.2012
Trung Quốc tiếp tục các hành động đơn phương ở quần đảo Hoàng Sa trong lúc vẫn kêu gọi Việt Nam và các nước ASEAN tự chế, tránh hành động đơn phương có thể làm phức tạp hay quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.

Chính quyền thành phố Tam Sa ngày 29/9 bắt đầu vạch kế hoạch phát triển 4 dự án cơ sở hạ tầng và một chương trình nhà ở trong lúc gia tốc xây dựng thành phố đảo mà Trung Quốc mới thành lập trong khu vực quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp trên Biển Đông.

Tân Hoa xã cho hay các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng đường sá, hệ thống cấp-thoát nước trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm, nơi Bắc Kinh đặt trụ sở chính quyền thành phố Tam Sa.

Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ sửa chữa hoặc xây mới 7 con đường với tổng chiều dài 5 cây số để nâng cấp giao thông cho đảo và xây nhà máy khử muối xử lý 1.000 mét khối nước biển mỗi ngày để đảm bảo nguồn cung ứng nước ngọt trên đảo.

Ngoài ra, các dự án mới còn bao gồm việc xây dựng đường giao thông vận tải nối kết các đảo, một bến tàu, và phát triển đảo Cây.

Hôm 29/9, thị trưởng thành phố Tam Sa cũng loan báo bắt đầu triển khai một chương trình xây dựng nhà ở với tổng vốn đầu tư trên 2,9 triệu đô la.

Trong tháng đầu sau khi chính thức thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm hôm 24/7 để quản lý hành chính ba quần đảo và các vùng biển xung quanh bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc đã nhanh chóng khởi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải, nước thải và cho lập hai doanh nghiệp về xây dựng và du lịch đầu tiên ở Tam Sa.

Những động thái dồn dập của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa diễn ra giữa lúc Bắc Kinh vẫn lặp đi lặp lại nhất trí thực thi sự đồng thuận mà lãnh đạo Việt-Trung đạt được về vấn đề Biển Đông nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền qua các cuộc thương lượng và đối thoại.

Lời kêu gọi này mới được nhắc lại trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam với Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, hôm 20/9 tại thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) khi ông Dũng sang dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc lần thứ 9.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo của ASEAN dịp này, Phó Chủ tịch Trung Quốc đã trấn an các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông rằng Bắc Kinh không bao giờ tìm cách dành bá quyền hay xử sự theo kiểu bá quyền vì Bắc Kinh hiểu rõ giá trị của hòa bình.

Nguồn: GMA News, Xinhua, Philippines Department of Foreign Affairs, Rappler.com


Thành phố Tam Sa được thiết lập trên một hòn đảo mà Việt Nam và Ðài Loan cùng tuyên bố chủ quyền

<------ Bổ sung bài viết ------->
80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc

01.10.2012
Một người Việt ở Mỹ sưu tập 80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa cho thấy Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ) nói về bộ sưu tập của ông:

“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”

Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
​​
Ông Thắng Trần nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.

Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ông Thắng Trần đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.

Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, phát biểu:

“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”

Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam ở địa chỉ ivce.org.



Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ). Ảnh chụp ông Thắng với sách toàn đồ 1933 tại tiệm bán đồ cổ, New York

<------ Bổ sung bài viết ------->
Chinese territory in the World map

thang.jpg


“As Vietnamese, we all have the obligation to preserve our country as well as to take part in shaping the future of Vietnamese society”.
I would like to share with you about my 80 maps collection during 1626 – 1980 which were published in England, America, France,
Germany, Canada, Scotland, etc… The dimension of maps varies from 8” x 10” (20cm x 25cm) to 24” x 30” (60cm x 75cm).
All 80 maps indicate that the frontier of Southern China is Nam Hai island.
During my collecting of antique maps, I found two Postal Atlas Map of China books which were published by Directorate General of Posts,
Ministry of Transportation – Republic of China in 1919 & 1933 and one Atlas of The Chinese Empire book which was published by
China Inland Mission in 1909. The atlas edition in 1909 consists 23 maps, the atlas edition in 1919 consists 49 maps, and the atlas edition
in 1933 consists 29 maps. The dimension of the book is 24.5” x 15” x 1.5”, and the maps is 22” x 27” (55cm x 70cm).
All three books do not list Paracel and Spratly in the map and index page.
Recently, China established the local government and built the army base on Woody island in Spratly.
Vietnam claims Woody Island belongs to Vietnamese territorial sea.
I am going to donate all maps to Da Nang Institute for Socio-Economic Development as they have been studying Paracel and Spratly.
I would like to thank for Nguyen Quang Binh (director "The Floating Life”), Ngoc Cat (HCMC), Nguyen Nam An (HCMC),
Duong Thanh Son (HCMC), Vu Minh Tuan (Hanoi), Bui Tuong Anh (Hanoi), Luong Van Thang (Hanoi), Pham Thi Huyen Co (Hanoi),
Trinh Bich Thao (Hanoi), Ngo Viet (Washington DC), Ngo Triet (California) for their generosity to this map collection project.
Best,
Thang Tran, [email protected]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Đáng khinh hơn tất cả
Bao học vị thông minh
Học thành tài Âu-Mỹ
Cái Nôi sinh Nhân bản
Cái Nôi sinh Nhân quyền
Cái Nôi sinh Nhân vị
Cái Nôi sinh Dânchủ
Cái Nôi sinh Tự do
Cái Nôi sinh Lý thuyết
Cái Nôi sinh Khoa học
Cái Nôi sinh Âm nhạc
Cái Nôi sinh Kỹ thuật
Lại phớt lờ như không
Nhìn hiện tình Tổ Quốc
Giặc truyền kiếp Biển Đông
Mà hững hờ vô cảm ? !
Vẫn thờ ơ vô tâm ? !
Sống như là đã Chết ! ! !
Một thây ma giữa đời
Một xác chết đang đi
Bộ xương khô đang sống
Như ác quỷ địa đàng
Sống chết mặc Quê Mẹ
Chẳng nghĩ đến Quê Cha
*

