Việc có 1 chiếc lồng đẹp không bị mối mọt, mốc, lên màu đẹp là mong ước của mỗi anh em khi chơi chim, và mỗi người 1 cách xử lý lồng chim khác nhau khi vừa mới mua lồng về, tiện đây mình xin đưa ra 1 cách làm của cá nhân mình để anh em tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích được mọi người
Mình thường chơi lồng mi tre già, nhưng mình nghĩ các lồng tre, trúc khác cũng có thể áp dụng được
1. Đánh giấy ráp (sử dụng loại ráp mịn) để cho lồng được mịn màng, sau đó dùng khoan và 1 chiếc nan lồng để chốt đáy lồng cố định, nắp đặt cầu
2. Xử lý tránh mối mọt, mốc
Mình thường chọn thời điểm mua lồng là mùa khô, tầm tháng 10 âm lịch, thời tiết không có mưa phùn làm lồng dễ bị mốc, khi mua về để tránh lồng bi mối, mốc nên ngâm lồng trong nước vôi khoảng 3 đến 4 ngày, (vôi bây giờ khó kiếm toàn phải xin bà ngoại của vợ hay ăn trầu), ngâm xong vớt ra phơi chỗ thoáng mát có gió (tránh ánh nắng gắt chiếu vào làm cong vênh lồng)
3. Sau khi phơi lồng thật khô kiệt nước (phơi tầm 1 tháng mùa khô) lúc này đến công đoạn làm màu cho lồng. mỗi người 1 cách để làm màu cho lồng như quét dầu, đánh xi, sơn PU...., còn mình thì sử dụng khói đế làm màu, thứ nhất giúp lồng lên màu đều toàn bộ lồng, thứ 2 mùi khói giúp cho lồng tránh được việc bị mối mọt đục lồng
việc xông khói đối với anh em ở thành phố cũng khó khăn, nhưng mình thường sử dụng cách sau:
Chuẩn bị 1 tập giấy báo, sách vở cũ, hoặc ra mua lại của mấy bà đồng nát khoảng 20k thì có mà dụng mệt nghỉ, lưu ý không lấy các loại báo có pha nhiều nylon => tạo ra khói muội ko đẹp cho lồng
1 chiếc thùng tôn, hoặc thùng chuyên dùng hóa vàng,mình thường dùng luôn chiếc thùng hóa vàng mã của gia đình
Khi đó ta treo ngược chiếc lồng đã được phơi khô lên phía trên của chiếc thùng cách miệng thùng khoảng 30->40cm,
bắt đầu đốt sách báo cũ cho bén lửa, lập tức dùng 1 ca nước đổ dần vào đống sách báo đang cháy cho đống sách báo tắt hết lửa chỉ ra khói, khói trên khi bay lên sẽ bám vào nan, vanh, tang lồng đã treo ở trên, công việc này hơi khó chịu 1 tí vì khói bay làm cay mắt, và anh em phải chú ý luôn để mắt trong suốt thời gian hun khói, thỉnh thoảng lại cho 1 ít nước lã để sách báo ướt ko cháy lên được, chỉ tạo khói chứ ko cháy lồng như chơi, công việc này kéo dài khoảng 30 phút cho đến 1h đồng hồ, tùy thuộc vào bạn muốn chiếc lồng màu đậm hay nhạt
Mình thường làm khoảng 45 phút là lồng đã xuống màu khá đẹp và đều,
Sau khi hun khói xong các anh em để cho nguội và vào dầu, mình thường dùng dầu thủy lực để quét lồng, quét làm 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 ngày, Sau khi xong, treo chỗ thoáng mát khoảng 15 ngày để cho lồng khô dầu và bay bớt mùi khói, dầu mỡ là có thể bỏ xuống nhốt chim được rồi,
Khi hoàn thành các bạn sẽ có 1 chiếc lồng vừa chắc chắn, ko sợ mối mọt, mốc và màu khá đẹp như lồng đã qua sử dụng vài năm
Trên đây là 1 cách xử lý và tạo màu cho lồng mi tre già, hy vọng sẽ giúp ích cho 1 số anh em mới chơi
Trân trọng
Mình thường chơi lồng mi tre già, nhưng mình nghĩ các lồng tre, trúc khác cũng có thể áp dụng được
1. Đánh giấy ráp (sử dụng loại ráp mịn) để cho lồng được mịn màng, sau đó dùng khoan và 1 chiếc nan lồng để chốt đáy lồng cố định, nắp đặt cầu
2. Xử lý tránh mối mọt, mốc
Mình thường chọn thời điểm mua lồng là mùa khô, tầm tháng 10 âm lịch, thời tiết không có mưa phùn làm lồng dễ bị mốc, khi mua về để tránh lồng bi mối, mốc nên ngâm lồng trong nước vôi khoảng 3 đến 4 ngày, (vôi bây giờ khó kiếm toàn phải xin bà ngoại của vợ hay ăn trầu), ngâm xong vớt ra phơi chỗ thoáng mát có gió (tránh ánh nắng gắt chiếu vào làm cong vênh lồng)
3. Sau khi phơi lồng thật khô kiệt nước (phơi tầm 1 tháng mùa khô) lúc này đến công đoạn làm màu cho lồng. mỗi người 1 cách để làm màu cho lồng như quét dầu, đánh xi, sơn PU...., còn mình thì sử dụng khói đế làm màu, thứ nhất giúp lồng lên màu đều toàn bộ lồng, thứ 2 mùi khói giúp cho lồng tránh được việc bị mối mọt đục lồng
việc xông khói đối với anh em ở thành phố cũng khó khăn, nhưng mình thường sử dụng cách sau:
Chuẩn bị 1 tập giấy báo, sách vở cũ, hoặc ra mua lại của mấy bà đồng nát khoảng 20k thì có mà dụng mệt nghỉ, lưu ý không lấy các loại báo có pha nhiều nylon => tạo ra khói muội ko đẹp cho lồng
1 chiếc thùng tôn, hoặc thùng chuyên dùng hóa vàng,mình thường dùng luôn chiếc thùng hóa vàng mã của gia đình
Khi đó ta treo ngược chiếc lồng đã được phơi khô lên phía trên của chiếc thùng cách miệng thùng khoảng 30->40cm,
bắt đầu đốt sách báo cũ cho bén lửa, lập tức dùng 1 ca nước đổ dần vào đống sách báo đang cháy cho đống sách báo tắt hết lửa chỉ ra khói, khói trên khi bay lên sẽ bám vào nan, vanh, tang lồng đã treo ở trên, công việc này hơi khó chịu 1 tí vì khói bay làm cay mắt, và anh em phải chú ý luôn để mắt trong suốt thời gian hun khói, thỉnh thoảng lại cho 1 ít nước lã để sách báo ướt ko cháy lên được, chỉ tạo khói chứ ko cháy lồng như chơi, công việc này kéo dài khoảng 30 phút cho đến 1h đồng hồ, tùy thuộc vào bạn muốn chiếc lồng màu đậm hay nhạt
Mình thường làm khoảng 45 phút là lồng đã xuống màu khá đẹp và đều,
Sau khi hun khói xong các anh em để cho nguội và vào dầu, mình thường dùng dầu thủy lực để quét lồng, quét làm 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 ngày, Sau khi xong, treo chỗ thoáng mát khoảng 15 ngày để cho lồng khô dầu và bay bớt mùi khói, dầu mỡ là có thể bỏ xuống nhốt chim được rồi,
Khi hoàn thành các bạn sẽ có 1 chiếc lồng vừa chắc chắn, ko sợ mối mọt, mốc và màu khá đẹp như lồng đã qua sử dụng vài năm
Trên đây là 1 cách xử lý và tạo màu cho lồng mi tre già, hy vọng sẽ giúp ích cho 1 số anh em mới chơi
Trân trọng
Relate Threads