Xem ra SC tui còn mắc nợ nhiều ae quá. Nhiều ae muốn mình chia sẻ về dinh dưỡng và nhiều thứ khác liên quan đến yến hót nhưng chưa có cơ hội nói hết. Qua topic này xin chia sẻ một ít hiểu biết của mình về dinh dưỡng để ae tham khảo thêm. Ở đây tôi chia sẻ đó là hệ thống quan điểm của cá nhân tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau kể cả nước ngoài lẫn nước trong. Ở nước ngoài nuôi con gì cũng vậy họ rất quan trọng chuyện dinh dưỡng nên đa phần ta thấy con gì của họ cũng to kể cả con chim. Nói là to nhưng chưa chắc đã khỏe còn nhỏ chưa chắc đã yếu nhưng thực tế là làm cho nó to thì rất khó còn làm cho nó nhỏ thì rất dễ. Những gì mình chia sẻ sau đây sẽ giúp ae có cái nhìn bao quát hơn về dinh dưỡng để từ đó áp dụng cho chim ở nhà. Chưa chắc ai cũng nuôi giống ai nhưng về cơ bản là chúng ta có cái nền để tham khảo.
GIẤM
Quan niệm đầu tiên của mình là về giấm ăn. Ae thông cảm vì trong đầu mình đang nghĩ tới cái này nên sẽ nói cái này vì gần đây mình đã chia sẻ vấn đề chữa bệnh chân chim cho yến hót có nói tới giấm. Sẽ có nhiều người chẳng quan tâm và cảm thấy quá xa lạ vì nuôi yến hót cầu kỳ quá với lại thực sự nó có cần thiết ko mà mất công vậy. Chắc chắn nó ko phải thần dược, có nó cũng đc và ko có cũng chẳng sao nhưng tại thời điểm này nó có liên quan đến nhiều thứ mình đã từng chia sẻ nên nói luôn cho tiện. Vậy giấm ăn thực sự có quan trong với yến hót hay ko. Theo như những gì mình đã từng làm thì phải nói là nó có tác dụng tốt về nhiều mặt. Trước mắt là về thành phần nó vì giấm có nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất như Vitamin E, C, B1, B6, beta-carotene…., khoáng chất như kali, phốt pho……những dưỡng chất này rất “thô” vì chưa hề qua tinh chế, chưa hề đc lọc thậm chí chưa hề đc khử trùng vì đó là sản phẩm lên men rất tự nhiên từ giấm cái mẹ.
Tác dụng thứ hai của giấm là nó có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc và quan trọng là ta có thể trộn giấm vào thức ăn cho chim cũng chẳng ảnh hưởng gì. Tác dụng phòng ngừa còn kể đến như bạn có thể dùng giấm rửa các loại hạt như kê láng, cải….. Các loại hạt nhiều khi có lẫn nhiều loại vi khuẩn như mạt, ve do để lâu ngày ko phơi nắng thường xuyên và nếu ẩm thì sinh nấm mốc khi đó ta rửa bằng giấm thì sẽ triệt tiêu hết mấy thứ này. Chưa kể ai siêng nữa thì có thể dùng giấm để rửa rau cho chim hàng ngày để loại bỏ thuốc trừ sâu và các thứ khác. Ta rửa giấm xong để khỏang vài phút sau đó rửa lại nước sạch và cho ăn.
Đó là tác dụng phòng ngừa còn bây giờ là tác dụng chữa bệnh. Giấm có tác dụng bảo vệ và loại trừ những triệu chứng của các loại bệnh bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng cho chim. Các loại bệnh mà dùng giấm chữa tốt là các bệnh về chân như viêm các khớp chân, gout….. Nếu chim bị gout ngoài thừa đạm thì sẽ thừa can-xi và khi đó giấm giúp hòa tan bớt lượng canxi này và hòa tan luôn thành phần đạm và chất béo thừa. Giấm một khi vào dạ dày thì giúp cân bằng lượng kiềm, nồng độ pH và giúp chuyển hóa oxy trong máu và giúp chim dễ tiêu hóa hơn. Một đặc điểm nữa là nó giúp bài trừ các độc tố trong cơ thể chim giúp tăng cường miễn dịch và đc xem như một loại kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả. Giấm cũng giúp chống viêm nhiễm đường hô hấp và làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt. Khi cho chim tắm ta cũng có thể nhỏ vài giọt giấm vào để triệt tiêu các loại nội ngoại ký sinh trùng và cuối cùng với các vết thương ngoài thì có thể bôi giấm trực tiếp để làm giảm đau, sát trùng và giúp vết thương mau lành. Những điều này rất liên quan đến các vấn đề chữa bệnh mà mình đã chia sẻ nên có thể nói chim bệnh mà dùng thêm giấm thì càng mau khỏi bệnh.