Vì sao Em vô cảm ?
Quả tệ hơn làm ác
Tại sao Anh vô tình ?
Quả tệ hơn giết nguời
Vì sao Chú vô tâm ?
Quả tệ hơn tội phạm
Lãnh đạm nhìn phớt lờ
Với ma quỷ sa tăng
Thờ ơ như lẽ sống
Đang đa số số đông
Chỉ biết sống vì mình
Không bày tỏ thái độ ?
Trái Tim Em chết rồi
Tôi thật buồn xót xa !
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ đầu tiên của "Thành phố Tam Sa" ngoài Biển Đông


Trọng Nghĩa (RFI) - Kể từ hôm nay, 24/11/2012, các hiệu sách lớn tại Trung Quốc bắt đầu bày bán bản đồ của thực thể mà họ gọi là thành phố Tam Sa. Đây đơn vị hành chánh mà Bắc Kinh mới thành lập, để cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 - cũng bị Đài Loan đòi chủ quyền - và quần đảo Trường Sa hiện tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.



Tờ Nhân dân Nhật báo, trích tin từ Tân Hoa Xã, cho biết đây là tấm bản đồ đầu tiên cung cấp các thông tin địa chất của thành phố Tam Sa và các đảo ở Biển Đông một cách toàn diện, chính xác và cụ thể.





Ảnh minh họa (DR) Do một đơn vị chuyên trách của quân đội Trung Quốc thực hiện, và được Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc phê duyệt, bản đồ bao gồm các hình ảnh vệ tinh, các không ảnh, bản đồ hình thể và bản đồ hành chính của thành phố và các đảo, xuất bản với tỷ lệ xích từ 1:30.000.000 đến 1:360.000.


Theo truyền thông Trung Quốc thì bản đồ này nhấn mạnh đến đảo Vĩnh Hưng, nơi đặt trụ sở chinh quyền thành phố Tam Sa, cũng như là 38 đảo chính và bãi đá trong vùng. Đảo này, tên quốc tế là Woody Island - Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm - là đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974, và từ đó đến nay không ngừng tìm cách áp đặt tình trạng đã rồi do chính họ tạo nên.


Việc công bố bản đồ Tam Sa là hành vi mới nhất theo chiếu hướng cưỡng đoạt đó, nối tiếp theo các hành động như là cho thành lập cơ quan hành chính, bầu người vào cơ quan này, thậm chí đặt đơn vị quân đội đồn trú ngay tại đấy. Không những thế, Bắc Kinh còn xúc tiến việc xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa.


Đây cũng là một hành động khiêu khích mới sau khi Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu điện tử mới có in hình đường lưỡi bò thể hiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

có biết thì cũng chả làm đc gì, cả khối chuyện rành rành ra đó còn chưa giải quyết đc, nói gì đến cái quần đảo xa xôi, haizzzz
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

'Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02'

Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu cá Trung Quốc xâm hại, gây đứt cáp thu nổ địa chấn.

Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PV: Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?

slide0004_image002-fd753.jpg


Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
PV: Xin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?

Cat_cap003-fd753.jpg


Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Cat_cap004-fd753.jpg


PV: Vậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.
slide0005_image003-fd753.jpg
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn ông.

Theo Tiến Dũng
Petrotimes

Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02
slide0004_image002-fd753.jpg
10 5 1
 
Bên trên