Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hoa Bất Tử


Cao tay lên! Ta, loài Hoa Bất Tử
Cắt lìa cành vẫn sống mãi thiên thu
Rực nắng trưa, hay bão tố mịt mù
Vẫn bừng nở - nhân dáng hồn dân tộc

Vung tay lên, nghĩa là: Không khuất phục
Ngẩng cao đầu với tiếng thét: Trường Sa
Một tất đảo khơi, một thước biển nhà
Là xương máu của Rồng Tiên Âu Lạc

Cao tay lên nghĩa là: Không khiếp nhược
Nghĩa là không: không thể “mộng chư hầu”
Nghĩa là không: không làm kiếp ngựa trâu
Ta: Con cháu dòng Trưng Vương - Triệu Ẩu

Mãi là hoa - Ta thề: Hoa Bất Tử
Trải sóng cồn trăm vạn đóa thành chông
Như Bạch Đằng Giang – thủy huyết lưu hồng
Cho Tổ Quốc, Sinh – ta – Hoa Bất Tử

Traitimxanh-sig.png
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Sông núi nước Nam Vua Nam ở
Rành rành định mệnh ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!​
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

AHnlzSifQlu_china-military.jpg

Chỉ được cái mồm la to hù dọa , thùng rỗng kêu to, rung cây nhát khỉ , cứ đánh VN đi thì sẽ biết ?! Ruộng đồng VN khô cằn vì Bô Xít, đang cần phân bón cho lúa mạ được xanh tươi ! 13 gò Đống Đa năm nào ở Hà Nội còn chưa tởn ?!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

hát hiện móng tay, tóc trong viên nang “thịt người”
(Dân trí) - Bộ Y tế Trung Quốc đã gấp rút mở cuộc điều tra sau khi đài truyền hình SBS-Hàn Quốc đưa tin nước này đang nhập từ Trung Quốc 1 loại thuốc làm nhau thai, thai chết lưu… với kết quả xét nghiệm cho thấy có cả tóc và móng tay trong viên nang.
>> Nhau thai khô mua dễ như... rau

Phóng sự kinh hoàng tại Hàn Quốc



Ngày 8/8, “Thời báo Hoàn Cầu" và một số tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc đưa tin một số người Hàn Quốc đang lo lắng về thực phẩm chức năng có nguồn gốc Trung Quốc. Trước đó 2 ngày, đài truyền hình SBS - một trong 3 đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc đã phát đi phóng sự “ viên nang thịt người” có nguồn gốc sản xuất từ tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc, gây rúng động xã hội.

Viên nang chứa chất bột có ADN trùng 99,7% ADN người
Trong chương trình “Sự thật trần trụi - chân tướng của viên nang ‘thịt người’”, hình ảnh phóng viên SBS đến Trung Quốc, theo dõi và phát hiện một số bệnh viện Trung Quốc bán và chế biến thai chết lưu thành viên nang “ thịt người” và một số “viên nang thịt người” đã được người Hàn Quốc sử dụng. Và “viên nang thịt người” có giá bán khá đắt tại Hàn Quốc do được quảng cáo là có tác dụng thần kỳ.



... và móng, tóc tay người

Phóng sự trích dẫn cho biết loại viên nang này chủ yếu được chuyển sang Hàn Quốc qua những người dân tộc Triều Tiên (người gốc Triều Tiên có thể nói được tiếng Hàn, nhưng giờ là một trong số người dân tộc thiếu số của Trung Quốc) sống chủ yếu tại Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang - Trung Quốc. Để chứng minh được tính chính xác của phóng sự, các phóng viên sau đó đã đưa những viên nang này đến xét nghiệm tại văn phòng Hải quan Quốc gia và viện điều tra khoa học ở Hàn Quốc. Kết quả cho thấy, chúng có ADN trùng khớp đến 99,7% với cơ thể con người. Các nhà khoa học thậm chí còn trích ra được các mẫu móng tay, tóc trong viên nang và xác định được giới tính của đứa bé. 



Tóc và mẩu móng tay tìm thấy trong bột thuốc được phóng đại


Trung Quốc mở cuộc điều tra khẩn cấp



Bộ Y tế Trung Quốc đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra khẩn cấp và bày tỏ sự phản đối nếu việc làm này là có thật. Ông Đặng Hải Hoa (Deng Hai Hua), phát ngôn viên của Bộ Y tế Trung Quốc nhấn mạnh: “Chúng tôi đã yêu cầu Sở Y tế và các cơ quan hành chính khẩn trương điều tra sự việc. Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về xử lý thi thể của trẻ sơ sinh, bào thai và nhau thai. Chúng tôi cũng kiên quyết phản đối việc buôn bán nội tạng hoặc các bộ phận cơ thể con người”.



Theo thông tin điều tra mới nhất, chuyên gia của sở y tế khu tự trị dân tộc Triều Tiên- tỉnh Cát Lâm xác nhận với phóng viên báo Tin tức kinh tế hàng ngày (Trung Quốc) rằng: các nhân viên sở y tế của tỉnh Cát Lâm đang tiến hành điều tra khu biên giới, hiện vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, dựa vào kết quả tình hình điều tra hiện tại thì cơ bản đã bài trừ “ viên nang thịt người” được sản xuất ở vùng biên giới, thậm chí là không phải sản xuất ở vùng Cát Lâm như đài truyền hình SBS đã đăng tải mà có thể được sản xuất ở một vùng khác.



Ở một số forum của Trung Quốc, rất nhiều độc giả phản ánh là sau khi xem xong chương trình phóng sự “viên nang thịt người” của Hàn quốc, họ đều nhìn thấy trong chương trình có biển số xe của tỉnh Sơn Đông, tuy nhiên đối với việc “viên nang thịt người” có được sản xuất ở Sơn Đông hay không thì đến giờ vẫn chưa được nhân viên điều tra xác nhận chính thức.



Hiện tại Bộ Y tế Trung Quốc đang gấp rút điều tra sự kiện này, hi vọng sẽ sớm có kết quả hợp lý để “ trấn an” dư luận và công chúng.



Dương Hằng

Tổng hợp từ xinhua, sohu, 163, cctv
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Cập Nhật Tin Tức & Hình Ảnh Quân Đội TC Tập Kết Tại Quảng Tây


Theo nhiều nguồn tin của các bloggers Trung Cộng cho biết rằng tính đến nay quân lực tập kết tại Quảng Tây là 550.000 quân đang án binh bất động. Đồng thời cũng khẳng định BTBQP Lương Quang Liệt đã lên tiếng động viên chuẩn bị khai chiến trên toàn tuyến biên giới Trung-Việt .
Mặt khác, theo các thông tin từ Nhật Bản vào ngày 8/8/2011, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đã lên đường sang Ấn Độ cầu viện quân sự và hứa dùng cảng Cam Ranh-Nha Trang cho quân đội Ấn Độ trú đóng vĩnh viễn.
Tại sao không phải là Mỹ ? Theo nhà nghiên cứu Mã Gia Lực của "Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Trung Quốc" thì trong tình hình hiện tại, láng giềng gần có đủ khả năng giúp Việt Nam chống lại Trung Cộng chính là lực lượng quân sự Ấn Độ trong khi Việt Nam vẫn còn xem Mỹ là thù nghịch. Ấn Độ là một quốc gia đang cạnh tranh phát triển quân sự bên cạnh Trung Cộng và có những đường biên giới lục địa với Trung Cộng có thể bùng nổ xung đột bất cứ lúc nào . Sự cầu viện của Việt Nam đã nhận được lời chấp thuận hoan hỉ của chính phủ Ấn Độ, chỉ vì đây là cơ hội ngàn vàng để Ấn Độ phát triển quân sự ra biển Đông .


13456997.jpg


Bộ Trưởng BQPTC Lương Quang Liệt sẽ là người kế nhiệm Hứa Thế Hữu trên mặt trận biên giới lục địa Trung-Việt:

15495502_6.jpg


Lời kêu gọi động viên khai chiến biên giới Trung-Việt của Lương Quang Liệt đang truyền tải trên mạng TC:

2011080119581096.jpg


Các hình ảnh cập nhật tại Quảng Tây:

wol_error.gif
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x1000.
20110809070808654.jpg


102034K17-3.jpg


15495502_5.jpg


1312684070559_000.jpg


Lực lượng Hải quân đổ bộ lên đảo Hải Nam:

3a8a9894356c16a478d4dd28aed20a52.jpg
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=zYTCb2LuF08&feature=player_embedded#at=11[/YOUTB]​

HY SINH TẤT CẢ CHO TỔ QUỐC VIỆT NAM
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Answer the Call of our country
We answer the call of our country
Our country is in danger
We will sacrifice our lives fight
We swear to sacrifice our lives to protect our country
Here are millions of hearts
here are millions of minds
with the same Vietnamese bloodline
Never one submitted to foreign invasions in 4000 years
Determined to protect our territories every inch of land , every plant , every city , every street and every seasbore our motherland
Our country is in danger
We voluntarily dedicate our live to fight
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Mấy cái hình trên là sản phẩm của đồ hoạ mà chú, nhìn cái cảnh quân khựa sợ bộ đội ta chạy lung tung vui mắt quá !!!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Mùa hè các bác ăn nhậu bia bọt xin lưu ý

Mực giả từ Trung Quốc
Năm ngoái, người tiêu dùng được phen khiếp vía vì trên thị trường xuất hiện loại mực được nghi làm từ cao su. Năm nay, mực khô giả xuất hiện trở lại.

Tháng 4-2010, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hải Phòng) đã lấy mẫu mực xé bị thu giữ gửi đi giám định. Kết quả cho thấy loại mực khô xé trong lô hàng bị bắt giữ trước đó không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm VN của Viện Dinh dưỡng.

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Sắn, Phó trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng, cho biết: “Chúng tôi được cơ quan chuyên môn trả lời mẫu giám định mực khô xé mà chúng tôi thu giữ không phải là mực khô tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa biết loại mực xé đó được làm từ chất gì, bởi lẽ cơ quan giám định giải thích muốn biết điều này phải cần kinh phí lớn và có thêm nhiều thời gian”.

Bà Sắn cũng cho biết: “Chúng tôi cũng đã đốt thử để đối chứng: mực khô nguyên con thường cháy xun từ ngoài vào, nếu phủi phần than đen đi vẫn có thể ăn được. Nhưng loại mực chúng tôi thu giữ khi đốt gần như cháy thành than luôn, khói có mùi rất khét, hệt như khi đốt vải may quần áo”.


1313566735mucgia1.jpg



Mực thật là loại mực có râu xoắn, thân mực gắn chặt với râu không phải gắn hờ bằng keo, có vị tanh nhiều khi ngửi

Theo khảo sát của PV thì loại mực này vẫn tồn tại ở Hà Nội.

Tại chợ Đồng Xuân, trong vai người muốn mua mực khô giá rẻ về để bán vỉa hẻ. Một phụ nữ bán hàng khoảng 50 tuổi cho biết: “Ở đây chỉ có mực xé là mực Trung Quốc, giá rẻ hơn mực nguyên con có giá từ 150.000 -170.000 đồng/kg. Loại đó hay được các chủ hàng nhậu vỉa hè mua về để bán, chỉ cần một nắm nhỏ bán với giá 30.000 đồng/đĩa là lãi lắm rồi”.

Nhiều quầy hàng khác cũng đon đả mời chúng tôi mua loại mực xé ăn sẵn. Theo lời một nhân viên bán hàng tại chợ Đồng Xuân, đây là loại mực đã được hấp chế biến và tẩm ướp thêm gia vị.

Với giá bán từ 150.000 đồng – 170.000 đồng/kg, loại mực này thường được bán cho các hàng vỉa hè để phục vụ khách nhậu. Qua quan sát bằng mắt thường, loại mực xé này được đựng trong túi nilon không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hạn dùng… . Trên túi mực chỉ có một tấm bìa cứng ghi bằng chữ viết tay “Mực xé” hay “Mực xé ăn liền”.

Ngoài ra, vị tanh của mực rất ít, màu sắc của loại mực xé gồm trắng xen hồng hoặc trắng xen đỏ. Còn sợi mực khá bở và mềm. Nếu đưa sợi mực xé lên mũi, thì hương vị không được thơm.

Bình thường, mức giá bán mỗi kg mực xé ngon có giá không dưới 350.000 đồng/kg, nhưng loại mực xé ăn liền lại có giá chỉ bằng một nửa. Khi chúng tôi tỏ vẻ nghi ngại về chất lượng mực, người bán hàng này cau có: “Mua thì mua không mua thì thôi, ở đây hỏi là mua, không mua thì đừng hỏi, mất thời gian lắm”.

1313566735mucgia2.jpg


Mực xé không có nhãn mác, màu đỏ xen trắng hoặc hồng xen trắng

Với những loại mực khô nguyên con, giá bán không hề rẻ, dao động từ 400.000 đồng/kg đến 600.000 đồng/kg. Theo quan sát của PV, các loại mực được bán ở đây đều có mùi tanh, râu xoăn, thân mềm và đặc biệt râu và thân liền nhau không có dấu hiệu được dán vào.

Thế nhưng, điều đáng nói là các loại mực dù kích thước nào cũng chỉ được đóng trong túi ni lông không có nhãn mác ghi nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng cũng như tên loại mực. Giá bán không được niêm yết, người bán cứ nhìn mặt hét giá. Cùng một loại mực to bằng 2 bàn tay, nhưng có nơi bán 450.000 đồng/kg hoặc 500.000 đồng/kg, thậm chí không ít cửa hàng bán với giá 600.000 đồng/kg.

Anh Thủy (chủ hàng đồ khô tại chợ Đồng Xuân) cho biết: “Mực ở đây được nhập về từ các tỉnh miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An… không có ai bán loại mực nào giá dưới 300.000 đồng/kg, chứ đừng nói đến 200.000 đồng/kg”.

Không chỉ có chợ Đồng Xuân, mà một loạt các chợ khác như: Nghĩa Tân, Mỹ Đình, Đồng Tâm, Đồng Xa... đều không có bán loại mực nào rẻ tiền hơn 400.000 đồng/kg.

Chị Vinh, một tiểu thương bán hàng khô cho hay: "Khách hàng họ chuộng rẻ, nhưng rẻ quá họ cũng không mua đâu, vì sợ mực trôi nổi. Mối quen của chị cũng chỉ có nhưng loại mực đảm bảo khách mới an tâm".

Đối với mực nguyên con giả, qua tìm hiểu của PV tại các chợ: Đồng Xuân, Nghĩa Tân, Mỹ Đình, Đồng Tâm... đều không thấy xuất hiện loại mực có râu thẳng, râu được dán vào thân mực bằng keo, giá bán rẻ như trường hợp khách hàng Hải Phòng đã gặp phải.

Tại các chợ như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hòa Hưng (Q.10), Bàn Cờ (Q.3)…các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này cho biết, qua báo chí có thấy thông tin xuất hiện trên thị trường loại khô mực giả, ăn dai như cao su, nhưng nhiều hộ kinh doanh đều khẳng định rằng vẫn chưa thấy thấy xuất hiện mặt hàng này.

Còn tại các quán nhậu, trước thông tin này, dường như các “đệ tử lưu linh” vẫn không quan tâm lắm đến mực giả. Tại quán nhậu Minh Sương ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tối 16-8, anh Minh Tuấn (ngụ tại Q.10) chia sẻ với PV: “Thực sự tôi nghĩ rằng loại mực này chắc chỉ có ở những thành phố biển thôi. Tôi vẫn thường ngồi với bạn bè ở đây, và cũng chưa nghe ai nói gì về thông tin này…”

Lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng đã nói rằng, qua tiến hành kiểm tra sơ bộ ban đầu, hiện vẫn chưa phát hiện thấy có loại khô mực giả này có mặt ở TP.HCM. Nếu trong thời gian tới có phát hiện, ngành Y tế TP chắc chắn sẽ phải lấy mẫu đi kiểm nghiệm, xem xét các chỉ tiêu về hóa học, chất xơ, chất đạm…xem có đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn đề ra hay không.

Trao đổi với PV, Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến, Chi Cục Trưởng Chi cục ATVSTP TP. Đà Nẵng cho biết: “Mặc dù chưa có chỉ đạo cụ thể của Cục ATVSTP và ngành y tế TP về việc kiểm tra đối với sản phẩm mực cao su trong thời gian qua, nhưng Chi cục ATVSTP TP Đà Nẵng đã tiến hành theo dõi kiểm tra đối với mặt hàng này trong suốt thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng chưa phát hiện mực cao su cũng như các sản phẩm liên quan giả mực khô bày bán trên địa bàn.

Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng như chợ Hàn, Chợ Cồn, chợ Đống Đa...hoàn toàn không phát hiện sản phẩm mực cao su như đã xuất hiện tại 1 số địa phương khác trong thời gian qua.

Chị Ty, kinh doanh sản phẩm hải sản khô tại chợ Hàn cho biết, chị chỉ mới nghe chứ hoàn toàn không biết và không thấy đối với loại sản phẩm này. Hơn nữa, Đà Nẵng là thành phố du lịch, nên chúng tôi ý thức được vấn đề này và hoàn toàn không chấp nhận kinh doanh như vậy. Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp kinh doanh đối với sản phẩm này nhằm trả lại uy tín cho sản phẩm mực khô Việt Nam.