Dùng giấm như thế nào cho hiệu quả. Ai siêng thì hàng ngày cho vài giọt vào nước cho chim uống với liều là 2cc/lít nước. Nếu chim đang bị bệnh hoặc thừa chất thì cho 5cc/lít. Chim tắm thì nhỏ vài giọt vào nước. Lưu ý là ko nên tham lam vì mình đã từng cho quá nhiều giấm vào thì đã xảy ra hiện tượng rụng lông và mùi giấm nồng nặc thì chim nó ko uống nước đâu nó sẵn sang chết khát chứ nhất quyết ko uống. Và điểm quan trọng nữa là nên dùng giấm thô chưa qua tiệt trùng và lên men tự nhiên. Mua giấm trong siêu thị cũng đc nhưng mà dùng ko hiệu quả bằng giấm thô. Mình đã thử rồi. Quan niệm thứ hai
VITAMIN A
Tất cả các vitamin đều quan trọng với yến hót nhưng nếu ít hoặc thiếu Vitamin A thì yến hót sẽ nhanh bị bệnh hơn. Ở phần chữa bệnh mình đã chia sẻ các bệnh về hô hấp, tiêu hóa….đây là những bệnh mà nếu thiếu Vitamin A thì sức khỏe chim sẽ suy giảm nhanh chóng. Triệu chứng thiếu Vitamin A dễ làm ta lầm tưởng và chẩn đoán sai chẳng hạn chim bị hô hấp thì trước tiên sẽ nghĩ tới bị mạt tấn công, tiêu hòa thì là do thức ăn bẩn hay nhiễm E.Coli nhưng nếu ta đảm bảo chim nhà ko bị thiếu Vitamin A thì chữa theo như mình đã chia sẻ còn nếu thấy những triệu chứng như thế mà ko khỏi bệnh thì ta buộc phải bổ sung Vitamin A gấp. Phải nói là phân biệt các triệu chứng bệnh rất khó và mất thời gian đòi hỏi quan sát nhiều. Một kinh nghiệm để phát hiện nhanh chim có bị thiếu Vit A hay ko là ta bắt chim ra, mở miệng chim và quan sát bên trong. Nếu thấy có những đốm trắng li ti thì đích thị là thiếu A. Những đốm trắng này nếu để lâu sẽ hình thành một ổ áp xe, từ từ cuống họng sẽ viêm, sưng to đồng thời ngăn chặn đường thở của chim. Chính vì thế chim thở khò khè, mất giọng và dần ngưng thở cho đến chết. Cái này thì hoàn toàn ko phải do mạt hay ve gì tấn công cả. Mẹo thứ 2 để phát hiện thiếu Vit A là ta thấy mỏ hay chân chim phát triển ko bình thường. Móng chân dài nhanh, mỏ thì dày đóng lớp lan ra bên ngoài giống như kiểu bị thừa khiến chim nhằn hạt rất khó.
Các triệu chứng khác của thiếu A cũng là ho, chảy nước mắt, nước dãi, tiêu chảy và kém ăn. Chính điều này cũng dễ khiến nhầm lẫn với các bệnh đã nêu. Thiếu Vit A thì chim ko chết ngay nhưng chính những triệu chứng trên sẽ khiến chim chết nhanh chóng do lúc này vi khuẩn cơ hôi sẽ dễ tấn công chim rất nhanh. Chính lúc này ta buộc phải dùng tới các loại kháng sinh để diệt vi khuẩn. Có thể dùng Ambi pha ngay vào nước hoặc ra mấy tiệm thú y mua kháng sinh cho gia cầm cũng đc.
Tới giờ mình cũng chưa hiểu tại sao việc thiếu Vitamin A lại nguy hiểm đến thế đối với yến hót. Thực ra thiếu Vitamin nào thì cũng ko tốt nhưng nếu thiếu A thì rất nguy hiểm. Cũng may là nó rất dễ ngăn ngừa vì chúng ta sẽ bổ sung Vitamin A thông qua các loại thực phẩm hàng ngày cho chim như bông súp lơ, cà rốt bào, lòng đỏ trứng…..Những thực phẩm mà hàm lượng Vitamin A rất thấp chính là những loại như táo, nho, xà lách…..
