
Có những câu nói đã trở thành đặc sản của mảnh đất Sài Gòn này mà chẳng có nơi nào có thể có được, bởi nó gói ghém cái hồn của Sài Gòn ở trong đó.
Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có phong tục và cả lối sống khác nhau. Nếu người Hà Nội tế nhị nho nhã, người Huế trầm lặng kín đáo thì người Sài Gòn lại giản dị, gần gũi. Họ chằng câu nệ tiểu tiết, vì thế cách nói chuyện đa phần thân tình và trở thành nét đặc sản rất riêng. Chính vì thế, nhiều người thổ lộ rằng ở Sài Gòn càng lâu, người ta lại cảm mến và yêu thêm những câu nói dân dã mang đậm cái hồn xứ sở phồn hoa trong đấy.
- “Ủa! Zậy á hả?”
Lâu dần thành quen, cái giọng điệu cùng với nét mặt thể hiện sắc thái nghi ngờ của người Sài Gòn chẳng lẫn vào đâu được.
- “Lại biểu coi”

Ảnh Intetnet
Nếu để ý sẽ thấy những đứa nhỏ bán vé số, bán hàng rong thường được gọi như vậy. “Biểu” hay có nghĩa là “bảo”, “nói”… Mặc dù câu nói này có vẻ bình thường song lại mang tính sát thương khá cao vì người nghe sẽ cảm thấy mình ở vai dưới. Một số người lại không thích điều này cho lắm.
- “Đá chống em ơi”

Ảnh Intetnet
Giữa thành phố phồn hoa xô bồ này, câu nhắc nhở đáng quý ấy có lẽ là niềm vui và cả sự an ủi cho những con người “nơi đất khách quê người” này.
- “Thây kệ”

Ảnh Intetnet
“Thây” là tiếng lóng của người Nam Bộ, nghĩa là “thôi”. Khi người Sài Gòn nói câu này nghĩa là họ không quan tâm đến những gì bạn đang nói nên tặc lưỡi cho qua.
- “Dễ thương ghê”

Ảnh Internet
Người Hà Nội thường dùng “đáng yêu”, người Trung thì đa phần dùng “đẹp gái” còn người Sài Gòn lại hay nói “dễ thương ghê” để khen một cái gì đó. Nếu có người Sài Gòn khen bạn dễ thương, đừng ngại ngần cảm ơn vì tính họ vốn thẳng thắn, khen thiệt tình chẳng nghĩ ngợi sâu xa gì đâu.
- “Dữ hôn”

Ảnh Intetnet
Thay vì khen “giỏi quá”, “hay vậy” thì họ lại nói “dữ hôn” để biểu đạt ý bạn làm một điều gì đó lớn lao ngoài sức tưởng tượng của mình.
- “Ơn nghĩa gì mợi”

Ảnh Intetnet
Nhiều người phải lòng Sài Gòn về cái ăn, cái mặc rồi sau đó phải lòng tình người, phải lòng những câu nói thẳng thắn nhưng lại đậm nghĩa tình nơi đây.
- “Đã quá ầy”

Ảnh Intetnet
Người Sài Gòn không nói “đã quá” mà sẽ thêm từ “ầy” ngay sau đó. Khi họ cảm thấy thích thú với món đồ nào đó, chắc chắn họ sẽ thốt lên “Đã quá ầy” ngọt lịm dễ thương.
- “Muốn cho nhiêu cho”

Ảnh Intetnet
Hơn nữa thời buổi Uber, Grab khiến ít ai còn mặn mà với nghề xe ôm truyền thống này. Ở Sài Gòn lâu, đi đoạn đường ngắn đa phần bác xe ôm sẽ nói với bạn rằng “Cho nhiêu thì cho”.
- “Xạo ke”

Ảnh Intetnet
Câu nói nửa đùa nửa thật này có thể họ chê bạn nói xạo hoặc cũng có thể tin bạn. Người Sài Gòn đáng yêu lắm, nên đừng nói xạo với họ nghen.
- “Sướng quá bây”

Ảnh Internet
Nếu họ đang thích thú với những gì bạn nói, chắc chắn sẽ thốt lên “Sướng quá bây” kèm theo một chút ghen tỵ. Nhưng bạn đừng lo, đấy chính là biểu hiện họ cũng vui, cũng mừng thay cho những gì bạn đạt được đấy thôi.
Và còn rất nhiều câu nói “đặc sản” của người Sài Gòn, chẳng hạn họ sẽ không nói “ra vào” mà nói “ra vô”, không nói “tiêu”, “dùng” mà nói “xài”, họ cũng không gọi “thanh toán” mà thay vào đó là “tính tiền”…
Người Sài Gòn là vậy, sống ở thành phố hoa lệ nhưng lại rất “tình người”.