Nguồn 24h.com
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tàu cá Quảng Bình bị Trung Quốc bắt
Cập nhật: 05:04 GMT - thứ hai, 22 tháng 8, 2011



110822050257_fishing_boats_304x171_internet_nocredit.jpg
Nhiều tàu cá Quảng Bình hoạt động trong vùng đánh cá chung


Một tàu cá của tỉnh Quảng Bình với năm ngư dân bị Trung Quốc bắt hôm 08/08 ở khu vực đánh cá chung gần đảo Hải Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, xác nhận với BBC rằng tàu cá số hiệu QB 1825TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu, đã bị bắt hai tuần trước.
Ông cho hay vị trí tàu cá của ông Thạnh khi bị bắt là vào khoảng tọa độ 17°50’ vĩ độ bắc, 109°20’ kinh độ đông, trong khu vực thống nhất là vùng đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Bà con Quảng Bình vẫn thường xuyên đánh bắt ở đó, nhưng lần này là lần đầu tiên có tàu của địa phương này bị Trung Quốc bắt."
Ông Hiếu nói chính quyền địa phương ngay lập tức đã thông báo lên Sở Ngoại vụ và sở này cũng đã làm công văn lên Cục Lãnh sự để nhờ giải quyết.
"Thẩm quyền lớn quá, xã chúng tôi không thể tự giải quyết được nên đành trông chờ Trung ương."
Đòi tiền chuộc


Được biết thân nhân của chủ tàu Nguyễn Văn Thạnh đã nhận được điện thoại đòi tiền chuộc từ phía Trung Quốc, với số tiền trên 6.000 đôla Mỹ.
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu nói với BBC: "Số tiền này đối với ngư dân quá lớn, vì thuyền của ông Thạnh là thuyền câu nhỏ, dưới 90CV và chỉ có 5 người."
Ông cho hay cả chính quyền xã lẫn gia đình ông Thạnh hiện chỉ biết "trông chờ vào chính phủ".
Báo Việt Nam trong khi đó nêu danh các thuyền viên trên tàu của ông Nguyễn Văn Thạnh là Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, Hồ Văn Tịnh và Nguyễn Văn Hạnh.
Hiện chưa rõ lý do tại sao Trung Quốc bắt tàu và đòi tiền chuộc, khi các ngư dân đang hoạt động trong vùng đánh cá chung.
Lệnh cấm đánh bắt tại các vùng biển mà Trung Quốc tự nhận quyền quản lý cũng đã kết thúc ngày 01/08.
Vịnh Bắc Bộ rộng 128.000 cây số vuông được chia giữa Trung Quốc và Việt Nam theo một hiệp định ký từ năm 2000. Trong đó, có khu vực đánh cá chung mà tàu cá của cả hai bên đều được phép hoạt động.
Ông Hiếu cho biết, "tàu Trung Quốc phần lớn là tàu loại to, quy mô".
Từ năm 2005, hải quân hai nước cũng đã thường xuyên tổ chức tuần tra chung tại đây, tới nay đã trên 10 lần.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Mẹ nó cái bọn TQ, nó muốn VN mình lên tiếng dùng vũ lực để lấy cái cớ phát động chiến tranh.
Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm, cho dù có đổ máu phơi thay cũng phải bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nó muốn đánh VN tiếp nó tới cùng. Bọn khốn nạn man di.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

2012 : Trung Quốc sẽ triển khai hàng không mẫu hạm tại Biển Đông
shilang2-OK.jpg
Hàng không mẫu hạm do Trung Quốc mua lại từ Ukraina (Reuters)



Trọng Nghĩa
Không đầy một hôm sau khi chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc trở lại cảng sau 5 ngày thử nghiệm trên Hoàng Hải, Bắc Kinh vào hôm qua 16/08/2011 công khai cho biết : địa bàn hoạt động của con tàu này sẽ là Biển Đông. Theo giới phân tích, quyết định này một lần nữa chứng tỏ tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc, bất chấp quyền lợi của các nước Đông Nam Á.

Như thông lệ, Bắc Kinh đã cho báo chí nhà nước loan báo ý định của họ. Hãng tin Ấn Độ PTI trích dẫn nguồn tin trên tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc cho biết là chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ được triển khai trong vùng biển Nam Hải, tên được Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông. Thời điểm triển khai sẽ là vào tháng 8 năm 2012, nhân Ngày Quân lực Trung Quốc 01/08 (người Việt thường gọi là ngày Bát nhất).
Cũng theo tờ Nhân dân Nhật báo, hàng không mẫu hạm này sẽ góp phần tăng cường năng lực chiến đấu và răn đe của hải quân Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy tầm mức quan trọng của chiếc tàu sân bay là nó được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân ủy trung ương Trung Quốc, định chế lãnh đạo cao nhất của quân đội hiện do chính ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với nhiều láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam đang căng thẳng sau một loạt các hành động thô bạo của Trung Quốc nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, quyết định điều chiếc tàu sân bay đến vùng đang tranh chấp này đương nhiên làm cho tình hình trong khu vực căng thẳng thêm.
Ngoài việc loan báo kế hoạch triển khai, tờ báo Trung Quốc cũng tiếp tục tung ra những tín hiệu đe dọa gián tiếp nhắm vào những nước đang tranh chấp với họ khi nêu bật vai trò « chiến lược » của loại phương tiện quân sự mới này.
Trích lời tướng Kiều Lương, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, tờ báo cho biết với tàu sân bay này, Trung Quốc có thể nới rộng phạm vi tác chiến ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên. Theo chuyên gia này, giành được quyền kiểm soát trên không là điều kiện tiên quyết để tác chiến bằng lực lượng hải quân, đặc biệt là ở những vùng cách xa lục địa.
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc cử phương tiện hải chiến hùng hậu nhất hiện nay của họ đến vùng Biển Đông là một yếu tố mới thể hiện tham vọng của họ muốn khống chế khu vực này.
Tham vọng đó càng lúc càng được Bắc Kinh bộc lộ rõ ràng hơn, Từ tháng năm năm 2009, lần đầu tiên họ trương ra trước quốc tế tấm bản đồ hình chữ U đòi hỏi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, qua đầu năm 2010, họ lưu ý cường quốc Thái Bình Dương là Hoa Kỳ rằng Biển Đông thuộc pham trù lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Song song với các động thái ngoại giao đó, trên hiện trường Biển Đông, Trung Quốc tiến hành một cách có hệ thống một loạt những hành động hù dọa, sách nhiễu cụ thể nhắm vào những nước tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, từ Philippines cho đến Việt Nam.
Về mặt quân sự, hải quân Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm năng vũ khí, đặc biệt là đối với Nam hải Hạm đội, phụ trách vùng Biển Đông. Căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam, nơi gần Biển Đông nhất, đã được mở rộng, hiện đại hóa để có thể chứa tầu ngầm nguyên tử và thậm chí hàng không mẫu hạm. Khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đến hoạt động tại Biển Đông, chắc hẳn bản doanh của nó sẽ đặt tại Tam Á.
Trong một bài viết đề ngày hôm qua trên trang web của tờ Asiatimes tại Hồng Kông, một nhà quan sát cho rằng với một tàu sân bay sẵn sàng hoạt động và đặt căn cứ hải quân ở Tam Á, Trung Quốc rõ ràng là muốn duy trì uy lực trên không ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hội nghề cá Việt Nam kêu gọi nhà nước giúp ngư dân bị Trung Quốc bắt
Coast-Guard-31.jpg
Tàu tuần hải của Trung Quốc luôn chặn bắt tàu cá Việt Nam (DR)



Anh Vũ
Hôm qua 19/8/2011, Hội Nghề cá Việt Nam đã có bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng của nhà nước Việt nam yêu cầu giúp đỡ ngư dân Quảng Bình đang bị Trung Quốc bắt giữ. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm đề nghị Trung Quốc sớm trả tự do cho các ngư dân Việt Nam.

Trong bản kiến nghị gửi đến văn phòng chính phủ, Ban đối ngoại Trung ương đảng, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông Nghiệp và nhiều tổ chức đoàn thể xã hội khác, Hội Nghề cá Việt Nam một lần nữa khẳng định việc tàu lực lượng ngư chính Trung Quốc bắt giữ tàu cá mang số hiệu QB 1825 TS của ông Nguyễn Văn Thạnh cùng 4 thuyền viên thuộc tỉnh Quảng Bình hôm 8/8 vừa qua khi đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam là « một việc làm vô lý, vi phạm các điều ước quốc tế và những ứng xử trên biển Đông ».
Đồng thời Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị « các cơ quan chức năng sớm thông qua con đường ngoại giao can thiệp với Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm sai trái trên, không được lặp lại những hành động tương tự, trả người và phương tiện làm ăn cho ngư dân Việt Nam, đồng thời phải bồi thường những thiệt hại do phía Trung Quốc gây ra ».
Trước đó hôm 18/8, sự việc ngư dân Quảng Bình bị Trung Quốc bắt giữ đã được báo Sài Gòn Tiếp thị đưa tin. Dẫn nguồn tin từ Ủy ban Nhân dân xã Bảo Ninh, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tờ báo cho biết tàu cá mang số hiệu QB 1825 TS, có trọng tải 10 tấn do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu và bốn thuyền viên khác trong khi đang hoạt động đánh bắt cá tại vùng biển cách cảng Chân Mây (Thừa Thiên-Huế) 110 hải lý về hướng đông bắc thì bị tàu ngư chính Trung Quốc bắt giữ. Cũng trong ngày 18/8, bà Nguyễn Thị Hằng, vợ của chủ tàu cho biết bà đã nhận được một cuộc điện thoại từ Trung Quốc yêu cầu gia đình phải nộp phạt hơn 6000 đô la Mỹ để chuộc lại tàu và người.
Liên quan đến vụ việc này, hôm qua, báo Pháp Luật Online dẫn lại nguồn tin của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị sớm giải quyết vụ việc bằng con đường ngoại giao và sớm trả ngư dân Việt Nam cùng tàu mà phía Trung Quốc bắt giữ. Hiện vẫn chưa có trả lời từ phía Trung Quốc.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

x-(x-(x-(
Chán cái bọn Tầu khựa này rồi đúng là nó to nó béo nó giỏi nó giầu nó khỏe nó yêng hùng thật nhưng bên cạnh đấy nó tham nó hiểm nó ác quá...Lịch sử chúng nó thì xử tàn nhẫn hết mức với nhau. Còn với cả 1 nước từ xưa đến nay toàn bị nó làm thịt đủ đường, bây giờ đang là 1trong 20 nước nghèo nhất thế giới và là tốp 10 tính từ dưới lên nó cũng không tha cho dân nghèo...còn suốt ngày đòi chuộc, chuộc cái éo ì...???
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

EVN-- TIẾP TAY CHO ĐỊCH
EVN chê điện nội, chuộng điện Trung Quốc?
(Dân trí) - Nợ PVN và TKV gần chục nghìn tỷ đồng rồi lại không mua đủ điện của 2 tập đoàn này. Trong khi đó, EVN vẫn mua đủ điện của các nhà đầu tư BOT và mua từ Trung Quốc theo các hợp đồng đã ký. Vì sao có sự phân biệt đối xử như vậy?
>> EVN lại bị "kêu" vì giảm mua điện
>> Chính phủ chưa thể “rút” vai trò độc quyền điện
Còn nhớ, cuộc họp giao ban đầu tháng 8 tại Bộ Công Thương, lãnh đạo hai đơn vị là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phản ánh tình trạng ế điện do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) mua không đủ điện theo kế hoạch.

Cụ thể, trong tháng 7, lượng điện EVN huy động từ các nhà máy thuộc PVN chỉ đạt 91% của kế hoạch tháng mà hai bên đã đề ra. Tương tự, đại diện Vinacomin cũng cho hay, lượng điện EVN mua từ các nhà máy thuộc Vinacomin chỉ bằng 70% sản lượng của tháng 6. Dự kiến lượng điện EVN mua từ các doanh nghiệp thuộc ngành than sẽ còn giảm nữa trong tháng 8.

Lý giải về việc này, ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, do lượng nước về các hồ thủy điện nhiều nên tập đoàn đưa một số nhà máy nhiệt điện ra khỏi danh sách mua điện để các nhà máy này thực hiện đại tu bảo dưỡng. Vì vậy lượng điện mua từ các nhà máy nhiệt điện và khí của các đối tác có giảm.

Trả lời báo chí, ông Tạ Văn Hường, nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) cũng khẳng định việc huy động sản lượng điện ở Việt Nam hiện theo nguyên tắc nguồn phát điện nào giá rẻ sẽ được ưu tiên. Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm bắt đầu vận hành từ ngày 1-7 vừa qua cũng thực hiện theo nguyên tắc chào giá cạnh tranh này.

Các nhà máy điện độc lập (IPP) của PVN và TKV là các nhà máy điện toubin khí, nhiệt điện dầu, nhiệt điện than, giá bán cao hơn thủy điện, do đó việc EVN giảm lượng huy động về nguyên tắc là hợp lý.

Vấn đề ở đây là EVN giảm sản lượng điện giá cao của các nhà đầu tư IPP trong nước nhưng vẫn duy trì kế hoạch mua điện giá cao từ Trung Quốc là 4,56 tỉ kWh (cho cả năm), từ nhà máy BOT Phú Mỹ 3 (5,88 tỉ kWh) và Phú Mỹ 2.2 (5,38 tỉ kWh ). Giá mua của EVN cũng dao động từ 6-8 cent/kWh, tương đương giá mua từ TKV và PVN. Vì sao lại có chuyện bất công như vậy?

Một chuyên gia chuyên xem xét các hợp đồng đàm phán trong ngành điện mới đây đã “bật mí” cho báo giới rằng, hợp đồng mà EVN đã ký mua của Trung Quốc hàng năm là hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo một sản lượng được xác định cụ thể.

EVN giảm mua điện trong nước nhưng vẫn mua đủ điện từ Trung Quốc với giá tương đương (Ảnh minh họa)

Theo nhu cầu của bên mua (EVN) hàng năm, phía Trung Quốc sẽ có giá bán phụ thuộc vào sản lượng bên mua yêu cầu, mua ít đi hay nhiều thêm so với cam kết trong hợp đồng đều bị phạt.

Bằng chứng là, do hạn hán kéo dài, thiếu nước cho thủy điện, quí 1/2010, EVN đã bị phía Trung Quốc phạt gần 900.000 đô la Mỹ vì tăng mua đột ngột. Trong khi đó, cùng thời điểm, Công ty Điện lực Vân Nam tự ý cắt giảm sản lượng điện cung cấp cho Việt Nam hơn 20 ngày mà không bị phạt gì.

Tương tự, các hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các chủ đầu tư BOT đã được đàm phán kín kẽ cho cả đời dự án, từ giá bán, mức huy động tối thiểu, tối đa hàng năm…

Ngược lại, các hợp đồng mua bán điện giữa TKV và PVN với EVN không phải là các hợp đồng bao tiêu nên chuyện huy động sản lượng điện nhiều hay ít không phạt được EVN.

Điều đó cho thấy, sự không rõ ràng trong hợp đồng giữa EVN với TKV và PVN chính là nguyên nhân dẫn đến việc bị đối xử thiếu công bằng của EVN. Sự việc này chắc hẳn EVN không phải không biết, vấn đề là họ có chịu điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho hai đối tác đồng thời cũng đang là chủ nợ với khoản nợ “khủng” lên tới gần cả chục nghìn tỷ đồng.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

EVN có “khôn nhà, dại chợ” (!?)
(Dân trí) - Trong khi Chính phủ đang kêu gọi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thì một Tập đoàn lớn của Nhà nước như EVN hình như đang quay lưng lại.
>> EVN chê điện nội, chuộng điện Trung Quốc?

Điện là một trong những mặt hàng chủ chốt không thể thiếu trong đời sống cũng như trong sản xuất của người dân. Đặc biệt luôn nằm ở vị trí độc tôn nên dù gây ra nhiều bức xúc cho dân nhưng nhiều người vẫn phải ngậm ngùi chịu đựng.



Nhưng câu chuyện EVN chê điện nội, chuộng điện Trung Quốc? đăng tải trên Dân trí đã khiến nhiều người phải lên tiếng.


Cho rằng EVN quản lý không minh bạch Xuân Phúc: [email protected] đặt nhiều câu hỏi: “Cần đặt một dấu hỏi lớn về tình trạng quản lý chung hiện nay. Chúng ta đã sử dụng được hết nội lực của chính mình hay chưa? Phát triển của chúng ta có mang tính lâu dài hay chưa? Nếu như chúng ta cứ đi mua điện của nước ngoài mà đặc biệt là điện của Trung Quốc như vậy, thì vô hình trung đã thúc đẩy nền công nghiệp này ở Trung Quốc phát triển. Và vì thế thì chúng ta không thể trách ai được khi sông Hồng, sông Mekong cạn nước”


EVN giảm mua điện trong nước nhưng vẫn mua đủ điện từ Trung Quốc với giá tương đương (Ảnh minh họa)



“... Theo tôi, lý do duy nhất là EVN được chiết khấu % cao trong các HĐ mua điện từ Trung Quốc. Các nhà máy thủy điện của Việt Nam do tư nhân hay cổ phần nhà nước đều chạy cầm chừng, chỉ HĐ chạy giờ cao điểm, còn lại tắt máy. Trong khi đó điện TQ vẫn được mua đều, chỉ có 1 lý do đơn giản là không kéo được đường dây vào các thủy điện của ta. Tôi thấy thật là nghịch lý vì sự độc quyền này. Quê tôi ngay trên Ba Vì, hàng ngày vẫn luân phiên bị cắt điện, nồi cơm điện phải chuyển sang đun củi...” - phan tất: [email protected] chua chát.



Lên án hiện tượng để tiền “chảy” ra nước ngoài, gây thất thu lớn cho Nhà Nước dương thuy: [email protected] bày tỏ nỗi thất vọng: “Theo như bài viết này thì tôi thật sự thấy thất vọng bởi quyết định của EVN. "Bằng chứng là, do hạn hán kéo dài, thiếu nước cho thủy điện, quí 1/2010, EVN đã bị phía Trung Quốc phạt gần 900.000 USD vì tăng mua đột ngột. Trong khi đó, cùng thời điểm, Công ty Điện lực Vân Nam tự ý cắt giảm sản lượng điện cung cấp cho Việt Nam hơn 20 ngày mà không bị phạt gì” (trích từ bài viết) - Nếu như hợp đồng chặt, tại sao phía Trung Quốc phạt EVN được mà EVN không phạt phía Trung Quốc được? Tại sao EVN không tạo điều kiện cho Cty trong nước nếu như cùng giá bán ? Hay đợi cho đến lúc Cty trong nước phá sản thì lúc đó phía Trung Quốc áp đặt giá bao nhiêu thì cũng phải chịu? Hay những tổn thất đấy đều đổ hết lên người dân nên EVN thích làm gì thì làm kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”? Tôi nghĩ, Thanh tra Nhà nước cần vào cuộc làm sáng tỏ, tránh để tình trạng chảy tiền ra nước ngoài gây khó khăn cho nền kinh tế, làm khổ người nghèo...”.



Phớt lờ khẩu hiệu “người Việt ưu tiên hàng Việt”



“EVN luôn là những phiền toái mà không một người dân nào không bức xúc. Những thời gian trước cũng vậy, nay cũng vậy. Mà ngay chuyện Nhà nước vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt cũng bị EVN xem nhẹ?”- Nguyên Lê: [email protected] bức xúc.



“Tôi nghĩ, khuyến khích & bảo vệ hàng nội thì các cơ quan Nhà nước phải là đơn vị tiên phong, chứ chính phủ kêu gọi hoài nhưng “họ” đâu có để vào tai. Vậy thì dân biết ủng hộ hàng của ai đây...” - an hoa: [email protected] băn khoăn.



Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Hân: [email protected] nêu thực trạng cùng dự báo: “Nhập khẩu điện thì ăn thua gì, người Việt Nam đang tính còn nhập khẩu cả nước sinh hoạt cơ mà. Cơ chế quản lý kinh tế của Việt Nam quá cồng kềnh, vòng vo, luật pháp thì lỏng lẻo nên khi làm ăn với nước ngoài thường bị phạt vi phạm hợp đồng, ta vi phạm thì bị phạt gần 1 triệu đô la trong khi họ vi phạm hợp đồng thì không sao? Tất nhiên trong việc họ không bị phạt hợp đồng đó còn phải xem xét vì biết đâu bên mua lại “cố tình” không phạt, nhưng đó cũng cho thấy sự yếu kém trong cách làm ăn của ta”



Sai là xử



Từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ “giơ cao đánh khẽ” những vụ việc do các tập đoàn Nhà nước gây ra, có lẽ vì vậy mà họ đã “nhờn thuốc” và không biết sợ ai. Đa phần độc giả cho rằng chúng ta cần phải học tập các nước trên thế giới trong việc xử lý nghiêm, thậm chí buộc từ chức những trường hợp sai phạm do quan chức, tập đoàn Nhà nước gây ra.



Một trường hợp buộc phải từ chức mà tôi không thể nào quên, đó là vụ Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara từ chức vì nhận 600 USD từ một người quốc tịch Hàn Quốc thường trú tại Nhật. Dù đó không phải là tiền hối lộ nhưng vì luật quản lý quĩ chính trị Nhật Bản có qui định cấm các chính trị gia nhận tiền ủng hộ từ các công dân không mang quốc tịch Nhật Bản.



Nên chăng đó là một bài học về tính nghiêm minh trong luật phát mà chúng ta cần sớm áp dụng để giải quyết triệt để nạn tham nhũng, hối lộ trong cơ quan Nhà nước.



Và trường hợp của EVN thì theoHoàng Ngọc Sơn: [email protected]: “Cần làm rõ trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nguồn điện từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hay Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đều sử dụng tài nguyên quốc gia, tiền điện các hộ sử dụng cũng đều là tài nguyên quốc gia. Vậy sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước mà lại sử dụng nguồn lực quốc gia làm giàu cho một quốc gia khác. Điều đó có hợp lý không? Trách nhiệm của Tập đoàn đối với đất nước, nhân dân, dân tộc Việt Nam thế nào cần phải được làm sáng tỏ. Lâu nay từ đầu tư nhà máy điện, mua điện, tôi thấy Tập đoàn đều quá lệ thuộc vào Trung Quốc, điều này là sao?”



Trần Bách
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Sắp đến rằm trung thu rồi các cụ nào có con em thì lưu ý nhé, vì 1 lần tôi xơi 1 miếng bánh trung thu của TQ vì nhìn sướng mắt lắm, rồi bị đau bụng âm ỉ cả đêm roài, sáng hôm sau thì phải dậy rõ là sớm...
Mà bánh của ta các cụ cũng nên chú ý cẩn thận kiểm tra nguồn gốc...vv trước khi mua đó.



Thu 2 tấn nhân bánh Trung thu có nguồn gốc Trung Quốc


Đêm 23/8, Đội quản lý thị trường số 11 Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát Môi trường và Công an quận Tây Hồ thu giữ 2.000kg nhân bánh Trung thu không có hóa đơn, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Số nhân bánh này được đóng trong các bịch nylon đã hút chân không với các loại nhân như cốm, đậu đỏ, đậu xanh, màu sắc bắt mắt, độ dẻo cao. Cùng với lô hàng trên còn có 50.000 quả trứng muối, nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, cũng bị thu giữ do không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ, không giấy kiểm dịch thực phẩm, không nhãn mác. Hơn nữa, chất lượng trứng muối sẽ không đảm bảo do không bảo quản ở nhiệt độ -10oC.


Chủ hàng Nguyễn Huy Cường, trú tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương khai nhận, số hàng trên được mua trôi nổi trên thị trường đưa về Hà Nội cung cấp cho các cơ sở sản xuất bánh Trung thu. Ông Cường đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình.


Ông Phạm Quốc Thái, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 11 cho biết nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu này khi đang được tập kết trước cửa nhà số 523, phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, bị lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ; sau khi xuống hàng từ xe ôtô mang biển kiểm soát 30U-0078.


Tuy vậy, để có đầy đủ chứng cứ, lực lượng chức năng đã điều tra, theo dõi quy luật vận chuyển, địa điểm đổ hàng của các đối tượng từ nhiều tháng qua. Ngay cả lô hàng này cũng được giám sát, theo dõi từ điểm xuất phát tại Lạng Sơn về tới Hà Nội.


Đây là vụ bắt giữ nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khá lớn trong nhiều năm trở lại đây. Hiện tại, lực lượng quản lý thị trường đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.


Cũng trong sáng cùng ngày, Đội quản lý thị trường số 6 Hà Nội phối hợp cùng Công an quận Thanh Xuân thu giữ 1.010kg quả xí muội khô, không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ được vận chuyển trên xe ôtô mang biển kiểm soát 16L-6861 tại khu vực cầu Thanh Trì, Hà Nội.


Lái xe kiêm chủ hàng Trần Văn Chính, trú tại 130 Quang Trung, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Số hàng trên được giấu trong lô hàng phụ tùng sửa chữa ôtô, xe máy; đồ da dụng… có hóa đơn chứng từ. Lực lượng quản lý thị trường đã tịch thu toàn bộ số xíu muội, tiêu hủy theo quy định; đồng thời, xử phạt hành chính đối với chủ hàng./.


Theo Đinh Thị Thuận

TTXVN/Vietnam+
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Bỏ chim bỏ cò, chúng tôi đi theo tiếng gọi của tổ quốc thân yêu!! Hehe

đúng chúng ta phải là 1 phần của đất nước ,dòng máu ta là của đất nước chết vẫn mằn trên đất Việt Thân Yêu
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Bỏ chim bỏ cò, chúng tôi đi theo tiếng gọi của tổ quốc thân yêu!! Hehe

đúng chúng ta phải là 1 phần của đất nước ,dòng máu ta là của đất nước chết vẫn mằn trên đất Việt Thân Yêu
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Các bác lưu ý tiếp nhé, mua bánh Trung Thu cẩn thận cho kẻo rước họa cho mình và người thân nguồn "độc dược" có xuất xứ từ TQ.
Mà lạ thật TQ thì tìm cách triệt hạ VN bằng thương mại "bẩn", đe dọa, lấn chiếm, bắn giết...vv
Trong khi đó 1 số người Việt mình lại tiếp tay cho chúng thế vì tí ti lợi nhuận thế ư???



Thu 19.000 quả trứng thối xuất xứ từ TQ làm nhân bánh

1314864517trungthoi1.jpg


Hơn 19.000 quả trứng vịt muối và trứng gà có nguồn gốc từ Trung Quốc

của gia đình ông Nguyễn Doãn Hải (Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường và Quản lý thị trường phối hợp thu giữ.


Chiều 31-8, lực lượng trinh sát, các cán bộ thuộc Đội 3, Phòng 6, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 15 (quận Hoàng Mai) tiến hành kiểm tra kho hàng trứng gia cầm của của hàng ông Nguyễn Doãn Hải (SN 1975), địa chỉ tại số 18 đường Lĩnh Nam (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Khi đập trứng vịt muối ra để kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện rất nhiều quả đã chuyển sang màu đen, có mùi hôi thối khó chịu

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 8.000 quả trứng vịt muối Bắc Thảo, 11.000 quả trứng gà thường, chủ hàng đã không trình được hóa đơn chứng từ, giấy kiểm dịch.
Theo người đại diện của cơ quan điều tra, số trứng trên là số trứng muối nguyên quả, phía ngoài được bọc bằng lớp đất trộn với trấu.
Khi cơ quan chức năng đập trứng vịt muối ra để kiểm tra, rất nhiều quả đã chuyển sang màu đen, có mùi hôi thối rất khó chịu. Số trứng này nếu không được phạt hiện kịp thời, sẽ được chủ hàng đem nhập cho những cơ sở sản xuất bán kẹo, để làm nhân bánh trung thu bán ra thị trường.

1314864517trungthoi2.jpg


Số trứng có nguồn gốc từ Trung Quốc được đóng thùng trong kho nhà ông Hải

Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, chủ hàng đã khai nhận toàn bộ số trứng trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc được vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Số trứng vịt muối sẽ được nhập cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo làm nhân bánh Trung thu, còn số trứng gà sẽ được đem 'đổ' đi các mối ở chợ để bán cho người dân.

Số trứng gia cầm trên nếu bán ra thị trường có giá khoảng 2.500 đồng/quả trứng vịt muối, 2.000 đồng/quả trứng gà. Sau khi hoàn thành mọi thủ tục, số trứng trên sẽ được lực lượng chức năng đem tiêu hủy.

Trước đó, vào tối 23/8, lực lượng Cảnh sát Môi trường đã phát hiện và bắt giữ một ô tô chở 2 tần nhân bánh trung thu và 50.000 lòng đỏ trứng gia cầm muối nhập lậu từ Trung Quốc, trị giá gần 300 triệu đồng.


(Nguồn từ Tin tuc và 24h.com)
Thứ Năm, ngày 01/09/2011, 15:12
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên