Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tàu TQ và Ấn Độ đụng nhau ngoài khơi VN
Cập nhật: 08:38 GMT - thứ năm, 1 tháng 9, 2011
110901080127_ins_airavat_304x171_internet_nocredit.jpg

Việt Nam và Ấn Độ gần đây đang tăng cường hợp tác hải quân
Tin cho hay tàu chiến Trung Quốc đã chặn đường tàu hải quân Ấn Độ khi tàu này rời Việt Nam sau chuyến thăm hồi tháng Bảy.
Thời báo Tài chính (Financial Times) có trụ sở ở London, cho hay một tàu chiến không rõ số hiệu của Trung Quốc đã ra tín hiệu đòi chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ phải trình báo danh tính và giải trình lý do có mặt trong vùng biển quốc tế, không lâu sau khi tàu này hoàn tất chuyến thăm Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc và Ấn Độ chạm trán nhau như vậy tại Biển Đông.
Sự việc gợi nhớ vụ tàu Impeccable của Hoa Kỳ năm 2009, khi Washington cáo buộc Bắc Kinh đã gây hấn tàu thăm dò Mỹ cũng trong vùng Biển Đông.
Thời báo Tài chính nói rằng sự việc vừa phát lộ đã khẳng định lại thái độ ngày càng mạnh bạo của hải quân Trung Quốc và đã khiến quan chức quốc phòng cả của Ấn Độ và Việt Nam tức giận.
Báo này dẫn lời một quan chức Ấn Độ nói: "Bất cứ nền hải quân nào trên thế giới cũng có toàn quyền được đi qua hải phận quốc tế. Nước nào tự nhận quyền sở hữu hoặc ngăn cản tàu bè của nước khác đi qua đều là không thể chấp nhận được".
Không phải biển riêng của Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu INS Airavat đã thăm Việt Nam từ 19/7-22/7, nhưng nói không có tin về sự việc kể trên.
Tuy nhiên, giới ngoại giao ở Hà Nội nói với phóng viên của Thời báo Tài chính rằng Việt Nam bực tức vì hành động mà họ coi là "chủ ý khiêu khích" từ phía Trung Quốc.
Được biết tàu INS Airavat đã thăm Nha Trang và Hải Phòng, sau khi tham dự Triển lãm Quốc phòng Bridex 2011 ở Brunei hồi đầu tháng Bảy.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời một nguồn tin có hiểu biết về sự kiện nói rằng hiện vẫn chưa rõ nó xảy ra cách xa bờ biển của Việt Nam bao nhiêu.
Nguồn tin dấu tên này nói: "Đây là cách tiếp cận đặc trưng của Trung Quốc". Theo người này, việc chặn tàu nước ngoài là cử chỉ tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
Tuy có tới sáu quốc gia cùng tham gia tranh chấp tại đây, Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền rộng lớn nhất, chiếm 80% diện tích Biển Đông.
Hoa Kỳ đã nhiều lần phản đối việc sách nhiễu và gây hấn đối với các tàu bè qua lại vùng biển giàu tài nguyên này, nói rằng bảo đảm tự do lưu thông hàng hải là "lợi ích quốc gia" của Mỹ.
Ngoài chỉ trích việc Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ, giới phân tích Trung Quốc cũng cho rằng Việt Nam đang tích cực lôi kéo Ấn Độ tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông.
Một chương trình mới đây của truyền hình Trung Quốc CCTV nói Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân Việt Nam, từng mời Ấn Độ lập cơ sở thường xuyên tại Nha Trang.
BBC
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Loạt bài về công nhân Trung Quốc ở Quảng Nam, Cà Mau, Hải Phòng trên báo Tiền Phong



Công nhân Trung Quốc, những hệ lụy buồn

Nam Cường – Nguyễn Thành
clip_image001%25255B3%25255D.jpg

Nhóm công nhân Trung Quốc ngồi tán chuyện trên công trường xây dựng Thủy điện sông Bung. Ảnh: Nam Cường

TP - Hàng trăm công nhân Trung Quốc đã và đang làm việc trên các công trình thủy điện ở Quảng Nam gây ra không ít hệ lụy buồn cho người lao động và đời sống của bà con địa phương.

Bị ép trên sân nhà

Hàng trăm lao động Việt Nam đang làm thuê cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng công trình thủy điện sông Bung 4 (thôn Pà Lừa xã Tà Bhing, Nam Giang) đang bị đối xử rất bất công về giờ làm và lương thưởng. Người Việt đang bị giới chủ Trung Quốc o ép ngay trên sân nhà…
Qua 3 vòng kiểm soát, chúng tôi mới vào được khu lán trại của công nhân Trung Quốc ở giữa rừng, bên cạnh nhà máy thủy điện Sông Bung 4 đang được thi công ngày đêm. Tất cả biển báo vào công trình đều bằng chữ Trung Quốc. Lao động Trung Quốc hiện chiếm đa số ở đây, với 296 người, phần lớn là lao động phổ thông.
Tại khu nhà ở của đội vàng (đội lái xe màu vàng), 2 dãy nhà 2 tầng, trong đó công nhân Việt Nam ở tầng trên của một dãy, số còn lại là lao động Trung Quốc. Nguyễn Xuân Hùng (Yên Thành – Nghệ An) chuẩn bị vào làm ca chiều lúc 13h30, nói: Không có thời gian mà chợp mắt giấc trưa tí anh ạ. Làm quần quật cả ngày, toàn việc nặng.

Theo Hùng, khoảng 10 tài xế người Nghệ An làm cho đội vàng, cứ một xe 2 tài thay đổi nhau lái 3 ca, cả ngày lẫn đêm. Thời gian làm bắt đầu từ 6h30 sáng đến 11h30 trưa, buổi chiều đổi ca, làm từ 13h30 tới 18h30 tối, ca đêm lại đổi sang tài xế ban sáng, chạy từ 19h đến tận 22h30 đêm.
Ngày hôm sau đổi ngược lại. Đa phần anh em ở đây mỗi ngày làm trên 9 tiếng, quần quật liên tiếp như thế, không có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tháng, nói gì đến thứ Bảy hay Chủ nhật.

Mỗi tháng, các tài xế được nhận 6 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với anh Trần Thanh Hiếu (Nghệ An) thì đó là số tiền quá bèo so với công sức nặng nhọc bỏ ra, đặc biệt so với mức lương mà công nhân Trung Quốc được hưởng với công việc tương đương hoặc nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
“Công nhân Trung Quốc làm những việc đơn giản hơn bọn tôi nhiều, họ chỉ đảm đương phần uốn sắt, làm kè, xây tường hay sửa xe… mà lương của họ phải 10 - 15 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có những tháng, nhận 21 triệu đồng/người. Chúng tôi nhìn mà thèm” - anh Hiếu nói.
Tôi hỏi, sao không phản ánh, đấu tranh gì, cả nhóm trố mắt: Phận làm thuê, chủ trả sao nhận vậy. Lộn xộn họ đuổi liền. Làm việc ở đây không có chuyện thắc mắc hay kiến nghị gì cả. Chỉ cần một sai sót là lập tức bị đuổi.
Theo anh Hiếu, đã có 3 – 4 trường hợp bị nhà thầu Trung Quốc đuổi việc vì lỡ xảy ra sai sót nhỏ. “Làm nhiều thế, nhưng chỉ cần chúng tôi về sớm một chút hoặc dậy muộn là ngay lập tức bị chửi. Còn phía công nhân Trung Quốc, anh sang mà nhìn”.
14h30, khi nhóm lao động Việt Nam đã làm được 1 giờ đồng hồ thì nhóm công nhân Trung Quốc mới lục tục dậy, mặc quần áo, chỉnh trang ra công trường. Thay vì làm ngay, nhóm này đủng đỉnh ngồi lại hút thuốc, tán chuyện râm ran. Chúng tôi kiên nhẫn chờ. Mất đúng 30 phút nữa, họ mới bắt đầu làm việc thực sự.


clip_image002%25255B4%25255D.jpg



Tình cảnh trái ngược

Lán trại lao động Việt Nam xây dựng kè đá tại công trường thủy điện sông Bung 4, khi bước vào, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự tiều tụy, thiếu thốn nơi đây. Trái hẳn với những dãy nhà của công nhân Trung Quốc, khu lán trại của công nhân ở đây được tận dụng từ kho chứa vật liệu nhà máy.
Một dãy lán được lợp bằng tôn, nóng hừng hực. Nhóm công nhân gồm 6 người đang nghỉ trưa tại lán. Để có giấc ngủ trưa, tất thảy phải cởi áo, nằm la liệt trên những tấm ván gỗ nối dài. Không điện, không nước sinh hoạt, thiếu thốn đủ bề. Tất thảy ở đây đều không có hợp đồng lao động, bảo hiểm, bảo hộ.
Chị Mai Thị Bảy quê ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam) làm công việc nấu ăn cho công nhân, nói: “Nấu nướng người Việt mỗi tháng được trả 1,5 triệu đồng, còn nấu cho người Trung Quốc cao hơn nhiều, nhưng chỉ có người Trung Quốc nấu thôi. Anh em ở đây ăn uống kham khổ lắm.
Gạo đắt, tính ra mỗi bữa khẩu phần thức ăn của công nhân chỉ có 6 ngàn đồng. Nhiều hôm đi chợ chia không ra. Quy định là thế mà, thấy anh em khổ mà thương”. Khẩu phần ăn của công nhân chỉ bao gồm cơm, canh rau và ít cá thịt, tất cả được nấu bằng nước suối, nước mưa do chị Bảy hứng.
Nhiều anh em công nhân làm được vài ba hôm, cực khổ, thu nhập thấp nên bỏ về. Ốm đau như cơm bữa nhưng không hề có thuốc men. Chị Bảy bất đắc dĩ trở thành thầy thuốc. “Thấy anh em đau ốm là cho uống kháng sinh, đau bụng thì cho uống Becberin. Nặng quá thì xin nghỉ đưa xuống trạm xá xã”.
Anh Lê Đình Đoàn (32 tuổi) quê ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nhờ người quen xin vào làm công nhân xây dựng kè đá. Khi vào làm, anh mới té ngửa: làm thủy điện khổ hơn làm thợ hồ ở ngoài. Nhưng vì lỡ lặn lội đường xa vào đây, nên anh và nhiều anh em khác gắng làm.
“Giờ không làm lấy chi nuôi vợ con. Làm ngày 9-10 tiếng giữa nắng mưa, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng. Công nhân Trung Quốc làm việc giống bọn em nhưng lương lại gấp 2 – 3 lần. Nhiều lần kiến nghị nhưng đâu có được”.
Anh Đoàn và ba anh em khác ở cùng quê vào đây được hơn 3 tháng. Ban đầu nhóm thợ xây kè đá tại lán có 17 người nhưng rồi ốm đau, thuốc men không có nên đã bỏ về, rơi rớt lại còn 6 người cầm cự, ai cũng ốm yếu và xanh xao.
“Cũng một công việc, bọn em là lao động phổ thông nhưng thấy bất công quá. Nhà thầu Trung Quốc cứ lấy lý do bất đồng ngôn ngữ, trái ý là đuổi bọn em. Công nhân Trung Quốc qua, tay nghề cũng có hơn gì bọn em đâu, vậy mà chỗ ở và chế độ ăn khác hoàn toàn” - Hùng (Bắc Trà My) nói.
Anh em công nhân ở đây cho biết thêm: làm việc trong môi trường cực khổ nhưng không hề được thưởng mà chỉ có bị phạt, vào các ngày lễ đều không được nghỉ, ốm đau tự lo thuốc men. Trong khi đó, lao động phổ thông người Trung Quốc thì hoàn toàn khác.



clip_image003%25255B4%25255D.jpg

Em bé 2 tuổi có bố là công nhân Trung Quốc. Ảnh: Nam Cường



Luật chơi, phải chấp nhận (?)

Đó là khẳng định của ông Trương Thiết Hùng – Trưởng BQL dự án thủy điện Sông Bung 4. Theo ông Hùng, dự án thủy điện sông Bung 4 có tổng vốn đầu tư gần 5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng Châu Á (ADB) đã gần 4 ngàn tỷ đồng (160 triệu USD).
“Vì là vốn vay của ADB nên họ giám sát kỹ, khi mời thầu công khai cũng theo luật quốc tế. Nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) bỏ thầu rẻ nhất nên trúng. Họ đưa người của họ sang làm việc. Ngay lúc ký hợp đồng nhận thầu, cũng có điều khoản là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, bản thân chúng tôi cũng nhắc vấn đề này thường xuyên. Đây là luật quốc tế, đã là cuộc chơi thì phải chấp nhận thôi” – ông Hùng nói.
Khi được hỏi liệu BQL có biết là hàng trăm lao động ở sông Bung 4 là lao động “chui”, không có phép, ông Hùng cho rằng, đó là chuyện của nhà đầu tư với Sở LĐTB-XH tỉnh Quảng Nam.
Còn ông Võ Duy Thông – Phó GĐ Sở LĐTB-XH Quảng Nam cho biết: “Sở đã nghe thông tin phản ánh tình trạng lao động Trung Quốc tại nhà máy Thủy điện sông Bung 4 nhưng chưa kiểm tra thực tế nên chưa thể thông tin cụ thể. Chúng tôi sẽ thành lập đoàn để thanh kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc tại nhà máy này và sẽ mạnh tay nếu có phát hiện sai phạm trong việc sử dụng lao động!”.


Lời ru buồn bên dòng A Vương

Gần 200 công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc) của hai nhà thầu Quế Năng và Quế Võng thi công phần đập Dự án Nhà máy thủy điện Za Hưng tại huyện Đông Giang - Quảng Nam đã rút về nước từ tháng 8-2009. Trong 2 năm ở chung với dân địa phương, họ để lại không ít phiền toái, mà giờ đây, điệu ru buồn của thiếu phụ Kà Dâu vẫn ầu ơ bên dòng A Vương khi họ chạy tình, quất ngựa truy phong.
Nhà vợ chồng B. và A. nằm ngay ven đường Hồ Chí Minh, bên cạnh thủy điện Za Hưng, nhưng gặp được thật khó. Chờ cả buổi sáng, mới thấy A. gùi chuối ở rẫy về, phán câu xanh rờn: “Không chụp ảnh, không báo chí gì hết, con tui tui nuôi. Con Trung Quốc đấy!”.
Cả thôn Kà Dâu đều biết con gái thứ 2 của A. mang dòng máu của một công nhân người Quảng Tây hồi còn làm thủy điện Za Hưng. Anh A lăng Khía tỏ vẻ thông cảm: Nó xấu hổ lắm đó, giờ nó bất chấp, chẳng ai dám khơi lại chuyện buồn đâu. Chuyện rằng, không phải đợi đến lúc A. sinh đứa con gái thứ 2, dân làng mới biết quan hệ của cô với công nhân Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi đứa bé của một thiếu phụ Cơtu được sinh ra trắng trẻo, mắt một mí, giống người Quảng Tây như đúc thì cả làng Kà Dâu ngã ngửa. A. sống trong cô đơn bởi bà con hàng xóm xa lánh. Trưởng thôn B. Nướch A Gung là cháu gọi anh B. (chồng của A.) là chú ruột nhưng cũng đành theo lệ làng, không thể giúp gì hơn.
Chuyện mới 2 năm nên A Gung vẫn còn nhớ như in: Hồi đó công nhân Trung Quốc ở với dân bản đông lắm, họ vào thuê nhà, trả tiền hằng tháng nên hầu như gia đình nào cũng dọn phòng cho họ ở, chỉ riêng nhà B. không cho ở thì xảy ra chuyện. Mình nhớ tên nó là A Xuân, người Quảng Tây, tài xế xe chở đất hay chạy qua lại Kà Dâu, tối về thì ở nhà anh A lăng Khía.
A Xuân già lắm, đến hơn 50 tuổi chứ chẳng trai tráng gì, ai ngờ nó cả gan tán tỉnh vợ chú mình rồi làm điều xằng bậy. Từ ngày vợ sinh đứa con thứ hai, dù vẫn cho nó mang họ mình nhưng B. buồn lắm, bỏ nhà ra nhà gươl ngủ, uống rượu cả ngày. “Giờ về sống lại với nhau rồi, nhưng mình biết, chú B. chỉ vì đứa con gái lớn thôi, chẳng tha thiết gì nữa”.
Công nhân Trung Quốc rút đi, giờ đây dân làng Kà Dâu vẫn phàn nàn cách sinh hoạt của họ. Trưởng thôn A Gung tâm sự: May mà họ rút về sớm, không thì chả ai dám chắc một mình A. có con với họ.

N.C. – N.T.
Nguồn: tienphong.vn

Góc tối Cái Tàu

Nguyễn Tiến Hưng
TP - Mỗi chiều chạng vạng, chợ Cái Tàu ở ấp 4, xã Khánh An (U Minh, Cà Mau) lại bắt đầu nhộn nhịp bóng công nhân Trung Quốc từ công trường xây dựng Cụm khí - điện - đạm Cà Mau bên kia sông đi đò sang. Đằng sau sự nhộn nhịp đến khuya của khu chợ sông nước ấy là góc tối xót xa...



clip_image004%25255B4%25255D.jpg

Đò máy sang chợ Cái Tàu. Ảnh: Nguyễn Tiến Hưng



Nhộn nhịp
Anh lái đò vừa chở công nhân Trung Quốc từ bến cảng Cụm khí - điện - đạm Cà Mau cập bờ chợ Cái Tàu, rỉ tai tôi: “Đây là công nhân lao động phổ thông, tiền lương ít nên qua chợ Cái Tàu nhậu nhẹt, tìm gái quê rẻ tiền”.
Một lúc, khi công nhân Trung Quốc đã lên hết trên bờ, vui chuyện anh kể tiếp: “Những người có lương cao, họ đi ra TP Cà Mau, xa thêm khoảng 14 km. Đêm qua, thằng em tôi làm công nhân trong đó, quen với công nhân Trung Quốc, được họ thuê chở xe máy đưa họ ra TP Cà Mau nhậu nhẹt, đưa gái vô khách sạn chơi cho tới 4 giờ sáng. Nó được trả công 500.000 đồng”.
Chợ Cái Tàu nằm ở ngã ba sông, từ xưa là nơi giao thương của người dân vùng U Minh và Thới Bình, nhộn nhịp, đậm nét thơ mộng văn hóa sông nước. Khi mở ra các công trình xây dựng Cụm khí - điện - đạm Cà Mau, chợ Cái Tàu thay đổi nhiều để phục vụ lượng công nhân đổ về đông đúc.
Có lẽ phải kể từ tháng 7-2008, Cty Cổ phần Khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn - Trung Quốc (WEC) trúng thầu xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau. Ban quản lý Cụm dự án khí - điện - đạm Cà Mau cho biết, hiện tại Nhà máy đạm Cà Mau đang có 3.780 người làm việc, trong đó, lao động người Trung Quốc 1.733 người nhưng hơn 1.000 người không phép.
Công nhân Trung Quốc ăn nghỉ tại lán trại trên công trường. Thiếu tá Hứa Thanh Lạc, Đồn phó Đồn Công an Cụm khí - điện - đạm Cà Mau cho biết: “Công nhân Trung Quốc phần đông là lao động phổ thông. Khi ra vào cổng, họ xuất trình thẻ và ít đi xa, chủ yếu qua đò sang chợ Cái Tàu để mua sắm, nhậu nhẹt, chơi bời”.
Chợ Cái Tàu từ đó, thêm nhiều nhà trọ, quán nhậu có nhiều nữ tiếp viên và thức khuya hơn trước. Ông Quách Trường Giang, Công an viên ấp 4, xã Khánh An tâm sự: “Bà con ở chợ làm ăn có khá hơn chút nhưng tệ nạn mại dâm lại phức tạp, nhất là nữ tiếp viên khắp nơi về đây, son phấn nhộn nhịp từ chiều tối đến đêm khuya”.
Chỉ đoạn đường ngắn khoảng 1 km từ chợ Cái Tàu về hướng Biện Nhị, trung tâm huyện U Minh, đã thấy nhiều quán nhậu có bảng hiệu hoặc không, lấp ló sau vạt rừng tràm ven sông. Thấp thoáng bóng công nhân Trung Quốc và những cô gái son phấn, ngồi ăn nhậu nhiệt tình, xóa khoảng cách bất đồng ngôn ngữ.



clip_image005%25255B4%25255D.jpg

Công trường xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau



Ông Nguyễn Văn Út, Bí thư chi bộ ấp 4, xã Khánh An cho biết: “Những quán này dù không treo bảng hiệu, nằm xa chợ nhưng vẫn đông khách Trung Quốc tìm đến. Chủ quán vừa bán rượu bia, vừa có phòng kín đáo để khách tâm sự, vui chơi. Mới hôm rồi, quán nhậu của ông L.T bị Công an Cà Mau phát hiện chứa gái mại dâm, xử phạt gần 40 triệu đồng. Nổi tiếng chốn ăn chơi còn có quán ông T.X”.


Nỗi buồn

Anh chạy đò dọc dẫn tôi đến căn phòng trọ cho thuê tháng, đứng ngoài thì thầm kể: “Căn phòng này của cô K.D thuê ở để bán nước đóng chai cho công nhân trên công trường. Ban đêm, cô ấy thường rủ công nhân Trung Quốc về. Cô có chồng rồi nhưng mới bỏ, để lại ba con nhỏ cho mẹ chồng nuôi”.



clip_image006%25255B4%25255D.jpg

Bến sông chợ Cái Tàu

Tôi tìm đến căn nhà của ba cháu nhỏ bị mẹ bỏ rơi ở khu tái định cư Khánh An, ấp An Phú, xã Khánh An. Ba cháu nhỏ đang sống với bà nội là bà Th., đứa lên bảy, đứa chưa dứt sữa. Bà Th. buồn bã kể, góa bụa hồi còn trẻ, nuôi hai con trai khôn lớn; một có vợ ra riêng ở xa, một là T. vừa bị vợ (cô K.D) bỏ. Bà Th. vừa với tay đưa võng ru đứa cháu nội vừa ngậm ngùi: “Mẹ nó bỏ đi khi thằng này vừa hơn thôi nôi”.

Anh T., 29 tuổi, làm công nhân trên công trường Nhà máy đạm Cà Mau, lương tháng khoảng 3 triệu đồng, vừa nuôi mẹ nuôi con vừa phải dành trả nợ bể hụi do vợ để lại.
Anh T. cho biết, khi mở ra công trình xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau, cô K.D - vợ anh xin vào nấu ăn cho công nhân Trung Quốc; được hơn một tháng thì về nhà “xin” bỏ chồng, rồi dọn đồ ra thuê nhà trọ ở chợ Cái Tàu, ngày bán nước lọc, đêm “hoạt động bí mật”.

Anh T. buồn rầu, lấy nhau gần chục năm trước, bây giờ có gặp nhau ngoài công trường thì K.D cũng ngoảnh mặt ngó lơ không một lời hỏi han chồng con.


clip_image007%25255B4%25255D.jpg



Bà Th. lại buồn bã tâm sự: “Bên gia đình sui gia tôi cũng buồn. Nghe người quen nói con dâu tôi bỏ chồng con vì quen biết với công nhân Trung Quốc mà thấy nhục nhã, xấu hổ lắm, không còn dám nhìn mặt ai”.



Chợ Cái Tàu từ đó, thêm nhiều nhà trọ, quán nhậu có nhiều nữ tiếp viên và thức khuya hơn trước. Ông Quách Trường Giang, công an viên ấp 4, xã Khánh An tâm sự: “Bà con ở chợ làm ăn có khá hơn chút nhưng tệ nạn mại dâm lại phức tạp, nhất là nữ tiếp viên khắp nơi về đây, son phấn nhộn nhịp từ chiều tối đến đêm khuya”.



N.T.H.
Nguồn: tienphong.vn
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Phố Trung Quốc ở Hải Phòng

Lam Khê
TP - Cùng huyện Yên Khánh – Ninh Bình và huyện Đông Triều – Quảng Ninh, ở huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng cũng có Chinatown.



clip_image008%25255B4%25255D.jpg

Biển hiệu tiệm tạp hóa ghi tiếng Trung Quốc Ảnh: Phạm Duẩn



Bỗng dưng thành phố Trung Quốc

Năm 2006, nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Hải Phòng 1 (ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được khởi công và bên trúng thầu toàn bộ là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Hai xã thuần nông Tam Hưng và Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên bao đời yên ả trong lũy tre làng giờ ồn ào, xáo trộn hẳn khi hàng nghìn công nhân Trung Quốc ùn ùn kéo đến sinh sống... để làm lao động chân tay thi công nhà máy nhiệt điện.
Con đường chạy qua xã Ngũ Lão, Tam Hưng có lúc cả trăm hàng quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán ăn nhậu, karaoke, mát-xa, cà phê, nhà nghỉ... Những người đi xa về làng giật mình tưởng lạc vào phố Trung Quốc vì các biển hiệu dù quán cóc rìa làng, quán bia hơi đến khách sạn, nhà nghỉ, tường rào, nhà máy... đều ghi chữ Trung Quốc. Nhà nào, quán hàng nào cũng treo đèn lồng đỏ Trung Quốc.
Tối tối, một vài quán cà phê đèn mờ được mở ra, vài em gái ăn mặc hở hang mời gọi công nhân Trung Quốc vào đấm lưng thư giãn. “Không ít lộn xộn, cãi cọ nhau về giá tiền “bo” mà cười ra nước mắt”, anh Hai (người dân địa phương) nói.
Vợ chồng anh Hòa chị Diễm thấy đông công nhân Trung Quốc liền mở tiệm bán tạp hóa và nhập toàn bộ hàng từ Trung Quốc về bán. Chị Hạnh bán hàng giúp vợ chồng anh Hòa kể: “Công nhân Trung Quốc làm ở đây hầu hết đều nghèo vì họ chỉ là lao động phổ thông. Mặc cả chặt chẽ lắm. Nói mỏi cả mồm có khi chẳng bán được thứ gì. Có nhóm mua chịu, sau, có tiền trả sòng phẳng. Cũng có người sắp hết đợt lao động phải về nước mua hàng chịu xong chuồn luôn...”.
Chiều chiều, cả nghìn công nhân Trung Quốc từ công trường túa ra đường cởi trần trùng trục, áo vắt vai. Hầu hết, họ ở trong khu nhà tập thể do nhà thầu Trung Quốc xây dựng cạnh công trường. Tuy nhiên, cả trăm công nhân là các toán thợ nhỏ lẻ vào Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch thì thuê các nhà dân xung quanh công trường để ở. Gia đình ông Lại Văn Đấu (xóm 6, xã Tam Hưng) cho thuê hẳn dãy nhà hai tầng. Khoảng chục công nhân Trung Quốc chiều chiều về lại nổi lửa nấu ăn, cởi trần lang thang khắp làng, bắc ghế ngồi ngay đường làng ngắm chị em qua lại chờ đến giờ ăn.
Nhà anh Nguyễn Văn Cường (ở xóm 6, xã Tam Hưng) cũng vậy. Anh Cường nói: “Nhà em có căn nhà nhỏ cho 2 công nhân Trung Quốc thuê một tháng cũng được 500 nghìn đồng. Họ cũng hiền lành, nghèo. Ở xã Tam Hưng này có đến cả chục gia đình có nhà cho công nhân Trung Quốc thuê”. Vợ chồng anh Chính chị Mì (ở xã Tam Hưng) cũng có ngôi nhà hai tầng nhỏ cho công nhân Trung Quốc thuê. Chị Mì còn bán thêm hàng phục vụ bà con trong làng và các công nhân Trung Quốc này...
Số lượng công nhân Trung Quốc lao động tại NMNĐ Hải Phòng cụ thể là bao nhiêu người, theo giấy phép nào và có đúng quy định không thì không cơ quan chức năng nào ở Hải Phòng trả lời được cụ thể, chính xác. Lãnh đạo huyện Thủy Nguyên nói là thẩm quyền, chức năng do sở LĐTB và XH quản lý theo dõi. Còn bà Lê Ngọc Lan (trưởng phòng Lao động Tiền lương, sở LĐ-TB&XH Hải Phòng) lại nói, không có báo cáo cụ thể, chỉ có số liệu của bên BQL dự án nói là hiện có khoảng 700 công nhân gì đó.
Thực ra, BQL dự án NMNĐ lại không thể biết là có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm việc tại công trường vì không có quyền yêu cầu nhà thầu Trung Quốc báo cáo. Vì vậy, con số công nhân Trung Quốc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn chưa được tính đến chính xác mà chỉ ước lượng qua nhiều nguồn thông tin. Được biết, số lượng công nhân Trung Quốc tập trung lao động tại NMNĐ Hải Phòng lúc đông nhất là khoảng 2.500 người vào năm 2008.

Kiếm tiền, kiếm vợ

Được người dân chỉ lối, rẽ vào nhà ông Đoàn Văn Ngọc (52 tuổi, ở thôn 6, xã Ngũ Lão), tôi gặp được con gái ông Ngọc lấy chồng là công nhân Trung Quốc lao động ở NMNĐ Hải Phòng. Đó là chị Đoàn Thị Bích (22 tuổi).



clip_image009%25255B4%25255D.jpg

Chị Bích và cậu con trai với công nhân Trung Quốc

Chị Bích vừa bế con từ nhà chồng ở thành phố Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) về nhà bố mẹ đẻ. Bé trai mới 2 tuổi tên là Chấn Hàn. Chồng của Bích tên là A Han, hơn vợ 10 tuổi. Vừa xúc cháo cho con, chị Bích vừa kể: “Học xong lớp 12, hay đi chơi với chúng bạn cùng làng rồi qua người này người kia giới thiệu, bắt mối, em quen anh A Han. Anh A Han sang lao động ở NMNĐ từ năm 2007 làm thợ hàn...”. Mới lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng, vợ chồng Bích chỉ nói chuyện với nhau bằng tay là chính. Từ lúc lấy được cô vợ Việt, A Hàn liền bỏ luôn khu nhà ở tập thể của công nhân Trung Quốc mà về ở rể luôn nhà ông Ngọc.

Sau khi sinh con, chị Bích bế con về nhà chồng còn A Han vẫn ở nhà ông Ngọc và hằng ngày vào công trường lao động. Tò mò hỏi ông Ngọc, không biết tiếng Việt thì A Han hòa nhập gia đình kiểu gì, ông Ngọc nói: “Nó là con rể mình. Thôi thì chúng nó lấy nhau là do duyên số. Cứ đến bữa ra hiệu gọi nó ra ăn cơm. Được cái nó hiền lành, có gì ăn nấy. Nó cũng chẳng đóng góp gì cả. Mà không quan trọng, nó là con rể mình mà...”.

A Han được gia đình bố mẹ vợ dành cho cái gian ngang hơn chục mét vuông để ở. “Gia đình nhà chồng ở bên Trung Quốc cũng bình thường, nghèo cả. Em vẫn sống bình thường với mọi người tuy phải ra hiệu là chính vì vốn tiếng Trung còn ít. Ngày 22-8 này, vợ chồng em về Trung Quốc”, chị Bích nói.

Cùng thôn 6, xã Ngũ Lão, chị Đỗ Thị Thêm (25 tuổi) lấy một anh công nhân Trung Quốc lao động ở NMNĐ Hải Phòng tên là Lí Phửng (34 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Lấy nhau xong, chị Thêm về nhà bố mẹ chồng sinh sống dù vốn tiếng Trung chỉ biết vài câu giao tiếp thông thường. Mới cưới được 5 năm, chị Thêm đã kịp sinh hai cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi. Ngay sau khi cưới, anh Lí Phửng bỏ nhà tập thể công nhân Trung Quốc về ở hẳn luôn nhà chị Thêm. Hằng ngày, Lí Phửng vào công trường lao động, tối về nhà bố mẹ vợ ăn cơm, ngủ còn chị Thêm thì biền biệt với đám con ở nhà chồng tận Trung Quốc. Thỉnh thoảng, Lí Phửng về Trung Quốc thăm vợ con, bố mẹ.

“Thêm lấy Lí Phửng nhờ người quen mai mối. Lí Phửng làm thợ hàn trong NMNĐ rất muốn lấy vợ Việt Nam nên khi Thêm đồng ý là Phửng cưới luôn. Gọi là cưới nhưng toàn họ nhà gái thôi. Bố mẹ Lí Phửng già, đường sá xa xôi không đi được”, anh Đỗ Xuân Quảng (anh rể chị Thêm) nói. Theo anh Quảng ước lượng, số công nhân Trung Quốc làm ở NMNĐ Hải Phòng lấy vợ là người hai xã Ngũ Lão và Tam Hưng phải lên đến hàng chục. Lương của mỗi lao động này khoảng 14 triệu đồng/ tháng, được trả trực tiếp vào tài khoản ở Trung Quốc. Hàng tháng, họ chỉ nhận chút tiền tiêu vặt.



clip_image010%25255B5%25255D.jpg

Hàng rào nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1

Ngoài ra, một vài bác công nhân già Trung Quốc cũng tranh thủ “cặp” với một số chị em làm dịch vụ, thậm chí còn thuê nhà ở với nhau. Đám công nhân Trung Quốc trẻ nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, người dân tộc thiểu số lại ở tận vùng sâu vùng xa rất khó lấy vợ nên đây là cơ hội cho họ “tuyển” vợ Việt thông qua một vài người mai mối ở địa phương. Vừa lao động kiếm tiền với thu nhập cao hơn hẳn ở Trung Quốc lại vừa “tậu” được vợ khi công việc hết, những công nhân Trung Quốc này rỉ tai nhau về kế hoạch gia đình tương lai cho chúng bạn chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam lao động.

BQL dự án NMNĐ lại không thể biết là có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm việc tại công trường vì không có quyền yêu cầu nhà thầu Trung Quốc báo cáo. Vì vậy, con số công nhân Trung Quốc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn chưa được tính đến chính xác mà chỉ ước lượng qua nhiều nguồn thông tin.

L.K.

Nguồn: tienphong.vn
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Answer the call of our Country ! We answer the call of our Country !
Our country is in danger . We will sacrifice our lives fight . We swear to sacrifice our lives to protect our Country
OUR COUNTRY IS IN DANGER ! WE VOLUNTARILY DEDICATE OUR LIVE TO FIGHT

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=tozWdbul1RE[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=fIdwpvbVDjw&feature=related[/YOUTB]

Vô cảm đến từ đâu?

chúng ta cần phân biệt ba cấp độ vô cảm khác nhau trong đời sống hàng ngày.

Thứ nhất, vô cảm trước người khác - hiểu theo nghĩa là một hay nhiều người cụ thể, ở ngay trước mặt, như người thân trong gia đình, hàng xóm hay bất cứ ai đó gặp tai nạn ngoài đường.

Thứ hai là vô cảm trước đất nước hiểu theo nghĩa một cộng đồng mà mỗi người là một thành viên.

Thứ ba là vô cảm trước đồng loại, bao gồm cả những người ở xa, xa xôi và xa lạ, thuộc một đất nước khác hay một lục địa khác.

Tạm thời, chúng ta gác loại vô cảm thứ ba lại. Chỉ tập trung vào hai loại vô cảm thứ nhất và thứ hai. Lý do: một, đó là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay; hai, sự vô cảm thứ ba chỉ khắc phục được nếu người ta đã vượt qua được hai loại vô cảm đầu tiên: Không hy vọng có người biết xúc động trước nỗi đau khổ của ai đó, ở châu Phi chẳng hạn, nếu người ta cứ dửng dưng trước những đau khổ ngay trước mặt và trước mắt mình. Nếu có, đó chỉ là chút cảm xúc mang mùi lãng mạn chủ nghĩa; nó thoáng qua, rồi tắt, chứ chắc chắn sẽ không dẫn đến bất cứ một hành động cụ thể nào cả.

Trong hai loại vô cảm trên, xin phân tích loại vô cảm trước đất nước trước. Vì câu trả lời tương đối đơn giản và dễ có sức thuyết phục nhất.

Vô cảm trước đất nước có nhiều biểu hiện, nhưng trung tâm vẫn là sự dửng dưng, hay nói theo chữ quen thuộc ở Việt Nam lâu nay, là mặc kệ. Đất nước nghèo đói ư? – Mặc kệ! Đất nước càng ngày càng lạc hậu ư? – Mặc kệ! Sự bất bình đẳng trong nước càng ngày càng trầm trọng; khoảng cách giữa giàu - nghèo càng ngày càng lớn; người giàu càng ngày càng giàu và người nghèo càng ngày càng nghèo ư? – Mặc kệ! Nạn tham nhũng càng ngày càng hoành hành, càng phá nát nền kinh tế quốc gia ư? – Mặc kệ! Xã hội càng ngày càng băng hoại; văn hóa càng ngày càng suy đồi; giáo dục càng ngày càng xuống cấp ư? – Mặc kệ! Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bắt bớ và giết hại ngư dân Việt Nam ư? – Mặc kệ!

Dửng dưng hay mặc kệ trước những vấn đề liên quan đến danh dự quốc gia cũng là một sự vô cảm. Cái gọi là danh dự quốc gia có nhiều cấp độ khác nhau. Một vị nguyên thủ hay quan chức cao cấp khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cần giữ gìn quốc thể (ngay cả cách bắt tay: trong lúc đối tác đưa một tay; còn mình thì đưa cả hai tay, làm toát lên vẻ gì như nịnh bợ, hoặc ít nhất, khúm núm một cách quá đáng như hiện tượng được nhiều blogger Việt Nam nêu lên gần đây, cũng liên quan đến quốc thể). Ngay cả người bình thường, trong những hoàn cảnh bình thường, khi tiếp xúc với người ngoại quốc, cho dù chỉ là một du khách bình thường, cũng cố gắng không để họ đánh giá thấp dân tộc của mình. Ngược lại, cứ mặc kệ tất cả, ai khinh thì khinh, ai ghét thì ghét, miễn có chút lợi nhỏ là mình cứ làm: Đó là vô cảm.

Bình thường, người ta hay quy chung cả hai khía cạnh ở trên (sự quan tâm đến vận mệnh và danh dự của đất nước) vào phạm trù yêu nước. Tuy nhiên, theo tôi, đó là điều không nên. Nói đến yêu nước, thứ nhất, là chỉ tập trung ở khía cạnh tình cảm; và thứ hai, một cái gì có tính chất tự nguyện. Ở Tây phương hiện nay, rất hiếm khi người ta đề cập đến lòng yêu nước. Người ta chỉ đề cập đến tinh thần trách nhiệm (trong trường hợp trên) và sự tự trọng (trong trường hợp dưới).

Trách nhiệm có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Đóng thuế và thi hành các bổn phận công dân như chấp hành pháp luật, tham gia bầu cử... là những trách nhiệm bắt buộc. Nhưng ứng cử, tranh đấu cho một chính sách mà mình tin là đúng đắn, bảo vệ môi trường sinh thái, v.v... là những trách nhiệm tự nguyện.

Sự tự trọng cũng thuộc phạm vi tự nguyện. Nó thuộc phạm vi văn hóa hơn là pháp luật.

Ở Tây phương, người ta dùng pháp luật để cưỡng chế loại trách nhiệm thứ nhất trong khi đó họ lại dùng giáo dục để khuyến khích loại trách nhiệm thứ hai và nuôi dưỡng lòng tự trọng đối với cá nhân cũng như đối với đất nước.

Ở Việt Nam, từ xưa, cha ông chúng ta cũng từng ra sức giáo dục và nuôi dưỡng cả loại trách nhiệm tự nguyện lẫn lòng tự trọng trong những phạm vi liên quan đến quốc gia và quốc thể. Những câu tục ngữ và ca dao quen thuộc như “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” hay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng”, “khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” là thuộc loại đó.

Trong lịch sử, người Việt Nam từng chứng tỏ ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng cao trong những vấn đề liên quan đến đất nước. Không có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng ấy, chắc chắn Việt Nam không thể giành được độc lập sau một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ và cũng không thể giữ được độc lập trước bao nhiêu cuộc xâm lược khác, sau đó.

Thế nhưng, gần đây, mọi sự dường như khác hẳn. Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, thậm chí giết ngư dân Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Trung Quốc lũng đoạn kinh tế Việt Nam, đưa di dân lậu tràn ngập vào Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền và độc lập của Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Chỉ có một số, một số thật nhỏ, biểu thị thái độ cảnh giác và phản đối sự uy hiếp ấy từ Trung Quốc qua một số cuộc biểu tình tại Sàigòn và Hà Nội. Điều đáng chú ý không phải là bản thân các cuộc biểu tình ấy mà là thái độ thờ ơ, thậm chí, thù nghịch của nhiều người chung quanh. Theo tường thuật trên các blog, không ít thanh niên lái xe qua, chõ miệng chửi những người biểu tình chống Trung Quốc là “Đồ điên!”

Sự thờ ơ, dửng dưng cũng biểu hiện rất rõ qua thái độ của các cán bộ cao cấp thuộc loại đầu ngành ở Việt Nam. Những sơ sót liên quan đến các bản tin Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từng làm xôn xao dư luận trong cộng đồng mạng, theo tôi, cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng ấy. Chính quyền các địa phương để cho Trung Quốc thuê rừng, kể cả rừng đầu nguồn và có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam, ngoài chuyện có thể bị mua chuộc, phần nào cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng như thế. Dường như người ta chỉ cần vơ vét lợi nhuận riêng, còn chuyện quốc gia và quốc thể thì mặc kệ. Bất cần.

