Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

yêu sao dân tộc Việt Nam
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

hận tụi TQ lòng lang dạ sói, cả ngàn năm nay nó có bao giờ thôi nung nấu ý đồ xâm chiếm VN đâu, nhưng bây giờ mà ta nổ súng trước là bị dính vào bẫy nó rồi, các bạn các anh bình tĩnh, chúng ta sẽ chỉ làm những gì mà tổ quốc cần thôi, EM YÊU VIỆT NAM!!!!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Tất cả vì tổ quốc thân yêu. TẨY CHAY BỌN TÀU KHỰA.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Sẵn sàng khi Tổ quốc gọi. Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Rất hâm mộ Hải quân nhưng sự thật là e không biết bơi (thật 100%). Thôi e xin làm lính trên bộ thôi.
Mọi người dân, không phân biệt tôn giáo, địa vị, dân tộc, già trẻ hãy để dòng máu "con lạc cháu hồng" chảy trong tim mỗi người mà hãy đồng lòng khi Tổ quốc cần. Hãy thể hiện tình yêu đất nước hình chữ S bằng hành động dù là nhỏ nhất.
E thì e căm ghét TQ. Hàng xóm to xác nhưng xử sự tầm thường. Không để TQ ôm mộng bá quyền, bành trướng.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

nếu một ngày hoàng sa nói riêng và đât nươc noí chung cần sử dụng đến mang sống của tôi, tôi xin đc nói răng tôi sẽ chết vì hòang sa và đất nước
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Đây là 1 đoạn trong 1 bài báo mà tôi đọc được. Hãy đọc và cảm nhận nhé !

Trưa 1/6, khi đi công tác và dừng chân tại một quán cơm TP Hải Phòng, tôi thật sự bất ngờ vì một người đàn ông tàn tật cụt một chân đang tìm tòi những thức ăn thừa hỏi: “Các chú từ Hà Nội xuống, có gì mới từ Trường Sa không?”. Cái bụng ọp ẹp của người đàn ông trên 60 tuổi này tạm ngừng réo và đôi mắt vốn chỉ chăm chăm đến ít thức ăn thừa khi nhìn thật sâu chờ câu trả lời của chúng tôi.

Ông nói ông là một nông dân khu Bốn cũ, đi chiến tranh biên giới phía Bắc, không vợ không con và lang thang đến thành phố cảng ăn xin kiếm sống:

“Dù đói cũng phải quan tâm chớ. Đất nước là một mái nhà, mất nó rồi có no đủ cũng chẳng biết ở đâu”.

Bầu máu nóng, trái tim yêu nước của những người dân Việt Nam đang tạm thời quên đi cái lạm phát phi mã, cái giá tiêu dùng tăng cao để có một tiếng nói chung: Chống lại Trung Quốc dã tâm xâm chiếm biển Đông.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

đả đảo tq
tẩy chay bọn tàu hàng tau thôi a e
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Một số hình ảnh đáng nhớ của cuộc xuống đường cho chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, phản đối bọn khựa " Hàng xóm to xác và xấu tính"
249812_231172863563314_100000118055681_1094918_6991307_n.jpg

"Bạn nam áo xanh mua nước, tiếp cho bạn nam áo trắng, khi bạn nam áo trắng đầu trần, đứng bất động dưới nắng hơn một tiếng đồng hồ, giương cao biểu ngữ chống Tàu tham tàn, hướng thẳng về dinh phó thái thú, trưa 5/6/2011.. trích nguồn facebook"
253468_10150209220251926_809861925_7203393_7341769_n.jpg

Cuộc xuống đường đã được đăng tải trên BBC Hoa ngữ, thông điệp bất khuất gửi đến tên hàng xóm xấu tính.
248505_2128598014025_1218207283_2556949_5484717_n.jpg

255763_2128605774219_1218207283_2556968_1040424_n.jpg

248426_128115380601107_125389570873688_216901_7524697_n.jpg

250205_189883901060405_100001163908136_476306_5014487_n.jpg

249249_231027543578542_100000138937301_1073514_8303062_n.jpg

253892_2128591813870_1218207283_2556934_7164637_n.jpg

252792_178409648879040_156293617757310_423215_7726923_n.jpg

250722_178409612212377_156293617757310_423212_1234228_n.jpg

252937_220498481307336_100000415584390_806236_4104901_n.jpg

246680_220498767973974_100000415584390_806241_5478795_n.jpg

Nguồn trích dẫn internet.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

đâu cần....Thanh Niên có
đâu khó....có Thanh niên.