Quan niệm dinh dưỡng cũ và mới
Từ xưa giờ dinh dưỡng cho yến hót ở VN theo như bản thân mình thấy vẫn là rất thô sơ. Có thể nói với chế độ dinh dưỡng này thì chim vẫn sống, vẫn đẻ và vẫn hót bình thường nhưng chắc chắn một điều là về lâu dài chất lượng con giống sẽ bình bình và có chiều hướng đi xuống. Nói xa hơn tí là VN vẫn còn phải nhập khẩu yến hót dài dài. Tính đến chuyện đó hãy còn xa vì trước mắt quan niệm về dinh dưỡng của chúng ta có thể nói là vẫn dậm chân tại chỗ. Đây là chuyên mục mình chỉ nói để nâng cao chất lượng dinh dưỡng mà thôi còn nếu ae nào thấy chế độ của mình đã là tốt với điều kiện hiện tại thì ko cần thiết phải áp dụng cho mất công.
Trước mắt mình xin tóm lại các thành phần dinh dưỡng cho yến hót mà đa số mình thấy mọi người hay nuôi. Đó là các loại hạt
- Kê đỏ
- Hạt cải
- Hạt mè vàng, đen, trắng (ngoài bắc gọi là vừng)
- ……
Ở miền Nam sau này còn có thêm các loại hạt nhập khẩu như hạt láng (canary seed), hạt Niger v.v….
Các loại rau thì hay gặp nhất là
- Xà lách
- Cà rốt
- Dưa leo
- Mướp khía
- Trái cây thì có táo, lê, dưa hấu…..
- ………
Các loại khóang trộn lẫn thì thông thường là
- Mai mực
- Cát
- Than
- …….
Biscotte thì thường là có thành phần của
- Bánh mì khô
- Gạo rang
- Cám
- …..
Và cuối cùng ko thể thiếu đó là các loại trứng như trứng gà, trứng cút luộc lên cho ăn trực tiếp. Tất nhiên đây chỉ là những cái dễ bắt gặp nhất, có nhiều người sẽ có thêm vài thành phần khác nữa nhưng cơ bản là như những gì mình đã nêu
Đây là những thành phần có thể nói là đủ và chưa đủ. Người mới chơi chưa hiểu gì về yến hót nhìn vào sẽ thấy rất nhiêu khê. Hàng ngày phải cung cấp chừng đó thứ đối với nhiều người là ko đơn giản. Nhiều khi ban đầu hào hứng thì cho đầy đủ nhưng về sau bao nhiêu việc chi phối thì chất lượng dinh dưỡng ngày càng giảm. Một điểm nữa là dinh dưỡng này phần lớn đc áp dụng cho tất cả các thời kỳ sinh trưởng của chim tức là từ chim non đến sinh sản, trưởng thành. Sau này VN có thêm nhiều chế phẩm công nghiệp dành cho các loại chim nhưng ko phải ai cũng có khả năng mua vì giá thành khá cao ngoài ra còn là một ít tính bảo thủ vì chim nuôi xưa giờ vậy ko cần thiết phải thêm đồ Tây đồ Tàu làm gì. Mình thì đồng ý với quan điểm ko thích dùng chế phẩm công nghiệp ngoại trừ các loại thuốc đánh màu nhưng bên cạnh đó phải hiểu nếu ko cho ăn đồ công nghiệp thì muốn chim phát triển hơn thì buộc phải cung cấp dinh dưỡng tương đương như cho ăn các loại đồ ăn công nghiệp. Các loại đồ công nghiệp nhìn thì có vẻ chất lượng và rất tiện nhưng ko phải loại nào xài cũng đc. Ví dụ như một bịch trộn lẫn các loại hạt đóng gói sẵn. Nhìn thì rất đa dạng, có cả mấy hạt xanh đỏ gọi là Vitamin nhưng chim nó ko ăn chưa kể hạt thì ko tươi và đa phần đã mất chất do tác động của dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó vẫn có những chế phẩm xài đc như Gold, Red Patee, Exact Kaytee……Những chế phẩm này ở nước ngoài đa phần phục vụ cho những người nuôi amateur có ít thời gian và họ luôn đề cao sự an toàn và tiện lợi. Chính vì thế nên ngành công nghiệp này phải nói là rất tiềm năng vì lượng người nuôi canary là rất nhiều. Ở VN người nuôi yến hót ko nhiều và đa phần là nuôi theo kiểu truyền thống.
Quan niệm về dinh dưỡng cũng bắt đầu có sự đổi mới hơn kể từ khi có thêm nhiều loại chế phẩm công nghiệp. Nhiều người cũng thấy nếu chỉ cho ăn đơn giản các loại hạt và rau thì chim ko phát triển tốt bằng cho ăn đa dạng. Nuôi con gì cũng thế nếu muốn đạt chất lượng tốt thì ko thể ko đầu tư và phải đầu tư rất nhiều thứ từ công sức, tiền bạc và nhất là thời gian. Đầu tư nhiều chưa chắc đã tốt vì nhiều khi đầu tư sai mục đích nhưng nếu ko đầu tư thì chắc chắn sẽ chẳng có gì. Muốn con chim Việt ngang hàng với nước ngoài mà ko đầu tư e là hơi khó.
Cuối cùng mình xin nhắc lại là đây là những chia sẻ mang tính nâng cao để làm phong phú hơn quan niệm về dinh dưỡng. Ai thấy cái nào phù hợp với mình thì áp dụng còn cảm thấy như thế đã tốt thì ko cần phải làm theo. Chỉ nêu hình ảnh đơn giản nhất thôi mà ai cũng thấy đó chính là sự khác biệt giữa chim nội và chim ngoại nó lớn như thế nào. Ko chỉ vì ngoại hình nó to hơn mà còn nhiều thứ khác như hót hay hơn, màu sắc đẹp hơn v.v..... Đây là quá trình dài mà nếu người nuôi có quan điểm thoáng hơn thì phong trào nuôi yến sẽ phát triển tốt. So sánh chim nội chim ngoại nhìn rất khác (chỉ nhìn bề ngoài) nhưng để có sự khác biệt đó thì phải trải qua nhiều khâu mà khâu dinh dưỡng là một trong những khâu cực kỳ quan trọng.
Quan niệm về cân bằng dinh dưỡng
Với những thành phần và công thức ở trên thì nuôi yến cũng tạm đc rồi vậy thì đầu tư thêm những gì để nó tốt hơn đây. Chúng ta thấy thành phần trên chưa thể gọi là cân bằng đc. Sẽ có người ko đồng tình quan điểm này vì cho rằng đã có đầy đủ đạm, xơ, béo và các thứ khác nữa nhưng thực tế ko phải vậy. Điểm mấu chốt ta quan tâm là ở nước ngoài mặc dù biết nuôi yến hót dễ dẫn đến chim bị gout và nhiều bệnh thừa chất khác nhưng quan sát thì thấy dinh dưỡng của họ luôn rất đa dạng và có rất nhiều chất đạm. Đạm từ trứng, từ biscotti, từ ngũ cốc, egg food, soft food v.v….. Tại sao họ biết điều này mà vẫn cho chim ăn quá nhiều như thế ? Câu trả lời là thành phần dinh dưỡng của họ luôn rất cân bằng. Thành phần của ta nhìn thì tưởng cân bằng nhưng thực sự chưa cân bằng. Điểm chưa cân bằng đầu tiên là ở các loại hạt. Nếu cho ăn biscotte và trứng hàng ngày mà chỉ cho ăn hạt thô thì dễ mất cân bằng. Khi đó khái niệm hạt nảy mầm sẽ giải quyết đc chuyện này.
Hạt nảy mầm
Thế nào là hạt nảy mầm? Mình chẳng cần giải thích kỹ chỉ đơn giản là ta ngâm các loại hạt trên cho nó nảy mầm rồi đem cho chim ăn là xong. Mỗi hạt có thời gian này mầm khác nhau khi đó ta tự cân đối thời gian sao cho mỗi khẩu phần ăn của chim luôn có đủ các loại nảy mầm cùng lúc thì tốt. Hạt kê nảy mầm nhanh nhất, kế đến là đậu xanh, niger và láng thì lâu hơn. Các loại hạt khác mình chưa thử vì ko có nhiều thời gian nhưng quan trọng là làm sao cho nó nảy mầm ko quá dài, tức là chiều dài tối đa là 5mm mà thôi. Khi quá dài một mặt hạt sẽ bị sượng mặt khác chất dinh dưỡng đã giảm đi rất nhiều. Trong vòng 5mm này thôi là các loại hạt phát huy tối đa dưỡng chất mà nó mang lại. Đây là điểm quan trọng đầu tiên , thứ hai là hạt chọn nảy mầm phải là hạt tươi, các loại hạt kém chất lượng, quá cũ hoặc mốc meo ko nên cho nảy mầm. Thứ ba là trong quá trình ngâm cho hạt nảy mầm phải thường xuyên rửa hạt. Nếu ko rửa thì hạt dễ ẩm mốc và cực kỳ hại cho tiêu hóa của chim. Để tránh mất thời gian rửa thì mình đã chia sẻ rửa bằng giấm vì có giấm vi khuẩn sẽ ko phát sinh trong quá trình hạt nảy mầm. Đây là con dao 2 lưỡi, nếu làm tốt và đúng quy trình thì chất lượng chim nhìn rất khác. Chim rất thích ăn hạt và nhất là hạt nảy mầm còn nếu chim ăn phải hạt mốc thì chủ nuôi tự chịu trách nhiệm. Phần sau sẻ chia sẻ cách ngâm và rửa hạt ntn cho hiệu quả nhất.
Hạt sau khi nảy mầm nó như thế này. Cái này vừa có kê, cải, đậu xanh
Hạt Niger sau khi nảy mầm