Những sự thờ ơ, dửng dưng, mặc kệ và bất cần ấy thực chất là một sự vô cảm.​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

MỜI các bạn XEM PHIM của André Menras Hồ Cương Quyết (ông tây treo cờ"giải phóng trước nhà hát TP -đã nhập quốc tịch VIỆT NAM)
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure
Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011
Theo ông André Menras Hồ Cương Quyết cho biết thì đây là một phim tài liệu dài 59 phút, phỏng vấn người dân ở xã Bình Châu và đảo Lý Sơn, đặc biệt là những ngư dân bị mất tài sản vì Trung Quốc. Ngư dân kể lại trong những lần bão lớn tàu của họ chạy tránh bão nhưng bị tàu Trung Quốc không cho vào tạm trú tại các địa điểm an toàn gần Hoàng Sa, do đó rất nhiều vụ đắm tàu gây nhiều cái chết thương tâm.
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Cuộn phim là tâm huyết của một người Pháp, yêu Việt Nam đến nỗi xin nhập tịch và sống như một người Việt thuần túy. Với cái tên Hồ Cương Quyết, ông André Menras đã chu du khắp nước, sống cùng người dân và cảm nhận nỗi khó khăn của họ như chính của mình đặc biệt là những ngư dân chịu quá nhiều thiệt thòi vì Trung Quốc.
Đối với André Menras, ông tự cho mình là mắc nợ với ngư dân khi chưa nói lên được những sự thật này ra trước công luận. Ông cho biết đã cảm động không thể chịu nỗi khi nghe trực tiếp gia đình ngư dân kể lại những nỗi thương tâm của họ. Những người vợ góa mất chồng ngoài biển, những bà mẹ mất con tại Hoàng Sa. Đây là tiếng nói của họ và sự trung thực phải là tuyệt đối


[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=yzESPBvwuyc&feature=player_embedded[/YOUTB]​

Thật đúng "Nỗi đau mất mát".


Tội nghiệp và thương Dân VN quá !​
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

TƯỞNG NIỆM 38 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/1/1974- 19/1/2012
Cũng những ngày này 38 năm xưa, trong lúc đồng bào chuẩn bị đón Tết Giáp Dần 1974 thì Trung Cộng đã đưa quân và chiến hạm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Trận hải chiến đã xảy ra giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và quân địch vào ngày 19-1-1974.
Chiến hạm Nhật Tảo HQ10 bị chìm và hạm trưởng thiếu tá Ngụy Văn Thà hi sinh cùng 74 chiến sĩ hải quân khác trong nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương.
Cho đến hôm nay, lịch sử dần dần lắng đọng và rõ nét, sự kiện quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm từ ngày đó trở nên quan trọng cùng với chiến lược xâm lấn hoàn toàn vùng Biển Đông của đất nước Việt Nam. Vì từ Hoàng Sa, đế quốc Bắc Kinh làm điểm tựa để nhảy từng bước chiếm các đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa. Và cứ theo nhịp điệu này thì dần dần Việt Nam sẽ không còn biển. Nhìn trên bản đồ thấy đường lưỡi bò do Tàu đưa ra thật vô lý và cả vùng biển mà họ đòi hỏi cách rất xa lãnh thổ của họ.
Có lời đề nghị lấy ngày 19-1 hàng năm làm Ngày Hoàng Sa của ai đó thật hữu lý, xin mọi người dân Việt Nam tiếp tay hưởng ứng.
ĐỌC LẠI LỊCHH SỬ – ĐI CÙNG LỊCH SỬ


Tôi viết tên anh Ngụy Văn Thà. Cùng bao chiến sĩ đã hi sinh. Oai dũng năm xưa liều thân giữ đảo, những người con tổ quốc, trận tử chiến Hoàng Sa.
Tôi viết tên anh tôi viết tên các anh.
Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa Hoàng Sa quần đảo quê ta, từ ngày giặc chiếm, Biển Đông phong ba, tàu lạ cướp giết ngư dân đau thương.
Hoàng Sa Hoàng Sa là bản hùng ca, Hoàng Sa Hoàng Sa lời thề còn vang,
người người còn nhớ, niềm đau quê hương, Tầu Cộng xâm lăng quần đảo thân yêu.
Năm tháng trôi qua vẫn ghi lòng. Lời thề cương quyết giữ non sông.
Sóng nước mênh mông còn ghi dấu vết, người chiến sĩ Hải Quân, trận tử chiến năm xưa.
Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, vang vang lời thề, vang vang lời thề, vang vang lời thề , chiếm lại Hoàng Sa.



[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=3wehTVT67Qk[/YOUTB]​

25-11-2011 trong phiên chất vấn của các Đại biểu Quốc Hội tại Hà Nội, để trả lời những câu hỏi dồn dập của các Đại Biểu Quốc Hội về khả năng và chiến lược của chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nhất là tại Biển Đông. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Việt Nam hiện tại, nắm lấy cơ hội, ông lên tiếng tố cáo trước Quốc Hội: Năm 1974 Trung Quốc dùng võ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của ”Chính quyền Sàigòn” và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa-VNCH-đã lên tiếng phản đối sự xâm lăng Trung Quốc và đề nghị LHQ can thiệp…Như thế lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ sử liệu và pháp lý để khẳng định điều này. Nhân cơ hội này, Thủ tướng Dũng khơi dậy ký ức về Trường Sa: Năm 1975 chúng ta tiếp quản 5 đảo tại quần đảo Trường Sa: Đó là đảo Trường Sa, đảo Song tử, đảo Sinh tồn, đảo Nam yết và đảo Sơn ca. Tất cả 5 đảo này đểu do quân đội của chính quyền VNCH đang quản lý và ta đến tiếp quản… Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất trong các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường sa, có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số 21 hộ, 80 khẩu trong đó có 6 khẩu đã sinh ra và lớn lên trên những đảo này….
Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, vang vang lời thề, vang vang lời thề, vang vang lời thề , chiếm lại Hoàng Sa. __________________
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ngày này 38 năm về trước, quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược.

Tính theo lịch âm, hôm đó là ngày 27 tháng Chạp năm Quý Sửu. Chỉ còn 3 ngày nữa thì sang Tết Nguyên đán Giáp Dần.

74 chiến sĩ Hoàng Sa anh dũng hy sinh nhưng không giữ được đảo.


Năm đó, 74 gia đình không có tết. Chỉ có những vành khăn tang, nỗi đau và nỗi uất hận.


Cho đến bây giờ, không biết phần mộ các anh đã được đồng đội, người thân mang về qui tập đầy đủ chưa hay vẫn có những chiến sĩ nào đó còn gửi mình nơi biển cả?


Năm 2011 vừa qua, có hai sự kiện liên quan đáng chú ý:


Ngày 24/7 hàng trăm người đã vinh danh các liệt sĩ Hoàng Sa, Trường Sa trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Người biểu tình trân trọng giơ những tờ biểu ngữ ghi riêng tên từng liệt sĩ lên quá đầu. Những tiếng hô gọi tên Các Anh rung chuyển Hồ Gươm trong một sáng hè. Cảm xúc lúc ấy thật khó tả, nó như có một cái gì đó gai gai chạy dọc cơ thể.




Ba ngày sau, một số nhân sĩ trí thức phối hợp với Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình tổ chức tại Sài Gòn lễ tưởng niệm chung các chiến sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.


Đây là những việc làm cụ thể, thiết thực cho việc hòa giải dân tộc. Hai sự kiện này được các cơ quan truyền thông quốc tế loan đi rộng rãi và dư luận đặc biệt chú ý. Thêm rất nhiều người biết đến Tổ quốc ta còn có Hoàng Sa hiện đang nằm trong tay Trung Quốc. Thêm rất nhiều người biết đến việc có 74 chiến sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống khi bảo vệ Hoàng Sa.


Xin bày tỏ lòng biết ơn về sự hy sinh cao cả của Các Anh. Trước linh hồn Các Anh, xin được thắp nén hương với tất cả lòng thành kính.


Những ai quan tâm đến vận mệnh của Tổ quốc đừng bao giờ quên nỗi đau Hoàng Sa.

Sóng biển chiều nay cuồn cuộn quá
Còn đây uy dũng pháo Hoàng Sa
Vành khăn tang trắng đầu con trẻ
Kinh buồn vĩnh biệt tiếng cười cha ….
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

cũng ko làm gì được bọn tàu khựa đâu...
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

HÔM NAY 17/2 HÃY TƯỞNG NIỆM - TƯỞNG NHỚ ĐẾN CÁC LIỆT SĨ và ĐỒNG BÀO đã nằm xuống trong cuộc CHIẾN TRANH VỆ QUỐC CHỐNG LẠI SỰ XÂM LĂNG CỦA BỌN BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN BẮC KINH



Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê,

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3

. Thời gian 17 tháng 218 tháng 3 năm 1979 Địa điểm Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam. Kết quả Trung Quốc rút quân. Cả hai phía tuyên bố chiến thắng. Tham chiến Giải phóng quân Trung Quốc Quân đội Nhân dân Việt Nam Chỉ huy Dương Đắc Chí
Hứa Thế Hữu Văn Tiến Dũng
Đàm Quang Trung
Vũ Lập Lực lượng 300.000-400.000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)[1]
(lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)[2] 60.000-100.000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)[2] Tổn thất Tranh cãi, 20.000+ bị giết [3] Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy. [3]
Nguồn 2: ~13.000 chết[4]
Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương[1]
Tranh cãi, 20.000 chết hoặc bị thương.[1]
Nguồn 2: ~8.000 chết[4]
Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết.[3]
Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng[1] .

 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước





Chưa bao giờ, mình thấy 1 nghĩa trang hiu quạnh như vậy, như chiều qua (22/9/2011) vào Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) Phường Duyên Hải, TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai), nằm ngay trên sườn đồi, cạnh đường biên sông Hồng và phía sau NT, bên kia sông là thị trấn Hà Khẩu, Trung Quốc.
Theo danh sách ghi trên bia đá trong NTLS Duyên Hải, cả NT có 93 ngôi mộ, trong đó có 46 mộ LS vô danh, hy sinh năm 1953; thêm 4 phần mộ khác vô danh hoàn toàn. Thế nhưng khi đọc bia trên các phần mộ, mình thấy phần lớn bia đều ghi “Liệt sĩ Bảo vệ Tổ quốc”. Đồng nghiệp mình ở Lào Cai, lắc đầu và chỉ bảo cặn kẽ: “Đó là phần mộ các LS hy sinh trong chiến tranh biên giới, chống quân Trung Quốc xâm lược từ 1979 đến 1989.
Mình lẩn mẩn đếm, đọc danh sách và 43 phần chữ ghi trên bia mộ “có danh tính” còn lại, để rồi rưng rưng khóe mắt: Chỉ có 7 LS đầy đủ họ tên, năm sinh, quê quán, đơn vị, ngày hy sinh… Những người còn lại, đều thiếu thông tin, đủ bề (1 LS có cấp bậc; 10 LS có đơn vị; 3 LS chỉ có tên mà không có họ; 18 LS có quê quán và 32 LS xác định được ngày hy sinh)…
Trong số những LS có danh tính, 2 LS hy sinh ngay trong ngày 17/2/1979 – khi quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công, đánh chiếm thị xã Lào Cai, đó là: LS Đỗ Mạnh Cường, sinh năm 1958, quê quán Tự Cường, Tiên Lãng, TP. Hải Phòng, khi hy sinh là chiến sĩ thuộc C3, D7, E124 và mới tròn 21 tuổi; LS Nguyễn Xuân Hải, sinh năm 1960, quê quán Xuân Khê, Sông Thao, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ), ngã xuống khi 19 tuổi, với dòng chữ ghi đơn vị chỉ vẻn vẹn “Biên phòng Lào Cai”.
Trước ngày 17/2/1979, cũng có 1 chiến sĩ của E192 ngã xuống và phần mộ đang nằm tại NTLS Duyên Hải, đó là LS Nguyễn Văn Khoái, sinh năm 1958, quê Phú Xuyên, Hà Tây (nay là Hà Nội), hy sinh ngày 9/1/1979.
Sau sự kiện tháng 2/1979, vẫn có những người nằm xuống, vì chủ quyền biên giới. Đó là LS Nông Trung, công tác tại Sở Văn hóa tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ), hy sinh ngày 27/6/1980; Hạ sĩ Lê Huy Cảnh, ở Cốc Lếu, TP. Lào Cai, trinh sát thuộc D8, E149, F356, Quân khu II, hy sinh 28/9/1984; LS Lương Thị Bé, sinh năm 1966 ở Kiến Xương, Thái Bình, Công nhân đường bộ Lào Cai, hy sinh 6/4/1986; LS Phạm Đình Quý, quê quán Nghi Lộc, Nghệ An hy sinh đúng ngày 30/4/1993 khi đang là Công nhân Cty Cầu Lào Cai..
Trẻ nhất và hy sinh gần đây nhất là chiến sĩ Biên phòng Đồn 257 – Bát Xát Hoàng Minh Vượng, sinh ngày 5/7/1984, quê ở Xuân Lũng, Lâm Thao, Phú Thọ, ngã xuống ngày 27/5/2004, tròn 21 tuổi.
Các anh các chị nằm trong khu vực vành đai biên giới, phía sau là sông Hồng ngầu đỏ cuộn chảy ngày đêm, phía trước là con đường trải nhựa, chạy từ Trung tâm TP Lào Cai, ra cửa khẩu Kim Thành mới mở với ầm ào máy móc, đang hối hả xây dựng nhà xưởng, Khu Công nghiệp – Thương mại, khách sạn nhiều sao… NTLS nơi các anh chị nằm, chẳng phải heo hút trong rừng, trên núi, ở những địa bàn vùng sâu – vùng xa, thế nhưng hiu quạnh và ngổn ngang đến không thể ngờ nổi và mình, đã phát khóc.
Không thể không khóc, khi NTLS được khóa cứng bằng ổ khóa hoen rỉ, gọi vào số điện thoại của người Quản trang, ghi trên tường rào, chỉ thấy “ò e í” và mình phải trèo tường, vào thăm các chị các anh.
Không thể không khóc, khi đường bê tông vào tượng đài, đến các hàng mộ chí, đều xanh rì rêu phủ – Hình như, rất lâu rồi, chẳng ai ghé vào thăm…
Không thể không khóc, khi lá khô rụng dày trên mộ, mặt đường và mọi nơi trong NT, từ lâu lắm rồi…
Không thể không khóc, khi chứng kiến cảnh hương tàn khói lạnh, những chân hương mốc thếch, trắng bợt màu dãi dầu mưa gió, cây dại mọc cao hơn mộ chí, dây leo quấn chặt bát hương – chân hương…
Không thể không khóc, khi trên bia mộ chí và bia đá danh, chỉ vẻn vẹn những thông tin ít ỏi về các anh (nhưng chắc chắn sẽ có đầy đủ trong hồ sơ chính sách – quân lực), với đủ loại kích thước mộ bia, nét chữ mà có thể người thân, gia đình các anh tự làm, tùy điều kiện… kinh tế khá giả hay eo hẹp.
Không khóc sao được, khi so sánh với các NTLS khác, mộ bia đều tăm tắp, chung ngôi sao trên chóp, như thể đội ngũ chào cờ, quân phục sáng ngời. NTLS các anh chị nằm bây giờ, cũng thành đội hình, nhưng như thể hồi bao cấp thiếu thốn, bộ đội mình, mỗi người mặc 1 loại quân phục cũ kỹ khác nhau: Áo bay, áo chít, K82…
Lâu nay, người ta nói rất nhiều về công tác tu tạo, chăm sóc phần mộ, NT nơi an nghỉ của các Anh hùng LS. Không chỉ Nhà nước trích Ngân sách để đầu tư tu bổ NTLS, mà nhiều địa phương còn vận động các nguồn đóng góp trong nhân dân để làm bia, quét dọn các mộ LS… Đặc biệt, các địa phương đã quá quen với việc phát động các phong trào, hoạt động thiết thực (như: Tổ chức cho các em học sinh, Đoàn viên thanh niên tổ chức quét dọn vệ sinh khu NT, các bia, mộ liệt sĩ, dâng hương NTLS, thắp nến tri ân…), góp phần tạo cảnh quan sạch đẹp cho nơi yên nghỉ của các Anh hùng LS… Tại sao ở 1 Phường giàu mạnh của TP. Lào Cai mạnh giàu, người ta lại để NTLS hiu quạnh, ngổn ngang như vậy?..
Trong từng giai đoạn, người ta có thể phải giả bộ quên một số sự kiện, quãng thời gian, để giữ hòa khí, đảm bảo lợi ích quốc giá. Thế nhưng có 1 điều chắc chắn, người ta không thể chôn vùi được lịch sử – nhất là sự kiện, thời gian lịch sử đó phải đổi bằng máu của hàng vạn người đã ngã xuống, vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Người Việt vốn trọng tình nghĩa, nhớ ơn nguồn cội và trong mỗi người, đều thấm đẫm đời sống tâm linh. Người ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc để xây mồ mả cho người đã khuất, sao cho đàng hoàng, to đẹp, khói hương giỗ chạp mồng một, ngày rằm… cũng vì tâm niệm “trần sao, âm vậy”.
Mình cứ tẩn mẩn: Liệu những Liệt sĩ, đã ngã xuống qua 3 cuộc chiến tranh, trong cả thời bình, đang nằm trong khuôn viên thực tại mà mình đã thấy, ghi lại trong NTLS Duyên Hải, Lào Cai ngày hôm qua, có được “nhớ ơn”, “ghi công” như dòng chữ vàng trên Đài Liệt sĩ xanh rêu?..



TÙ BINH TRUNG QUỐC







admin_05.gif
Hình ảnh trong chiến tranh 1979

Tin Đời sống, Xã hội - Tin moi, tin tuc nong, tin hot, tin tuc doi song xa hoi hang ngay









NHỮNG NGÀY VỆ QUỐC NĂM 1979.....HÀ NỘI & SÀI GÒN



Hà Nội quyết tử

Đường phố Hà Nội năm 79




...

Thành Phố Hồ Chí Minh những năm 79 ,80


Liên Xô giúp đỡ ta bằng máy bay vận tải chở hàng ngàn quân từ chiến trường Campuchia ra Bắc ...

"Điều Trung Quốc không
lường hết là cuộc chiến 79
giống như một nhát cuốc tàn
bạo, lật thẳng "tấm ván thiên"
chôn nỗi căm thù sâu thẳm và
âm ỷ của các dân tộc Việt với
kẻ xâm lược ngàn năm từ
phương Bắc."





Đội quân Trung Quốc hùng hậu với 600.000 người đã tấn công Việt Nam dọc theo toàn tuyến biên giới dài 1.460 km. Việt Nam chỉ có hai sư đoàn để chống lại 44 sư đoàn Trung Quốc. Khoảng 85% binh lính Việt Nam khi đó đang đóng tại Campuchea, cách xa hàng ngàn cây số. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thất bại trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng: Việt Nam đã hành động tuyệt vời mà không cần có vai trò cơ bản của các lực lượng chính quy.

Các đơn vị biên phòng và dân quân địa phương đã tỏ rõ sức kháng cự mãnh liệt trước kẻ thù xâm lược. Những toán quân Trung Quốc chỉ di chuyển được có 15 km trong lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày đầu của cuộc chiến. Chỉ vài ngàn lính biên phòng Việt Nam nhưng đã ngăn cản được cả một đoàn quân.

Chỉ sang ngày thứ ba dân quân Việt Nam mới tham chiến. Các toán quân Trung Quốc di chuyển dọc theo những con đường hẹp trong rừng rậm – địa thế xung quanh rất tiện lợi cho việc gài bẫy. Các binh lính Việt Nam dần dần đã chia cắt quân đội địch thành nhiều mảnh.

Các binh lính Việt Nam đi theo sau cuộc triệt thoái của quân đội Trung Quốc trong hai tuần và đã tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc. Họ còn phá hủy tới 50% vũ khí hạng nặng của quân đội Trung Quốc được sử dụng cho cuộc gây hấn này.

Những dấu tích của cuộc chiến vẫn còn vang vọng lại cho tới hôm nay


Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[34] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng SơnCao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[35], chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động[1]. Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu III cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[36] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[33] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn nhưng rốt cục không tham gia.

Ngày ấy 33 năm trước












 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

3 “nhát dao” chặt đứt đường lưỡi bò

Theo báo: Dân trí


Việc thăm dò và vẽ lại bản đồ Biển Đông được phối hợp bởi 13 cơ quan, trong đó có cả Bộ Công an... nhằm tuyên bố lập trường của Trung Quốc về lãnh thổ diễn ra đồng thời với việc khủng bố ngư dân Việt Nam thể hiện thái độ gây hấn của Trung Quốc.



Zhang Yunling, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc Học viện KHXH Trung Quốc vừa khẳng định việc thăm dò và vẽ lại bản đồ Biển Đông được phối hợp bởi 13 cơ quan, trong đó có cả Bộ Công an... nhằm tuyên bố lập trường của Trung Quốc về lãnh thổ diễn ra đồng thời với việc khủng bố ngư dân Việt Nam thể hiện thái độ gây hấn của Trung Quốc.

Về luật mà nói…

Chỉ nội cái việc chưa bao giờ dám thẳng thắn đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế đã cho thấy Trung Quốc tự biết họ yếu thế như thế nào trong luận điểm về chủ quyền Biển Đông. Đã là “cây ngay” thì cớ gì phải sợ “chết đứng”?! Tất cả những gì có thể “nặn ra” để bảo vệ đường lưỡi bò đều là cưỡng từ đoạt ý. Như đã biết, Trung Quốc đã “quốc tế hóa” luận thuyết “đường lưỡi bò” vài năm gần đây.

Tháng 5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên gửi kèm tấm bản đồ “đường lưỡi bò” trong lá thư đệ trình Ủy ban LHQ về ranh giới thềm lục địa (CLCS) với nội dung phản đối cách tính thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia. Ý tưởng “đường lưỡi bò” xuất hiện năm 1947 khi Trung Hoa Dân Quốc đưa ra một bản đồ với 11 vạch uốn éo tạo thành hình chữ U bao bọc gần như trọn khu vực Biển Đông.

Sau khi tuyên bố độc lập năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sử dụng bản đồ trên, với sự “giản lược” bớt hai vạch (còn 9 vạch) sau năm 1953. Từ đó, cái “hình minh họa” với “đường lưỡi bò” 9 vạch bắt đầu được xem là bản đồ chính thức của Trung Quốc trong tất cả cuộc tranh luận về phân định biên giới lãnh hải tại Biển Đông với các nước khu vực. Lý lẽ tối giản của “đường lưỡi bò” là những gì nằm bên trong nó, từ các hòn đảo đến “đảo liền kề” và “vùng biển liên quan”, đương nhiên phải thuộc Trung Quốc, dù những thuật từ trên chưa bao giờ được sử dụng trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS)!

Xét về mặt luật, luận điểm “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có giá trị pháp lý quốc tế. Lori F. Damrosch, Giáo sư Công pháp quốc tế thuộc Đại học Columbia (Mỹ), đã vạch ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận riêng. Và nhận định về “đường lưỡi bò”, một trong những chuyên gia luật hàng hải hàng đầu châu Âu, Giáo sư Erik Franckx thuộc Vrie Universiteit Brussel (Bỉ), kết luận (trong một cuộc hội thảo Biển Đông tại TP HCM) rằng, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” hoàn toàn “thiếu cơ sở thuyết phục” và do đó nó sẽ “gây ra nhiều phiền toái nếu tiếp tục được xem như là một phần trong chính sách của Trung Quốc lẫn của Đài Loan”.




Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển Latinh – Việt Nam của Giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của “Paracel hay Cát Vàng” (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay (ảnh và chú giải: Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)
Và trong cuộc hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông tại Washington DC giữa năm 2011, giới nghiên cứu quốc tế tiếp tục đập bẹp cái “lý thuyết chủ quyền” bằng luận điểm đường lưỡi bò cùng những “cơ sở lịch sử của nó”. Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban thư ký ASEAN, nói: “Tôi không cho rằng UNCLOS có thể xem lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ nhận định: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS”.

Rồi chuyên gia luật biển lừng danh Caitlyn Antrim, Giám đốc điều hành Ủy ban Pháp quyền đại dương Hoa Kỳ, bồi thêm: “Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó”…

Quan trọng nhất trong tất cả những điều quan trọng khi đề cập yếu tố (thiếu) cơ sở pháp lý của Trung Quốc là cái đường lưỡi bò của họ chẳng có tọa độ cụ thể gì cả. Liệu họ có thể nói chuyện một cách đứng đắn và có tư cách khi tranh luận về ranh giới chủ quyền cái mảnh đất nhà họ với người láng giềng, trong khi chẳng hề đưa ra rõ ràng và chính xác lằn ranh phân định diện tích mảnh đất mà họ đang giành, có thể nghe được như thế không? Họ chỉ tự tiện vẽ khoắng một khu vực rồi ngang ngược ngông cuồng nói nó thuộc về họ, có thể được chấp nhận sao? Liệu họ có đủ can đảm ra tòa không?

Về lịch sử mà nói…

Cần nhấn mạnh, tấm bản đồ đường lưỡi bò năm 1947 (có tài liệu ghi năm 1948) của Tưởng Giới Thạch là nằm trong một tập bản đồ tư nhân chứ không phải do nhà nước xuất bản. Và cần nhấn mạnh thêm rằng, những tấm bản đồ phổ biến hiện nay có vẽ đường lưỡi bò và được trưng ra làm “cơ sở lịch sử” đều được Trung Quốc phát hành từ năm 1950 trở về sau, chứ chẳng phải bản đồ cổ được in lại. Nó cho thấy rõ ràng là ngay cả việc vận dụng yếu tố lịch sử chủ quyền của Trung Quốc đã có một lỗ hổng to.

Năm 1951, trong Hội nghị San Francisco, đại diện Việt Nam đã nêu rõ: “Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam… xác nhận (rằng) chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Chẳng quốc gia nào trong 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco phản bác ý kiến trên. Là vì, chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã quá rõ ràng.



Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn khoảng năm 1838, đã vẽ “Hoàng Sa”, “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam (ảnh và chú giải: Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)
Năm 1974, trong quyển Les archipels de Hoàng – Sa et de Trường – Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d’ histoire et de géographie” (Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam về lịch sử và địa lý – ảnh), nhà Nghiên cứu Võ Long Tê đã đưa ra nhiều tài liệu cổ, từ Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư (có lẽ được soạn thời Chúa Trịnh); Phủ biên tạp lục của cụ Lê Quý Đôn, rồi Lịch triều Hiến Chương Loại chí của cụ Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định đại nam hội điển sử lệ, Đại Nam nhất thống chí, đếnQuốc triều sử toát yếu… để chứng minh hùng hồn và xác thực rằng Hoàng Sa và Trường Sa (hai trong vô số quần đảo ở Biển Đông nằm trong cái đường lưỡi bò) là thuộc Việt Nam… Và trong luận án tiến sĩ đề tài chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa năm 2002, sử gia Nguyễn Nhã cũng nói rõ như sau:

Một là, nhà nước Việt Nam trong ba thế kỷ từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã tổ chức đội Bắc Hải đi tìm kiến hải vật ở khu vực Bắc Hải tức khu vực quần đảo Trường Sa và cả Côn Đảo, Hà Tiên cũng ở phía Nam của Đại Việt. Phủ Biên Tạp Lục (1776) của Lê Quý Đôn và rồi Đại Nam Nhất Thống Chí (khởi soạn 1848, in năm 1910) của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đều khẳng định: “Đội Bắc Hải, khiến đội Hoàng Sa kiêm quản, ra Bắc Hải, các đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật”. Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 của Lê Quý Đôn còn cho biết thêm rằng, sở dĩ nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm quản đốc đội Bắc Hải này vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi tức là những mặt hàng đồi mồi, hải ba, đôn ngư (cá heo lớn như con heo), lục quý ngư, hải sản (con đỉa biển), còn những vàng bạc và các của cải quý báu khác thì ít khi họ tìm kiếm được. Vậy là do đội Bắc Hải ít khi tìm kiếm được các sản vật quý trong đó có vàng bạc hay súng ống nên các chúa Nguyễn đã để cho cai đội Hoàng Sa kiêm quản (…).

Hai là, Trường Sa chịu sự quản lý hành chính của Quảng Ngãi. Bởi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là một. Tỉnh Bình Thuận chỉ cung cấp suất đinh cho đội Bắc Hải mà thôi. Mà chúng ta đã biết Hoàng Sa nằm trong cương vực, vùng biển của Quảng Ngãi, do Quảng Ngãi quản hạt. Đến năm 1933, quần đảo Trường Sa mới được tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) quản lý về mặt hành chính. Năm 1956, tỉnh Bà Rịa được đổi tên là Phước Tuy (Nam Bộ). Năm 1982 lại do tỉnh Phú Khánh (Trung Bộ) quản lý và trở thành một huyện đảo.




Đây là một trong những bản đồ trong “Phủ Biên tạp lục” do cụ Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa – Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này (ảnh và chú giải: Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Ba là, những hoạt động liên tục, định kỳ của thủy quân từ đầu nhà Nguyễn, cụ thể bắt đầu từ năm 1816 tại quần đảo Hoàng Sa mà như ta đã biết thời kỳ này Hoàng Sa và Trường Sa là một. Đó là những việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ của thủy quân, việc cắm mốc chủ quyền, dựng bia thành lệ hàng năm đến từng hòn đảo được ghi trong sách Hội Điển triều Minh Mạng.

Bốn là, năm 1933 khi chưa có nước nào, kể cả Trung Quốc đặt vấn đề chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây. Như thế, nhân danh Vương quốc An Nam theo Hiệp ước Pháp – Việt 1874 cũng như Hiệp ước 1884, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu (…). Điều cần nói thêm là, khi chính quyền thực dân Pháp tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây vào năm 1930 đến 1933, thì cũng chưa có một quốc gia thứ ba nào đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (Spratley).

Năm là, ngoài sự sáp nhập Trường Sa về mặt hành chính của chính quyền thực dân Pháp vào cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, đất Nam Kỳ theo Hiệp ước Pháp Việt 1862, 1874. Chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã có những hành động cụ thể như xây dựng bia chủ quyền, xây dựng trạm khí tượng, trạm vô tuyến ở đảo Itu – Aba cùng trại binh ở quần đảo Trường Sa. Suốt thời gian từ năm 1927 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã thường xuyên tổ chức khảo sát hay khai thác ở quần đảo này.

Sáu là, các chính quyền ở Việt Nam có trách nhiệm quản lý vùng Biển Đông trong các thời kỳ chủ quyền bị xâm phạm cũng luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (…). Chúng ta cần lưu ý rằng, chế độ cai trị ở Nam Kỳ mà quần đảo Trường Sa được sáp nhập là chế độ thuộc địa, trực trị khác với chế độ bảo hộ ở miền Trung. Vì thế cung cách xử lý chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Pháp cũng khác với Hoàng Sa, ngoài việc nhân danh Vương quốc An Nam theo Hiệp định 1884, Pháp còn nhân danh chính quyền thực dân trực trị để chiếm hữu Trường Sa, nên đã làm thủ tục nghi thức truyền thống phương Tây. Song dù với danh nghĩa gì đi nữa thì việc sáp nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, lãnh thổ của Việt Nam là một thực tế, đã có một giá trị pháp lý quốc tế trong khi chưa có một nước thứ ba nào chiếm hữu thực sự quần đảo Trường Sa.

Bảy là, từ sau tháng 4/1956, khi quân viễn chinh Pháp rút, các chính quyền ở Nam Việt Nam quản lý Trường Sa, luôn có những hành động bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đến năm 1975, khi giải phóng miền Nam Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản, tiếp tục trấn giữ, thực thi chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên quần đảo Trường Sa. Mọi sự xâm chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc cũng như các nước khác trong các thời kỳ đã qua cũng như hiện nay đều vi phạm pháp lý quốc tế.

Phần mình, Trung Quốc đưa ra bằng chứng gì? Một trong những bằng chứng của họ là dấu vết những đồng bạc và cổ vật Trung Quốc rải rác tại Hoàng Sa – Trường Sa (cũng như một số hòn đảo khác trong Biển Đông). Rõ quá còn gì, không có người Trung Quốc đặt chân đến sống thì làm sao có những đồng xu và vật dụng Trung Hoa ở đó! Quả thật là cực kỳ thuyết phục! Hảo lý, hảo lý! Thế, liệu các cuộc khảo cổ cũng tìm thấy đồng xu Pháp hoặc Tây Ban Nha tại Thượng Hải thì Thượng Hải thuộc chủ quyền Pháp và Tây Ban Nha à? Vậy liệu Hải Nam (Trung Quốc) khai quật được tiền xu cổ của người Việt thì nên chăng Việt Nam bây giờ cũng có thể “đương nhiên” khẳng định, với “chứng cứ lịch sử không thể chối cãi”, rằng Hải Nam là của Việt Nam?

Về tính chính danh mà nói…

Bởi lập luận của họ thiếu tính pháp lý và cũng chẳng đủ bằng chứng lịch sử nên cuối cùng cái sự nhăng cuội của họ đã làm họ mất đi cái tính chính danh. Mà đã không có tính chính danh thì không đáng mặt quân tử – văn hóa triết học Trung Hoa cổ đã chỉ ra như vậy. Xin nhớ cho rằng, “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận; ngôn bất thuận tắc sự bất thành”!

Theo Mạnh Kim

Petrotimes
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

I – Mục đích & Ý nghĩa hoạt động của ChimCanhVn :

Tạo một sân chơi, một nơi giao lưu dành cho tấ cả mọi người yêu thích chim cảnh.
Phục vụ cho các nhu cầu như : trao đổi kinh nghiệm về nuôi dạy, bẫy, bắt, thuần hóa chim cảnh.
Nguyên tắc của chúng tôi : ChimCanhVn được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính trị, phi tôn giáo.
Đáp ứng mạnh mẽ và phong phú cho nhu cầu giao lưu, học hỏi, giải trí trên internet của tất cả mọi người, giúp các bạn ngày càng gần gũi hơn.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

I – Mục đích & Ý nghĩa hoạt động của ChimCanhVn :

Tạo một sân chơi, một nơi giao lưu dành cho tấ cả mọi người yêu thích chim cảnh.
Phục vụ cho các nhu cầu như : trao đổi kinh nghiệm về nuôi dạy, bẫy, bắt, thuần hóa chim cảnh.
Nguyên tắc của chúng tôi : ChimCanhVn được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính trị, phi tôn giáo.
Đáp ứng mạnh mẽ và phong phú cho nhu cầu giao lưu, học hỏi, giải trí trên internet của tất cả mọi người, giúp các bạn ngày càng gần gũi hơn.

CHÚNG TA KHÔNG KHÔNG THAM GIA CHINH TRỊ NHƯNG KHÔNG VÔ CẢM TRƯỚC SỰ XÂM LĂNG CỦA KẺ THÙ NGÀN NĂM
................
...................Vô cảm đến từ đâu?

chúng ta cần phân biệt ba cấp độ vô cảm khác nhau trong đời sống hàng ngày.

Thứ nhất, vô cảm trước người khác - hiểu theo nghĩa là một hay nhiều người cụ thể, ở ngay trước mặt, như người thân trong gia đình, hàng xóm hay bất cứ ai đó gặp tai nạn ngoài đường.

Thứ hai là vô cảm trước đất nước hiểu theo nghĩa một cộng đồng mà mỗi người là một thành viên.

Thứ ba là vô cảm trước đồng loại, bao gồm cả những người ở xa, xa xôi và xa lạ, thuộc một đất nước khác hay một lục địa khác.

Tạm thời, chúng ta gác loại vô cảm thứ ba lại. Chỉ tập trung vào hai loại vô cảm thứ nhất và thứ hai. Lý do: một, đó là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay; hai, sự vô cảm thứ ba chỉ khắc phục được nếu người ta đã vượt qua được hai loại vô cảm đầu tiên: Không hy vọng có người biết xúc động trước nỗi đau khổ của ai đó, ở châu Phi chẳng hạn, nếu người ta cứ dửng dưng trước những đau khổ ngay trước mặt và trước mắt mình. Nếu có, đó chỉ là chút cảm xúc mang mùi lãng mạn chủ nghĩa; nó thoáng qua, rồi tắt, chứ chắc chắn sẽ không dẫn đến bất cứ một hành động cụ thể nào cả.

Trong hai loại vô cảm trên, xin phân tích loại vô cảm trước đất nước trước. Vì câu trả lời tương đối đơn giản và dễ có sức thuyết phục nhất.

Vô cảm trước đất nước có nhiều biểu hiện, nhưng trung tâm vẫn là sự dửng dưng, hay nói theo chữ quen thuộc ở Việt Nam lâu nay, là mặc kệ. Đất nước nghèo đói ư? – Mặc kệ! Đất nước càng ngày càng lạc hậu ư? – Mặc kệ! Sự bất bình đẳng trong nước càng ngày càng trầm trọng; khoảng cách giữa giàu - nghèo càng ngày càng lớn; người giàu càng ngày càng giàu và người nghèo càng ngày càng nghèo ư? – Mặc kệ! Nạn tham nhũng càng ngày càng hoành hành, càng phá nát nền kinh tế quốc gia ư? – Mặc kệ! Xã hội càng ngày càng băng hoại; văn hóa càng ngày càng suy đồi; giáo dục càng ngày càng xuống cấp ư? – Mặc kệ! Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bắt bớ và giết hại ngư dân Việt Nam ư? – Mặc kệ!

Dửng dưng hay mặc kệ trước những vấn đề liên quan đến danh dự quốc gia cũng là một sự vô cảm. Cái gọi là danh dự quốc gia có nhiều cấp độ khác nhau. Một vị nguyên thủ hay quan chức cao cấp khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cần giữ gìn quốc thể (ngay cả cách bắt tay: trong lúc đối tác đưa một tay; còn mình thì đưa cả hai tay, làm toát lên vẻ gì như nịnh bợ, hoặc ít nhất, khúm núm một cách quá đáng như hiện tượng được nhiều blogger Việt Nam nêu lên gần đây, cũng liên quan đến quốc thể). Ngay cả người bình thường, trong những hoàn cảnh bình thường, khi tiếp xúc với người ngoại quốc, cho dù chỉ là một du khách bình thường, cũng cố gắng không để họ đánh giá thấp dân tộc của mình. Ngược lại, cứ mặc kệ tất cả, ai khinh thì khinh, ai ghét thì ghét, miễn có chút lợi nhỏ là mình cứ làm: Đó là vô cảm.

Bình thường, người ta hay quy chung cả hai khía cạnh ở trên (sự quan tâm đến vận mệnh và danh dự của đất nước) vào phạm trù yêu nước. Tuy nhiên, theo tôi, đó là điều không nên. Nói đến yêu nước, thứ nhất, là chỉ tập trung ở khía cạnh tình cảm; và thứ hai, một cái gì có tính chất tự nguyện. Ở Tây phương hiện nay, rất hiếm khi người ta đề cập đến lòng yêu nước. Người ta chỉ đề cập đến tinh thần trách nhiệm (trong trường hợp trên) và sự tự trọng (trong trường hợp dưới).

Trách nhiệm có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Đóng thuế và thi hành các bổn phận công dân như chấp hành pháp luật, tham gia bầu cử... là những trách nhiệm bắt buộc. Nhưng ứng cử, tranh đấu cho một chính sách mà mình tin là đúng đắn, bảo vệ môi trường sinh thái, v.v... là những trách nhiệm tự nguyện.

Sự tự trọng cũng thuộc phạm vi tự nguyện. Nó thuộc phạm vi văn hóa hơn là pháp luật.

Ở Tây phương, người ta dùng pháp luật để cưỡng chế loại trách nhiệm thứ nhất trong khi đó họ lại dùng giáo dục để khuyến khích loại trách nhiệm thứ hai và nuôi dưỡng lòng tự trọng đối với cá nhân cũng như đối với đất nước.

Ở Việt Nam, từ xưa, cha ông chúng ta cũng từng ra sức giáo dục và nuôi dưỡng cả loại trách nhiệm tự nguyện lẫn lòng tự trọng trong những phạm vi liên quan đến quốc gia và quốc thể. Những câu tục ngữ và ca dao quen thuộc như “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” hay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng”, “khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” là thuộc loại đó.

Trong lịch sử, người Việt Nam từng chứng tỏ ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng cao trong những vấn đề liên quan đến đất nước. Không có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng ấy, chắc chắn Việt Nam không thể giành được độc lập sau một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ và cũng không thể giữ được độc lập trước bao nhiêu cuộc xâm lược khác, sau đó.

Thế nhưng, gần đây, mọi sự dường như khác hẳn. Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, thậm chí giết ngư dân Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Trung Quốc lũng đoạn kinh tế Việt Nam, đưa di dân lậu tràn ngập vào Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền và độc lập của Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Chỉ có một số, một số thật nhỏ, biểu thị thái độ cảnh giác và phản đối sự uy hiếp ấy từ Trung Quốc qua một số cuộc biểu tình tại Sàigòn và Hà Nội. Điều đáng chú ý không phải là bản thân các cuộc biểu tình ấy mà là thái độ thờ ơ, thậm chí, thù nghịch của nhiều người chung quanh. Theo tường thuật trên các blog, không ít thanh niên lái xe qua, chõ miệng chửi những người biểu tình chống Trung Quốc là “Đồ điên!”

Sự thờ ơ, dửng dưng cũng biểu hiện rất rõ qua thái độ của các cán bộ cao cấp thuộc loại đầu ngành ở Việt Nam. Những sơ sót liên quan đến các bản tin Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từng làm xôn xao dư luận trong cộng đồng mạng, theo tôi, cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng ấy. Chính quyền các địa phương để cho Trung Quốc thuê rừng, kể cả rừng đầu nguồn và có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam, ngoài chuyện có thể bị mua chuộc, phần nào cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng như thế. Dường như người ta chỉ cần vơ vét lợi nhuận riêng, còn chuyện quốc gia và quốc thể thì mặc kệ. Bất cần.

Những sự thờ ơ, dửng dưng, mặc kệ và bất cần ấy thực chất là một sự vô cảm.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hi hi. cái này thì cháu với chú thực sự mâu thuẫn nhau rồi. Cháu cũng thích nói chuyện về chính trị, cháu cũng có suy nghĩ như chú nhưng cháu phân biệt rạch ròi giữa việc nên nói chuyện chính trị ở đâu và lúc nào. Cháu quý chú bởi sự hiểu biết về chim cảnh nhưng cháu không đồng ý nếu lấy diễn đàn chim cảnh ra để nói chuyện chính trị. Cái này thì cả chú và Ngọc Tuân có lẽ nên xem lại hoặc nên thay đổi nội quy chăng???
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Mỗi ng lại có quan điểm chính trị riêng,đây là diễn đàn về chim cảnh nhưng nếu chủ quyền bị xâm phạm thì chúng ta cũng phải gác thú chơi qua 1 bên để giành lại phần chủ quyền đã bị xâm phạm ấy :)
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

hihi! đây là góc thành viên mà ...nơi góc nhỏ của diễn đàn để ..."..Tất cả những vấn đề như chúc mứng, chia buồn, nhờ vả, tâm sự, nhật ký...... của thành viên thì viết vào đây nhé."
Nơi đây để anh em mình trút bỏ sự giận dữ ,đồng cảm và suy nghĩ của mình ngoài những vấn đề về chim cảnh ,về trật tự của diễn đàn ...v..v...THÂN MẾN ....
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Đêm 6/4 TQ đã vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam


(GDVN) - Tỉnh Hải Nam Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam khi cho chạy thử tuyến du lịch từ Hải Khẩu-Hải Nam đến đảo Đá Bắc - thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đêm ngày 6/4/2012.

Trang mạng Tân Hoa xã, chinanews.com ngày 7/4/2012 đưa các bản tin có nội dung như sau:



* Du thuyền Công chúa Gia Hương tại bến tàu Căn cứ Tam Á - Cục Cứu hộ Nam Hải, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc ngày 6/4/2012.


"Vào 10 giờ tối ngày 6/4, tàu du lịch (du thuyền) “Công chúa Gia Hương”/Coconut Princess của Công ty TNHH Cổ phần Vận tải Eo biển Hải Nam đã xuất phát từ Tam Á, tiến hành chạy thử tuyến đường từ Tam Á ra đảo Đá Bắc (ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Theo phóng viên báo mạng Chinanews, Tân Hoa xã, 7 giờ tối cùng ngày, tại cảng căn cứ Tam Á-Cục Cứu hộ Nam Hải của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc có thể nhìn thấy, một vài nhân viên của được mời chạy thử theo tàu đã tiến hành chụp ảnh lưu niệm tại bến cảng.


Các nhân viên cho biết, đây là lần chạy thử tuyến đường này khi nào chính thức khai thông chưa xác định. Việc mua vé sẽ được xác định khi tuyến đường này chính thức được đưa vào hoạt động. Trong lần chạy thử lần này, chỉ có nhân viên được mời mới có thể lên tàu, đã từ chối khéo yêu cầu tham quan của phóng viên.


Ngày 5/4, Ủy ban Du lịch tỉnh Hải Nam cho biết, Hải Nam đang bắt tay chuẩn bị làm quy hoạch du lịch Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trợ lý Chủ tịch tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Du lịch tỉnh Hải Nam, Lục Chí Viễn cho biết, Hải Nam là tỉnh hải dương, luôn tìm cách khai thác chương trình đặc sắc du lịch trên biển.


Binh_si_HQVN_tuan_tra_tren_dao_An_Bang.jpg
Hải quân Việt Nam.


Ngay sau đó, ngày 6/4, Công ty TNHH Cổ phần Vận tải Biển eo biển Hải Nam ra thông báo cho biết, sau khi nhận được tài liệu “Ý kiến trả lời về việc đồng ý cho Công ty TNHH Cổ phần Vận tải Biển eo biển Hải Nam khai thác tuyến đường vận tải hành khách mới” từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hải Nam ngày 18/11/2011, Công ty này đã tích cực triển khai các công tác chuẩn bị sẵn sàng cho tuyến du lịch sinh thái từ Hải Khẩu đến đảo Đá Bắc và các hòn đảo lân cận của quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).


Hiện nay đã hoàn thành công trình cải tạo tàu của du thuyền “Công chúa Gia Hương”, có kế hoạch tiến hành hoạt động chạy thử tuyến đường từ Tam Á ra đảo Đá Bắc-Hoàng Sa vào lúc 22 giờ ngày 6/4/2012 (việc làm này đã được tiến hành).


Thông báo của công ty này nói, chuyến đi này là chuyến đi thử nghiệm của tuyến đường.


Ngày 6/4, Phó Phòng Quản lý Vận tải, Sở Giao thông tỉnh Hải Nam là Hoàng Bành trả lời báo chí cho biết, tuyến đường này dự kiến hành trình 2 ngày, một chiều mất khoảng 10 giờ. Hoàng Bành cho biết, tuyến du lịch Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) theo quy hoạch ban đầu chỉ có thể tham quan du lịch ở xung quanh đảo Đá Bắc-Hoàng Sa, sau đó quay trở về đảo Hải Nam.


Các nguồn tin từ báo chí Trung Quốc gần đây cho biết, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, việc khai thác du lịch ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) có lợi cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc".


Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.


quan_dao_hoang_sa1.jpg
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam

Phản ứng với hành động của phía Trung Quốc, ngày 9/4/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 9/4/2012 cho biết:


Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”


“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). ( >> xem chi tiết thông cáo của BNG)


Đông Bình (Theo Mofa, chinanews, Tân Hoa xã)


http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Dem-6...uyen-tai-quan-dao-Hoang-Sa-Viet-Nam/143028.gd


*


Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 9/4/2012​


Tân Hoa Xã ngày 07/4/2012 đưa tin tối ngày 06/4/2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa. Về việc này, ngày 09/4/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:


“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns120409175338/view
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Lời thề từ biển Đông

Quần đảo Trường Sa tháng 4 năm nay sẽ ghi nhớ một sự kiện cao quý: Sáu nhà sư tự nguyện ra tiếp quản các ngôi chùa ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn.
>> Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa
>> Kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng Trường Sa



Ý nguyện của họ thể hiện trong câu nói của Đại đức Thích Giác Nghĩa: “Nguyện là những người kế tiếp bảo vệ tổ quốc và tri ân những người đã ngã xuống dưới lòng biển khơi”.

Các nhà sư đã long trọng làm lễ cầu siêu cho 64 anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trong trận chiến không cân sức năm 1988.

Những trang sử còn ghi: Tuy lực lượng chênh lệch, nhưng các chiến sĩ của chúng ta đã dũng cảm giữ đảo. Khi tàu 605 bị bắn chìm, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ thấy có nguy cơ bị mất đảo, đã ra lệnh nhổ neo tàu 505 của mình, không phải để trốn chạy mà cho tàu trườn lên bãi đá Cô Lin tử thủ. Nhờ đó mà giữ được đảo này. Thượng úy Nguyễn Văn Chương, trung úy Nguyễn Sĩ Minh huy động anh em bị thương nhẹ đưa thương binh nặng và tử sĩ xuống xuồng, rồi một tay bám thành xuồng, một tay làm mái chèo bơi đi dưới mưa đạn của địch!…

Trước khi hy sinh, thiếu úy Trần Văn Phương tay đang cầm cờ tổ quốc, cố sức giương cao hơn nữa, và hô lớn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!”. Lời thề đó thể hiện ý chí của dân tộc, khắc ghi di chúc thiêng liêng của Đức vua Trần Nhân Tôn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.

Ý chí đó ngày nay mạnh hơn bao giờ hết. Phong trào ủng hộ “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”, “Tấm lưới nghĩa tình”, “Góp đá xây dựng Trường Sa” được mọi tầng lớp nhân dân ở tất cả vùng, miền nhiệt liệt hưởng ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “Việc các tăng sĩ được tiến cử đi làm nhiệm vụ Phật sự tại các chùa trên đảo thuộc huyện đảo Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường”.

Năm nay, có đoàn cán bộ các ngành, các nhà khoa học, cả đoàn ca múa, nhạc… ra Trường Sa để nghiên cứu, khảo sát, thực hiện và mở rộng các đề tài khoa học tại Trường Sa như: Trồng thử nghiệm nhiều giống rau, cây ăn trái chịu mặn, thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải trên đảo, chống rong rêu trên các thiết bị, ngoài ra còn nghiên cứu các vấn đề văn hóa, xã hội...

Nhiều tạp chí của sinh viên có những bài viết lặp lại tựa đề “Trường Sa không xa!”.

Cả nước đang làm mọi việc để Trường Sa dù trước bão dông vẫn bình an giữa lòng tổ quốc. Một chiến sĩ Trường Sa đã viết trong tờ nội san của mình: “Tiền nhân đã vạch lau lách, rừng bụi, bùn lầy để lãnh thổ nước ta vươn dài về phía nam, vượt sóng lớn trùng dương đến Hoàng Sa, Trường Sa làm thành trì bảo vệ vững chắc cho tổ quốc. Chúng ta, những người VN lớp con cháu phải có trách nhiệm giữ vững quê hương yêu dấu!”.

Hãy giữ ngọn lửa của liệt sĩ, anh hùng Trần Văn Phương trong tim mình.

Theo Tống Văn Công
Lao Động
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Mỹ bác bỏ yêu ma,Trung Quốc chứng minh có quái vật biển


94ff64b23bb78dimg.jpg


Sau bao nhiêu năm ấm ức vì bị Mỹ và các cường quốc phương Tây qua mặt ở đủ mọi lĩnh vực, mấy hôm nay, hẳn người Trung Quốc có thể ngẩng cao đầu, ít nhất là trong lĩnh vực khoa học, khi họ chứng minh được trên đời này vừa có ma quỷ, lại vừa có quái vật. Thật không hổ danh siêu cường đang trong thế vươn lên bá chủ hòan cầu!



Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Giữa thời buổi thế giới nhiễu nhương, trái phải không phân biệt được, ma quỷ người ngợm lẫn lộn, hôm 4/7, AFP đưa tin Cơ quan Dịch vụ Đại dương Quốc gia (NOS) thuộc Chính phủ Mỹ tuyên bố những sinh vật nửa người nửa cá hay chuyện xác chết biết đi là không hề tồn tại.

Thật tình, cảm xúc đầu tiên đến với nhiều độc giả khi đọc tin này, là người Mỹ quả nhiên thích đùa. Chẳng biết có phải vì nước Mỹ ngự trị trên đỉnh thế giới quá lâu và họ chẳng có việc gì nữa để nghiên cứu nên phải tìm vui trong mấy lời đồn đại nhăng nhít về quái vật, về ma mãnh?

Lời đồn, tin đồn thì có sao? Sống trong tin đồn riết rồi cũng quen mà, sao phải tốn tiền nghiên cứu khoa học rồi trịnh trọng tuyên bố với thế giới là: tin đồn đó là không có thực? Đúng là giầu quá hóa rồi, rỗi hơi, rách việc! Chúng ta cóc cần nghiên cứu gì hết và vẫn sống trong tin đồn, lời đồn mà có sao đâu? Đấy, mấy hôm nay tin đồn chả lao xao nhảy như tôm động trà cũng có sao đâu nhỉ? Mọi sự vẫn yên bình, thiên hạ hình như vẫn vô sự đó thôi.

Nếu không tin, quý vị có thể nhìn sang phần còn lại của thế giới, Việt Nam chẳng hạn, nơi có rất nhiều câu hỏi lớn mà dân tình đặt ra song tuyệt không thấy ai nghĩ đến chuyện trả lời cả.

Kết luận rút ra là người Mỹ hay quan tâm thái quá đến những gì dư luận để ý và họ máy móc đến nỗi vẫn nghiêm túc xem xét những vấn đề tưởng ai cũng biết rõ mười mươi là nhảm!

Nhưng sự gàn dở và ngớ ngẩn của người Mỹ không dừng lại ở đấy. Cũng trong hôm 4/7, báo chí cho hay các trường thuộc sở hữu của Giáo hội Cơ đốc ở bang Louisiana, Mỹ sẽ bắt đầu đưa thông tin về thủy quái trong hồ Loch Ness – sinh vật bí ẩn nổi tiếng nhất của Scotland - vào sách giáo khoa từ năm sau.

Mọi sách giáo khoa của họ sẽ công nhận quái vật hồ Loch Ness đang tồn tại trên địa cầu. Hơn nữa, người ta còn dự đoán, những cuốn sách công nhận thủy quái sẽ xuất hiện tại ít nhất 13 bang của Mỹ trong tương lai.

Mục đích của việc công nhận thủy quái hồ Loch Ness là bác bỏ thuyết tiến hóa của nhà tự nhiên học Charles Darwin và ủng hộ thuyết Sáng tạo, theo đó linh hồn người do Chúa tạo ra.

Trong khi một cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ chính thức bác bỏ những chuyện về quái vật, về xác chết biết đi, thì người ta lại ngang nhiên đưa quái vật hồ Loch Ness – với chúng ta, nó nhảm nhí chẳng kém gì chuyện người cá – vào sách giáo khoa và đàng hoàng dạy cho học sinh rằng không nên tin vào thuyết tiến hóa.

Quí vị thử nghĩ mà xem đây có phải là một trường hợp điển hình của chủ nghĩa tự do vô Chính phủ kiểu Mỹ hay không?

Có lẽ, chúng ta phải viết đơn kiến nghị gửi Chính phủ Mỹ để họ chấm dứt tình trạng dạy dỗ lăng nhăng chẳng có quy củ gì kẻo ảnh hưởng đến tương lai nền khoa học và sự đoàn kết một lòng của nước Mỹ.

Tự do, trong đó có quyền tự do tin vào những thứ mình cho là đúng miễn sao không ảnh hưởng đến người khác, cố nhiên rất đáng quý, nhưng cứ với đà này, mấy chốc mà Hoa Kỳ kiêu hãnh bị các đối thủ vượt qua dễ như trở bàn tay?

Xem nước Mỹ làm việc, rồi lai quay sau nhìn các đối thủ của Mỹ, ta sẽ thấy một trời một vực sự khác biệt. Và giả sử rằng đối thủ đáng gờm nhất của Mỹ là Trung Quốc, ta còn thấy rõ những khác nhau chan chát giữa hai bên, ít nhất là trong quan điểm về quái vật và về ma quỷ.

Dĩ nhiên, người Trung Quốc lâu nay vẫn tự vỗ ngực cho mình là trung tâm của thế giới với cách hành xử cũng tự cho rằng đầy đẹp đẽ, văn hóa, kể cả với những gì dị dạng, quái thai, nếu có lợi cho h.

Chuẩn quá rồi và cả thế giới đang hết sức tâm phục khẩu phục khi Trung Quốc chứng tỏ họ đã qua mặt được chú Sam, khi ngược lại với quan điểm của Cơ quan Dịch vụ Đại dương Quốc gia Mỹ, họ đưa ra những bằng chứng hết hùng hồn về sự tồn tại của quái vật, của ma mãnh.

Này, nếu quái vật không hề tồn tại trên đời, thì tại sao lại có cái gọi là đường lưỡi bò tham lam đòi đớp trọn biển Đông nhỉ? Ai mà trả lời được cơ chứ, nhưng hôm nay, các báo Việt Nam cho biết, nhiều học giả của Trung Quốc không đồng tình với cái lưỡi quỉ quái này.

Báo Báo trích lời các Giáo sư thuộc Đại học nhân dân Trung Quốc như sau: “Là người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ không phải loài dã thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải tính đến lợi ích của người khác”.

Rồi các giáo sư này phân tích: Nếu theo cái gọi là “đường chín đoạn” thì đường giới tuyến trên biển của Trung Quốc sẽ liếm tới đường bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Nếu nói toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc thì cả thế giới sẽ không chấp nhận nổi.

723214_Cai_banh_ngot_Trung_Quoc_.jpg



Chắc người Trung Quốc vẫn chưa quên giai đoạn mà họ được coi là "cái bánh ngọt".
Theo lập luận nói trên, nếu cái lưỡi bò kia cứ nhất định đòi liếm sạch biển Đông mà không tính đến lợi ích của người khác, thì nó hẳn là của một con dã thú – nếu không phải là quái thú – đến từ một nơi rừng rú man rợ không hề tồn tại pháp luật và đạo đức.

Chưa hết, để chứng minh rằng những con ma trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh không hẳn là bịa đặt, người Trung Quốc lại trưng ra những bằng cớ hết sức thuyết phục khác.

Hôm nay, báo chí và nhiều trang mạng Việt Nam đồng loạt cho biết Thông tấn xã Việt Nam đã chính thức bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa, được đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đi.

Ấy đấy, nếu người Trung Quốc quả không tin vào những chuyện liêu trai, thì sao họ có thể dựng lên những chuyện hòan toàn không có thật trên sóng truyền hình quốc gia như thế. Hơn nữa, rất có thể ma quỷ sẽ còn phải vái lạy cả nón, khi biết đầy đủ hơn về khả năng siêu việt của người Trung Quốc.

Chắc quý vị chưa quên, cách đây mấy tuần, một phát thanh viên của CCTV cũng đã thản nhiên tuyên bố “Philippines là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và Philippines thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đây là sự thật không thể tranh cãi".

Nhiều người tin đây là một pha nói hớ, nhưng nhìn cái đường lưỡi bò ngang ngược thì mới thấy, nếu ta cứ đổ riệt rằng đây là phát ngôn cố ý thì cũng là một trường hợp “oan Thị Mầu” hết sức điển hình!

Mà nói đâu xa, ngay các học giả có tiếng của Trung Quốc cũng phải thừa nhận, bản thân đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ là hòan toàn vô căn cứ, hoàn toàn không có thật, không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng không có chứng cứ pháp lý. Hành xử theo kiểu như vậy, quả nhiên Trung Quốc muốn chứng tỏ cho cả thế giới thấy những chuyện ma mãnh quỷ quái là hòan toàn có thật!

Cuối cùng, để làm rõ hơn ưu thế tuyệt đối của Trung Quốc trong cuộc so kỳ với Hoa Kỳ, xin được nhắc đến một câu chuyện về cái gọi là lòng yêu nước của người Trung Quốc.

Cách đây mấy ngày, người ta nghe tin gia đình Phùng Kiến Mai - thai phụ 7 tháng bị cưỡng chế phá thai tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - đã bị gán là "phản bội Tổ quốc" vì trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về vụ việc trên.

Hành xử tuyệt vời như vậy nhân danh lòng yêu nước vĩ đại, dân tộc Trung Hoa đã chứng tỏ họ ưu việt hơn hẳn người Hoa Kỳ, những người chấp nhận việc tự do truyền bá những kiến thức mà ít ai nghĩ là đúng, hay nói khác đi, là chấp nhận những thứ khác biệt với mình.



Nguồn xaluan.com
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hình ảnh những con dã thú sống trong rừng rậm ...:

images4.jpg
[/IMG]

images5.jpg
[/IMG]

images6.jpg
[/IMG]

index.jpg
[/IMG]

index1.jpg
[/IMG]

images2.jpg
[/IMG]
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Đội tàu Trung Quốc tới Trường Sa

Bốn tàu tuần tra của Cục Hải giám Trung Quốc tới một đảo trong quần đảo Trường Sa.

tau-hai-giam.jpg
Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tân Hoa Xã hôm qua đưa tin đội tàu hải giám khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam hôm 26/6 đi vào Biển Đông. Các tàu này tới đảo Châu Viên (người Trung Quốc gọi là đảo Hoa Dương). Theo kế hoạch, nhóm tàu sẽ thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra.
Trước đó trong một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho hay nước này đã thiết lập các đội tuần tra thông thường, "sẵn sàng chiến đấu" ở các vùng nước mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền và các quyền liên quan.
Sự hiện diện của đội tàu hải giám Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa ngang nhiên chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
Ông Nghị khẳng định hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Hải giám (Marine Surveillance) là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan tới biển được Trung Quốc thành lập vào năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm hoạt động trên các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
----------------------------------------
'Thành phố Tam Sa' được Trung Quốc chuẩn bị kỹ lưỡng

Một số cơ quan báo chí và các trang mạng của Trung Quốc đăng ý kiến phát biểu của một vài tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi quân sự hóa "Tam Sa", "trên các đảo của Tam Sa chỗ nào đóng quân được thì đóng quân".
Ngày 21/6, trang mạng của Bộ Dân chính Trung Quốc thông báo việc Quốc vụ viện nước này phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn không có pháp lý để thành lập đơn vị hành chính trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.
Đã từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ 17, các nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền, tiến hành quản lý, khai thác hòa bình liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi nó chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Các chứng cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này đang được lưu giữ không chỉ ở các cơ quan lưu trữ của Việt Nam, mà còn đang được lưu giữ ở trung tâm lưu trữ của các nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan, Anh...
Dai-nam-nhat-thong-toan-do_.jpg
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840). Ảnh tư liệu.
Giải thích cho thông báo về quyết định sai trái của phía Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Dân chính Trung Quốc cho rằng: "Trung Quốc là người phát hiện và đặt tên sớm nhất cho các quần đảo này". Cách giải thích này hoàn toàn trái với các quy định của luật pháp quốc tế. Nếu theo cách nghĩ của phía Trung Quốc thì có lẽ lãnh thổ của các nước sớm có nền hàng hải phát triển như Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha... sẽ trải khắp thế giới vì có biết bao hòn đảo trên các đại dương đã được những thương thuyền của các quốc gia này phát hiện và đặt tên cho nó.
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao phía Trung Quốc không đưa ra những căn cứ cụ thể để chứng minh cho lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc? Câu trả lời rất đơn giản là phía Trung Quốc hoàn toàn không có những căn cứ pháp lý, căn cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sử sách các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều khẳng định cương vực của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, các bản đồ của Trung Quốc cho đến tận đời nhà Thanh cũng chỉ vẽ điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ không gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc thường viện dẫn việc đô đốc Lý Chuẩn đổ bộ chớp nhoáng lên quần đảo Hoàng Sa năm 1907 để chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc", nhưng khi đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các nhà nước Việt Nam quản lý, khai thác từ hàng trăm năm trước.
Theo luật pháp quốc tế, một vùng lãnh thổ được coi là thuộc về một quốc gia khi quốc gia đó thực hiện quản lý, khai thác hòa bình, liên tục trong thời gian dài. Năm 1956, Trung Quốc chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa và năm 1974 chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục sử dụng vũ lực để đánh chiếm vài bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, bị cộng đồng quốc tế lên án.
Qua những phân tích trên, càng thấy rõ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" của phía Trung Quốc là hoàn toàn sai trái và không có giá trị pháp lý. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng, không chỉ được ghi nhận trong các tài liệu pháp lý lịch sử mà còn được thừa nhận ở một hội nghị quốc tế hết sức quan trọng bàn về vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Hội nghị San Francisco năm 1951 khi đại diện của Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoang-Sa.jpg
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng.
Một điều đáng nói là cùng với việc đưa lên mạng quyết định sai trái về việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", một số cơ quan báo chí và các trang mạng của Trung Quốc còn đăng ý kiến phát biểu của một vài tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi quân sự hóa "Tam Sa", "trên các đảo của Tam Sa chỗ nào đóng quân được thì đóng quân"! Với những lời lẽ đó, phải chăng họ đang muốn triển khai kế hoạch biến các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thành các căn cứ quân sự của Trung Quốc? Gần đây, Trung Quốc ra sức tuyên truyền chủ trương "trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" và "ngoại giao hòa thuận với các nước láng giềng". Nhưng những lời lẽ và việc làm trên thực tế đó của phía Trung Quốc có thể hiện đúng "chủ trương nhất quán" đó của Trung Quốc hay không?
Một số tờ báo của Trung Quốc còn cho biết kế hoạch thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu và Trung Quốc đã chọn thời điểm này để đưa ra công khai nhằm "trả đũa Việt Nam thông qua Luật biển". Với cách tiếp cận đó, phải chăng cái gọi là "thành phố Tam Sa" là một con bài thủ sẵn để tung ra đối phó với các nước láng giềng chứ hoàn toàn không có căn cứ pháp lý lịch sử?
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam và đã được các nhà nước Việt Nam thành lập các đơn vị quản lý hành chính từ lâu. Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố DOC ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, gây bức xúc và phẫn nộ trong nhân dân. Bộ Ngoại giao Việt Nam và UBND TP Đà Nẵng, UBND tỉnh Khánh Hòa và nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp đã có những tuyên bố kiên quyết phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các quyết định phi pháp này.
Là láng giềng gần gũi, tin rằng những người Trung Quốc chính trực thấy được lẽ phải, không để những lời nói và việc làm tổn hại đến tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, cùng nhau vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Trung.
----------------------------------------------
Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm Biển Đông

Bắc Kinh đang liên tiếp đưa ra các hành động vi phạm những cam kết và luật pháp quốc tế, dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ phía Việt Nam và nhận sự chỉ trích của giới học giả quốc tế.

Tình hình Biển Đông đang dậy sóng với những động thái liên tiếp bằng cả biện pháp hành chính, chính trị và quân sự của chính phủ Trung Quốc, thể hiện sự không tuân thủ các cam kết của Bắc Kinh với nước láng giềng Việt Nam, đồng thời cho thấy rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế.
Những động thái liên tiếp

Hành động đầu tiên trong chuỗi các động thái gây bức xúc của Trung Quốc đợt này là tuyên bố thông qua việc lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng, nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nhấn mạnh quyết định của Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý".
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trước đây, Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó quyết định xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam này đã bị hủy bỏ.
ban-do-0.jpg
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Nghiêm trọng hơn, ngày 23/6, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), dưới sự cho phép của chính phủ nước này, đã ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hơn nữa đây lại là vùng hoàn toàn không có tranh chấp từ trước đến nay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ông nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên".
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.
Các lô mà Trung Quốc mời thầu nằm trên khu vực rộng hơn 160.000 km2, chồng lên các lô mà PVN đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Vùng biển Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý (hơn 140 km), cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý (hơn 105 km) và cách đảo Phú Quý 30 hải lý (55 km).
PVN cho biết đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Trung Quốc công khai mời thầu dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp việc bản thân CNOOC và PVN cũng đã có quan hệ với nhiều hợp đồng thăm dò chung. PVN yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên và khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai các hợp đồng khai thác dầu khí với đối tác nước ngoài tại Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, ngày 28/6, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này có các đội tuần tra có tính "sẵn sàng chiến đấu" trên các vùng nước mà họ cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông này cũng cho biết Bắc Kinh có thể sẽ thành lập Bộ tư lệnh quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa. Đây là diễn biến mới nhất trong loạt các hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
mo-bach-ho.jpg
Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.
'Trung Quốc khiêu khích Việt Nam'

Các động thái của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm diễn ra hội thảo An ninh hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington. Phần lớn các học giả và quan chức quốc tế, trong đó có giáo sư nổi tiếng người Australia Carlyle Thayer, khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia cũng cho rằng "Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Nhà nghiên cứu này cũng cho đây là một hành động chính trị hơn là một hành động kinh tế.
Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman chung quan điểm với Giáo sư Thayer khi phát biểu rằng việc Trung Quốc mời thầu là "hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội". Ông đánh giá việc CNOOC mời thầu tại Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Do vậy giới nghiên cứu quốc tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi pháp của Trung Quốc. Financial Times dẫn lời ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán: "Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu). Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".
Tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS cho rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia đấu thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.
Trung Quốc đang đi ngược các cam kết

Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều thỏa thuận cấp cao, trong đó quan trọng là sự kiện tháng 10/2011, khi hai bên ký Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm. Thỏa thuận này nhấn mạnh việc hai bên tôn trọng các nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng là một bên tham gia ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc (DOC) năm 2002. Theo DOC, các bên khẳng định cam kết với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC).
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" và đặc biệt là việc mời thầu dầu khí trên vùng biển của Việt Nam đã đi ngược lại với tất cả các cam kết giữa nước này với Việt Nam cũng như với các nước trong khu vực, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và DOC, đồng thời làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.
Liên quan đến Luật Biển được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hôm 21/6, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình", ông nhấn mạnh.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 29/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, Luật Biển đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, do đó Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền.
 
Bên trên