tại TP mang tên Bác

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=BWlYL1Urg94[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=eCL1mJaDc28[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=ltzvVw1np5c[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=VZkk9BS7N3Q[/YOUTB]

ảnh

250313_160973963968495_100001676781742_392677_7345261_n.jpg


251108_160974237301801_100001676781742_392686_7337042_n.jpg


251432_160974060635152_100001676781742_392681_8375857_n.jpg


254544_160974277301797_100001676781742_392687_6596317_n.jpg


tại Thủ Đô

SAM_4153.JPG


1a.JPG



Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Nguồn trích dẫn internet.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

ông bỏ ngay cái chữ ký có mấy thằng Trung Quốc gơi tây đòi chém này đi, hay ông muốn mấy thằng TQ chém hết anh em chim cò chắc......bỏ ngay .....bỏ ngay...tẩy chay TQ
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

sài gòn họ biểu tình dữ quá nhỉ..... dân đổ xuống đường đông quá
úp phát cho hot cái nào
up cái nữa vì dân tộc vn vì biển đảo tổ quốc
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

ông bỏ ngay cái chữ ký có mấy thằng Trung Quốc gơi tây đòi chém này đi, hay ông muốn mấy thằng TQ chém hết anh em chim cò chắc......bỏ ngay .....bỏ ngay...tẩy chay TQ

bạn này nói tôi bỏ chữ ký à.....
chữ ký này hả :
“Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.


....ha...ha.....nếu đúng bảo tớ thì bạn biết câu này của ai kô đã.....:-@....
@ hay bạn nói chữ ký của Đại Bàng......ngoc tuan...
thân ái.....kec...kec
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

bạn này nói tôi bỏ chữ ký à.....
chữ ký này hả :
“Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.


....ha...ha.....nếu đúng bảo tớ thì bạn biết câu này của ai kô đã.....:-@....
@ hay bạn nói chữ ký của Đại Bàng......ngoc tuan...
thân ái.....kec...kec

lạy cụ!!bạn ý bảo bỏ cái hình động của Đại Bàng phần chữ ký ạ!!còn chữ ký của cụ chuẩn rồi!!chỉnh là chém!!
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

hình ảnh hào hùng quá . đẹp quá .
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Việt Nam chưa cần đánh thì đã có.......Trời đánh rồi...ha...ha..

Lụt tấn công miền nam Trung Quốc
Hơn 61.000 người tại hai tỉnh Quý Châu và Hồ Bắc, miền nam Trung Quốc, hôm qua phải đi sơ tán vì một trận lụt lớn.

Trận lũ lụt xảy ra ở huyện Vọng Mô, tỉnh Quý Châu, do hậu quả của các trận mưa lớn từ hôm 3/6 khiến mực nước sông tại đây dâng lên cao hơn 3 m so với giới hạn an toàn. Ít nhất 14 người đã chết và 35 người khác mất tích trong trận lụt này. Khoảng 45.000 người khác buộc phải đi lánh nạn sau khi hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại, AFP đưa tin. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 3.000 người đang mắc kẹt trong các khu vực dòng nước lũ đi qua.

lutquychau1.jpg

Ảnh: Xinhua
Dòng nước lũ chảy qua huyện Vọng Mô, tỉnh Quý Châu hôm 6/6. Ảnh: Xinhua

Không chỉ Vọng Mô, 11 thành phố và huyện thị tại Quý Châu cũng bị ảnh hưởng bởi trận lụt, khiến cuộc sống của 270.000 người dân bị xáo trộn, Xinhua đưa tin.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát đi những hình ảnh nước ngập tràn trong một số thành phố, ô tô và xe máy bị cuốn trôi trong dòng nước bùn đục ngầu. Cùng với người dân ở Quý Châu, khoảng 16.000 người ở thành phố Lâu Để thuộc tỉnh láng giềng Hồ Nam cũng phải đi lánh nạn vì lụt lội sau những cơn mưa xối xả.
Clip lũ lụt ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

Trung Quốc thường xuyên hứng chịu các cơn mưa lớn vào mùa hè hàng năm. Năm ngoái, những cơn mưa không ngớt trên khắp một vùng rộng lớn đã dẫn tới trận lụt lội tồi tệ nhất tại quốc gia này trong vòng một thập kỷ, khiến 4.300 người chết và mất tích, bao gồm 1.500 người thiệt mạng vì trận lở đất nghiêm trọng ở tỉnh Cam Túc.

Trung Quốc hôm qua cho hay những trận mưa lớn vừa qua có thể giúp xoa dịu tình hình hạn hán dọc sông Dương Tử, nhưng đồng thời cảnh báo hơn hai triệu người dân nước này vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch.

Phan Lê
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Việt Nam chưa cần đánh thì đã có.......Trời đánh rồi...ha...ha..

Lụt tấn công miền nam Trung Quốc
Hơn 61.000 người tại hai tỉnh Quý Châu và Hồ Bắc, miền nam Trung Quốc, hôm qua phải đi sơ tán vì một trận lụt lớn.

Trận lũ lụt xảy ra ở huyện Vọng Mô, tỉnh Quý Châu, do hậu quả của các trận mưa lớn từ hôm 3/6 khiến mực nước sông tại đây dâng lên cao hơn 3 m so với giới hạn an toàn. Ít nhất 14 người đã chết và 35 người khác mất tích trong trận lụt này. Khoảng 45.000 người khác buộc phải đi lánh nạn sau khi hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại, AFP đưa tin. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 3.000 người đang mắc kẹt trong các khu vực dòng nước lũ đi qua.

lutquychau1.jpg

Ảnh: Xinhua
Dòng nước lũ chảy qua huyện Vọng Mô, tỉnh Quý Châu hôm 6/6. Ảnh: Xinhua

Không chỉ Vọng Mô, 11 thành phố và huyện thị tại Quý Châu cũng bị ảnh hưởng bởi trận lụt, khiến cuộc sống của 270.000 người dân bị xáo trộn, Xinhua đưa tin.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát đi những hình ảnh nước ngập tràn trong một số thành phố, ô tô và xe máy bị cuốn trôi trong dòng nước bùn đục ngầu. Cùng với người dân ở Quý Châu, khoảng 16.000 người ở thành phố Lâu Để thuộc tỉnh láng giềng Hồ Nam cũng phải đi lánh nạn vì lụt lội sau những cơn mưa xối xả.
Clip lũ lụt ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

Trung Quốc thường xuyên hứng chịu các cơn mưa lớn vào mùa hè hàng năm. Năm ngoái, những cơn mưa không ngớt trên khắp một vùng rộng lớn đã dẫn tới trận lụt lội tồi tệ nhất tại quốc gia này trong vòng một thập kỷ, khiến 4.300 người chết và mất tích, bao gồm 1.500 người thiệt mạng vì trận lở đất nghiêm trọng ở tỉnh Cam Túc.

Trung Quốc hôm qua cho hay những trận mưa lớn vừa qua có thể giúp xoa dịu tình hình hạn hán dọc sông Dương Tử, nhưng đồng thời cảnh báo hơn hai triệu người dân nước này vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch.

Phan Lê
Mưu sâu ===>>> Họa càng sâu
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

viking1r.jpg


Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị, hai tuần sau vụ tàu Bình Minh 02.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Vị trí xảy ra sự việc là ở lô 136.03 mà bà Nga nói là “hoàn toàn nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam”.

Tàu Việt Nam bị phá hoại có tên là Viking 2, là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê.
Cũng chính tàu này, theo một số nguồn tin, đã bị tàu Trung Quốc quấy rối hôm 31/05 khi đang khảo sát trong khu vực gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.

viking2c.jpg

Tàu Viking 2

Sự việc hôm 31/05 không được nhắc tới nhiều vì không có thiệt hại về vật chất.

Tuy nhiên, trong vụ mới nhất, được biết tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2, gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt động.

Sau đó, theo người phát ngôn Việt Nam, hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã tiến vào giải cứu cho tàu này rút lui.
Tàu Viking 2 treo cờ Na Uy, đang thực hiện thu nổ và khảo sát địa chấn cho tập đoàn Idemitsu (Nhật Bản). Idemitsu đã ký hợp đồng khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) tại lô 05-1D.
‘Ngang nhiên và trắng trợn’
Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần tàu Trung Quốc bị cáo buộc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam.
Trước đó, năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ trình Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa mở rộng, thì cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Tuy nhiên vụ năm 2010 không được Việt Nam tuyên truyền rộng lúc đó vì nhiều lý do, mà một trong những lý do là không muốn ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc.

Trong vụ hôm 26/05/2011, tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.
Sự việc xảy ra tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, mà PetroVietnam nói hoàn toàn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

PetroVietnam đã có cuộc họp gấp với báo chí về sự việc mà hãng này gọi là “hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam”.

Vụ tàu Bình Minh 02 đã gây chấn động dư luận, và vụ việc này cũng với một loạt các vụ tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn hay truy đuổi trong thời gian gần đây đã dẫn tới hai cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và Sải Gòn hôm Chủ nhật 05/06.
BBC Vietnamese

Không thể chấp nhận

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng". Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

nguchinh-311.jpg

Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.


Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, đã "khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng", bà Nga nói.
Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp.
"Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực".
"Đây là điều Việt Nam không thể chấp nhận", bà Nga khẳng định.
Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc.
"Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế", bà Nga nói.
Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bà Nga cho biết thêm các cơ quan chức năng và các lực lượng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam diễn ra bình thường.

Phép thử

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.
Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc liên tục quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Trong khi đó đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai và ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Đại diện ngoại giao Việt Nam hôm nay, đồng quan điểm với lãnh đạo quốc phòng trong diễn đàn an ninh nói trên, nói Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.
Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay "đường lưỡi bò" vô lý của họ.
P.L. (VnExpress)
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Cập nhật Tin nóng

Tàu TQ lại tiếp tục phá cable của tàu Việt Nam thuê

Tàu TQ lại tiếp tục phá cable của tàu Việt Nam thuê
viking1r.jpg


Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị, hai tuần sau vụ tàu Bình Minh 02.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Vị trí xảy ra sự việc là ở lô 136.03 mà bà Nga nói là “hoàn toàn nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam”.

Tàu Việt Nam bị phá hoại có tên là Viking 2, là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê.
Cũng chính tàu này, theo một số nguồn tin, đã bị tàu Trung Quốc quấy rối hôm 31/05 khi đang khảo sát trong khu vực gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.


viking2c.jpg

Tàu Viking 2

Sự việc hôm 31/05 không được nhắc tới nhiều vì không có thiệt hại về vật chất.

Tuy nhiên, trong vụ mới nhất, được biết tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2, gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt động.

Sau đó, theo người phát ngôn Việt Nam, hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã tiến vào giải cứu cho tàu này rút lui.
Tàu Viking 2 treo cờ Na Uy, đang thực hiện thu nổ và khảo sát địa chấn cho tập đoàn Idemitsu (Nhật Bản). Idemitsu đã ký hợp đồng khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) tại lô 05-1D.
‘Ngang nhiên và trắng trợn’
Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần tàu Trung Quốc bị cáo buộc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam.
Trước đó, năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ trình Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa mở rộng, thì cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Tuy nhiên vụ năm 2010 không được Việt Nam tuyên truyền rộng lúc đó vì nhiều lý do, mà một trong những lý do là không muốn ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc.

Trong vụ hôm 26/05/2011, tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.
Sự việc xảy ra tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, mà PetroVietnam nói hoàn toàn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

PetroVietnam đã có cuộc họp gấp với báo chí về sự việc mà hãng này gọi là “hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam”.

Vụ tàu Bình Minh 02 đã gây chấn động dư luận, và vụ việc này cũng với một loạt các vụ tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn hay truy đuổi trong thời gian gần đây đã dẫn tới hai cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và Sải Gòn hôm Chủ nhật 05/06.
Nguồn BBC

Trung Quốc lại xâm nhập hải phận Việt Nam và cắt dây cáp của tàu thăm dò dầu khí



Tú Anh - RFI - Thứ năm 09 Tháng Sáu 2011

Trung Quốc lại có hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông. Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần lễ, tàu thăm dò địa chấn của tập đoàn dầu khí Việt Nam bị tàu Trung Quốc phá hoại. Lần xâm hại này có vẻ nghiêm trọng hơn vì có sự tham dự của tàu ngư chính Trung Quốc. Sự cố xảy ra vài giờ sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và bốn ngày sau các cuộc biểu tình lên án Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải.

Theo tin của hãng Bloomberg cũng như báo chí trên mạng, vào 6 giờ sáng hôm nay, 09/06/2011, tàu thăm dò địa chấn Viking II do tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê đang hoạt động trong vùng thềm lục địa Việt Nam thì bị một tàu cá Trung Quốc mang số 6226 sử dụng « bộ phận cắt cáp chuyên dụng » để « cắt phần dây kéo giữ thiết bị » và « gây rối 4 đường cáp thu ».

Tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 cùng một số tàu khác cũng của Trung Quốc. Bộ phận cắt cáp của tàu Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của tàu Viking II buộc các tàu ngư chính Trung Quốc phải lao vào giải cứu.

Hà Nội cho biết vụ việc này xảy ra tại tọa độ 6°47,5’ bắc và 109°17,5’ kinh đông, trong khu vực thềm lục địa Việt Nam.

Chính phủ Việt nam đã phản ứng nhanh chóng lên án Trung Quốc « có chủ ý, tính toán và chuẩn bị » để áp đặt « đường lưỡi bò ».

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga lên án « hành động có tính hệ thống của Trung Quốc nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành tranh chấp, biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực ».

Đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh là « Việt Nam không thể chấp nhận » hành động này và lên án « Trung Quốc làm tình hình Biển Đông căng thẳng thêm ».

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam thì bộ Ngoại giao đã gặp đại diện của sứ quán Trung quốc tại Hà Nội để phản đối và yêu cầu « chấm dứt ngay và không để tái diễn » hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Cách nay hai tuần, ngày 26/052011, tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công, cắt dây cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02. Vụ này đã gây ra một làn sóng phản đối trong công luận ở trong và ngoài nước.

Nhiều ngàn người phần đông là giới trẻ đã tham gia biểu tình trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội, Sài Gòn cũng như trước tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles, Hoa Kỳ.

Cái bọn tàu khựa bẩn này.Nó khiêu kích quá.Nếu đánh nhau,sẵn sàng lên đường gạt bỏ đam mê nuôi chim.Bắn chết bọn tàu khựa.

"Vì Tổ Quốc Quên Thân....."
 
Ðề: Góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước

Hận Vong Nô
Hỡi Bắc phương.
Hãy nghe đây lời tâm huyết.
Dân Nam tôi,thề cương quyết chung lòng.
Xả tấm thân để gìn giữ non sông.
Niềm ái quốc vẫn trong lòng dân tộc Việt.

Lời nhắn đến bọn cuồng điên Hán phiệt.
Hơn bốn nghìn năm.
Giòng Bách Việt vẫn còn đây.
Dân Nam thề quyết tử.
Dẫu phanh thây.
Oán hận trả cho chuỗi ngày đô hộ.

Dãi đất biên cương dọc biên thùy.
Vịnh Bắc bộ.
Hoàng-Trường sa.
Là đất tổ của Việt Nam.

Lũ cuồng ngông.
Hãy từ bỏ lòng tham.
Chớ sách nhiễu.
Đừng làm thêm thù hận.

Người dân Việt trọng hiền hòa.
Nhưng chớ trách khi dân tôi nổi giận.
Trong từng người máu hận vẫn chưa tan.

Vó ngựa hồng.

Dấu bách thắng.
Chí hiên ngang.
Thì dẫu chết chứ không hàng quân xâm lấn.

Bọn Tàu ô.
Bắc Kinh.
Hãy ngưng ngay trò gây hấn.

(Thơ Nguyên Thạch )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên